MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 4 NĂM 2020

Đăng ngày: 02-07-2020 File đính kèm
Số 712 * Tháng 4 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Ảnh hưởng của tham số bão tới nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc bộ

phạm Trí Thức1*, Nguyễn bá Thủy2, Đỗ Đình Chiến3, Đinh Văn Mạnh4, phạm Khánh Ngọc2, Nguyễn Văn Mơ4

1Học viện Hải quân, Quân chủng Hải quân

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

3Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

4Viện cơ học, viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng trường gió, khí áp và tốc độ di chuyển của bão tới nước dâng do bão ở ven biển Bắc Bộ được phân tích theo kết quả mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp SuWAT (Surge Wave and Tide) đối với nước dâng trong bão Kalmaegi-14 đổ bộ vào Quảng Ninh tháng 9/2014. Bão Kalmaegi-14 đổ bộ vào ven biển Quảng Ninh tối ngày 15 tháng 9 năm 2014 đã gây hiện tượng nước dâng sau khi bão đổ bộ. Ảnh hưởng của trường gió, khí áp trước và sau khi bão đổ bộ cũng như tốc độ di chuyển và cường độ bão được phân tích. Kết quả cho thấy, trường gió mạnh sau bão là nguyên nhân gây hiện tượng nước dâng sau khi bão đổ bộ tại ven biển Bắc Bộ. Khi vận tốc di chuyển của bão tăng thì nước dâng tại Cửa Ông giảm, trong khi đó tại Hòn Ngư nước dâng tăng. Nước dâng tại Hòn Dấu đạt giá trị lớn nhất với trường hợp tốc độ di chuyển của bão Kalmaegi14 chậm hơn 1 giờ so với thực tế. Nước dâng tại 3 trạm tăng theo vận tốc gió, tuy nhiên trạm Hòn Ngư có tốc độ tăng lớn hơn. Độ lớn nước dâng giảm khi khí áp trong bão tăng nhưng mức độ tăng tại 3 trạm khác nhau, trạm Cửa Ông tăng chậm hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ rất hữu ích trong công tác cảnh báo, dự báo nước dâng do bão tại khu vực

Từ khóa: Nước dâng sau bão, SuWAT, tốc độ di chuyển, cường độ bão

1

2

Xây dựng bộ công cụ hiển thị thông tin dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn cho tỉnh Long An

Nguyễn Quang Ngọc1, Nguyễn Hải Sơn2

1Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An

2Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Phước

Tóm tắt: Hiện nay xu hướng trực quan hóa và bản đồ hóa các thông tin đang được ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều ngành, lĩnh vực, đặc biệt khí tượng thủy văn. Các phần mềm xử lý và quản lý các hệ thống thông tin địa lý (GIS) được phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện, cho phép kết nối, chồng chập nhiều lớp, dễ dàng thể hiện các thông tin trên nền bản đồ tự động. Nhằm tận dụng nguồn tài nguyên thông tin GIS có sẵn, chúng tôi đã xây dựng công cụ cung cấp thông tin dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Long An bằng việc thể kết quả dự báo trên nền bản đồ GIS. Bài báo này, trình bày nội dung kỹ thuật về xây dựng các module giải mã số liệu dự báo mô hình số trị GFS của NOAA, module kết nối số liệu dự báo với trường thuộc tính GIS và module hiển thị kết quả dự báo. Kết quả đã tạo được bộ công cụ tự động cung cấp bản tin dự báo theo bản đồ trực quan đến cấp huyện, xã cho tỉnh Long An, giúp người dùng có thể khai thác sản phẩm qua internet.

Từ khóa: Ứng dụng GIS dự báo thời tiết tỉnh Long An, Dự báo thời tiết cấp xã tỉnh Long An, Phần mềm Decoding NOAA cho Long An.

 

10

3

Nghiên cứu ứng dụng sét KAOLIN và vỏ trấu làm vật liệu lọc nước dưới đất nhiễm MANGAN

Từ Thị Cẩm Loan1, Hoàng Thị Thanh Thủy1, Hà Thị Thu Trang1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả sử dụng hỗn hợp sét kaolin phối trộn với vỏ trấu để chế tạo thiết bị lọc nước ô nhiễm Mn2+. Hỗn hợp sét kaolin và vỏ trấu được định hình ở dạng chậu lọc với tỷ lệ sét kaolin: vỏ trấu (75:25%) ở nhiệt độ nung 1.000 o C. Kết quả thí nghiệm với hàm lượng Mn2+ đầu vào 5,0 0,5 mg/L cho thấy sau khi lọc, hàm lượng Mn2+ đã giảm xuống 0,32 mg/L (xấp xỉ với giá trị cho phép của nước uống QCVN 01:2009/BYT là 0,30 mg/L). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của các thiết bị lọc làm từ sét kaolin kết hợp với vỏ trấu để xử lý hiệu quả các nguồn nước dưới đất ô nhiễm Mn2+.

Từ khóa: Sét kaolin, vỏ trấu, mangan, vật liệu lọc, nước dưới đất

17

4

Thiên tai cực đoan thách thức và cơ hội tại khu vực Nam Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Hoàng Anh Huy1, phạm Mỹ Linh2, Hoàng Văn Đại2*

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên của toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và Nam Trung Bộ nói riêng. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi khu vực nghiên cứu: nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thách thức, cơ hội, Nam Trung Bộ

23

5

Đánh giá thách thức và khó khăn do các hiện tượng thiên tai cực đoan gây ra đối với hoạt động kinh tế, xã hội khu vực Nam Trung bộ

Hoàng Anh Huy1, Hoàng Văn Đại2

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Khu vực Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng các thiên tai nặng nề, hàng năm tỉnh phải đón nhận các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt gây tổn hại lớn đến kinh tế - xã hội và cả đa dạng sinh học. Tác động của biến đổi khí hậu như làm nhiệt độ trung bình tăng, chu kỳ sinh khí hậu thay đổi, tổng lượng nhiệt tăng, nhiệt độ tối thấp tăng, tài nguyên nước thay đổi và suy giảm về chất lượng và trữ lượng; thiên tai (bão lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở) xảy ra với cường độ và tần suất cao hơn. Bài báo giới thiệu cơ sở lý luận và kết quả đánh giá, dự báo thách thức, khó khăn do các hiện tượng thiên tai cực đoan gây ra đối với hoạt động kinh tế, xã hội khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả cho thấy về tính dễ bị tổn thương, với ngành công nghiệp và xây dựng có tới 60% huyện/thị ở mức thấp và 40% ở mức trung bình; với ngành dịch vụ, 82% huyện/thị đạt mức trung bình, chỉ 2% đạt mức cao và 16% đạt mức thấp. Ngành nông, lâm, thủy sản có tới 91% huyện/thị đạt mức trung bình, 7% ở mức thấp và 2% đạt mức dễ bị tổn thương cao.

Từ khóa: Thách thức, Khó khăn, Thiên tai cực đoan, Kinh tế - xã hội, Nam Trung Bộ.

30

6

Nghiên cứu các phương thức phối hợp vận hành phát điện sau khi mở rộng thủy điện Hòa Bình

Phan Trần Hồng Long1

1Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi

Tóm tắt: Thủy điện Hòa Bình là bậc thang cuối cùng thuộc hệ thống các bậc thang thủy điện trên Sông Đà và đang được dự kiến mở rộng công suất lên đến 2400MW. Nghiên cứu vận hành phối hợp ba hồ chứa trên lưu vực sông Đà với mục tiêu điện lượng lớn nhất trong khi vẫn đảm bảo các điều kiện về phòng lũ và cấp nước hạ du theo quy trình liên hồ là bài toán cần phải giải quyết. Mô hình sử dụng phương pháp quy hoạch động tính toán cho 110 năm thủy văn liên tục của ba hồ chứa trên dòng chính lưu vực sông Đà là Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Kết quả đã chỉ ra được các mức độ phối hợp mực nước thượng lưu của ba hồ trên dòng chính sông Đà để thu được hàm mục tiêu yêu cầu.

Từ khóa: Phối hợp phát điện, Quy hoạch động, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Sông Đà.

42

7

Tích hợp ứng dụng ALES - GIS trong đánh giá thích nghi đất nông nghiệp hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất cấp xã - trường hợp điển hình ở Gia Lai

Nguyễn Ninh Hải1, Nguyễn Tuấn Anh1, Nguyễn Thị Như Hương2, bạch Quang Dũng3, Nguyễn Minh Kỳ1*

1Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2Trường Trung học phổ thông Pleiku, Gia Lai

3Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày kết quả tích hợp ứng dụng phần mềm ALES - GIS trong đánh giá thích nghi đất nông nghiệp phục vụ lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã - trường hợp điển hình xã Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường thông qua khảo sát nông hộ và đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) được sử dụng để đánh giá sự phù hợp đất đai về kinh tế - xã hội cấp xã, hướng đến sử dụng đất bền vững. Kết quả cho thấy với các đặc tính đất đai thành lập được 52 đơn vị đất đai (LUMs) chuyên biệt cho 10 kiểu sử dụng đất (lúa nước; lúa rẫy; đậu đỗ; mỳ; ngô; mè; điều; cây ăn quả; mía; thuốc lá), được tổng hợp thành 18 vùng thích nghi. Trên cơ sở thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế và mức độ tác động của yếu tố xã hội, môi trường, các mô hình sử dụng đất theo hướng bền vững được đề xuất. Qua đó, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, đáp ứng sự phát triển bền vững ở địa phương.

Từ khóa: Thích nghi đất đai, ALES - GIS, Ia Dreh, Krông Pa, quy hoạch sử dụng đất, môi trường

49

8

Tóm tắt tình hình khí tượng thủy văn và khí tượng nông nghiệp tháng 03 năm 2020

62

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất