STT |
Tên bài |
Trang |
1 |
TÌM HIỂU VIỆC XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng, PGS. TS. Trần Thục - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Nghiên cứu xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) cho Việt Nam là bài toán vừa cấp bách, vừa lâu dài. Không phải là dự báo khí hậu, kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và BĐKH, thể hiện mối ràng buộc giữa phát triển và hành động toàn cầu trong tương lai. Vì vậy, cần có nhận thức rõ ràng, khoa học về kịch bản BĐKH, phương pháp xây dựng kịch bản và ứng dụng kịch bản trong hoạt động thực tiễn. Bài báo này giới thiệu vắn tắt những nội dung trên. |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠNG MÔ HÌNH THẦN KINH NHÂN TẠO DỰ BÁO DÒNG CHẢY THÁNG LƯU VỰC GHỀNH GÀ TRÊN SÔNG LÔ TS. Lê Văn Dực - Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG - TP. HCM Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu xây dựng phần mềm “NeuroForecaster”(NF), áp dụng mạng thần kinh nhân tạo lan truyền ngược (BPNN), và chương trình “ThuyVan Data System” (TVDATA) để xử lý và cung cấp nhập liệu, nhằm phục vụ việc mô hình hoá, mô phỏng và dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) cho lưu vực sông. Hệ thống tích hợp NF-TVDATA đã được áp dụng thử nghiệm để mô phỏng dòng chảy tháng ở trạm thủy văn Ghềnh Gà thuộc lưu vực sông Lô, Việt Nam. Kết quả áp dụng đã chỉ ra sự phù hợp cao giữa dòng chảy mô phỏng tháng và số liệu thực đo. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cấu trúc mô hình ANN với các biến KTTV trong lưu vực sông cũng đã được tìm thấy. Ngoài ra, hệ thống tích hợp này tỏ ra thân thiện, dễ thao tác, hỗ trợ tốt cho việc mô phỏng và dự báo KTTV lưu vực sông. Do đó, nó sẽ phục vụ tốt cho việc điều hành hồ chứa nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra. |
7 |
3 |
HẠN THUỶ VĂN VÀ VAI TRÒ CỦA HỒ CHỨA TRONG GIẢM NHẸ MỨC ĐỘ KHẮC NGHIỆT CỦA HẠN THỦY VĂN Ở NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN PGS. TS. Trần Thục - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường Bài báo trình bày những kết quả tính toán và phân tích về hạn thuỷ văn cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các chỉ số hạn thủy văn được tính toán và phân tích bao gồm: Chỉ số thiếu hụt dòng chảy tháng (Kthang) và dòng chảy tuần (Ktuan), chỉ số hạn (Khan). Hai chỉ số mới, bao gồm chỉ số cấp nước mặt (SWSI) và chỉ số cải tạo hạn hán (RDI) đã được áp dụng để đánh giá vai trò và sự đóng góp của các hồ chứa trong việc giảm nhẹ mức độ khắc nghiệt của hạn thủy văn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. |
17 |
4 |
NGHIÊN CỨU XÂY DỤNG HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP THỜI TIẾT NGẮN HẠN CHO KHU VỰC VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN MÔ HÌNH ĐA PHÂN TÍCH Phần III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO XÁC XUẤT NCS. Võ Văn Hòa, TS. Lê Đức, ThS. Đỗ Lệ Thủy, ThS. Dư Đức Tiến, CN Nguyễn Mạnh Linh, CN Nguyễn Thanh Tùng - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương Phần I và II của bài báo này đăng trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn tháng 3 và 4/2012đã trình bày về phương pháp luận xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (SREPS) cho khu vực Việt Nam và một số kết quả đánh giá dự báo trung bình tổ hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả đánh giá dự báo xác suất dựa trên 20 dự báo thành phần của SREPS. Các kết quả đánh giá và phân tích kỹ năng dự báo xác suất được thực hiện cho một số yếu tố dự báo bề mặt như mưa, nhiệt độ ở độ cao 2 mét, … và trên cao như độ cao địa thế vị, gió, độ ẩm và nhiệt độ tại các mực 850mb, 700mb và 500mb. Nói chung, các kết quả đánh giá cho thấy dự báo xác suất cho mưa tích lũy 6 giờ từ hệ thống SREPS chỉ có độ tin cậy và kỹ năng dự báo cho các ngưỡng mưa nhỏ và vừa. Theo mùa dự báo, các dự báo trong mùa thu là tin cậy nhất, kế tiếp là mùa hè. Dự báo mưa tích lũy trong các mùa đông và mùa hè là không tin cậy. Dự báo các biến bề mặt như nhiệt độ, áp, gió và ẩm từ SREPS thường có độ tán nhỏ dẫn đến chất lượng dự báo xác suất không cao. Trong khi dự báo khí áp trung bình mực biển thường cho thấy xu hướng thiên cao. Ngoài ra, SREPS cho dự báo u và v với độ tán nhỏ và thiên cao đối với H và T trên các mực 850mb, 700mb và 500mb. Dự báo tin cậy chỉ được tìm thấy trong một vài trường hợp cụ thể như dự báo H mực 500mb tại các hạn dự báo +48h và +72h trong mùa đông. |
22 |
5 |
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG Ở CỬA BẢY HẠP – TỈNH CÀ MAU, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN TS. Trương Văn Bốn - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu tính toán sự phân bố 05 kim loại nặng là Asen, Đồng, Thủy ngân, Chì, Kẽm (As, Cu, Hg, Pb, Zn) tại vùng cửa Bảy Hạp bằng mô hình Mike 21 ECO Lab. Những kết quả cung cấp những thông tin cảnh báo về sự ô nhiễm chì và các nguyên tố kim loại nặng khác đang ở mức báo động. Tại vùng cửa Bảy Hạp, các nguyên tố Cu, Zn, As, Hg có hàm lượng xấp xỉ hoặc cao hơn hàm lượng trung bình của chúng trong nước biển thế giới (1,1-1,4 lần) nhưng chúng chưa gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Trong khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển bởi Pb. Nguồn gốc ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động nhân sinh gây ra. Với sự phát triển về kinh tế - xã hội, các khu công nghiệp v.v…cần quan tâm mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm trong việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng cửa Bảy Hạp. |
31 |
6 |
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH HỌC SƠ CẤP VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ Nguyễn Ngọc Tiến - Viện Địa chất và Địa vật lý biển Dư Văn Toán - Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam Đánh giá năng suất sinh học sơ cấp vùng biển vịnh Bắc Bộ (16 - 220N, 105 -1100E) được tính toán trên cơ sở các hệ số chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giải bài toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho thấy tại lớp mặt: Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 5 đến 30 mgC/m3/ngày trong mùa gió đông bắc và 32 đến 33 mgC/m3/ngày trong mùa gió tây nam. Phân bố của năng suất sơ cấp có liên quan mật thiết với trường nhiệt của vùng biển trong các mùa. Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi trong khoảng 2,5 đến 6,0 mgC/m3/ngày. Năng suất thứ cấp trong mùa gió tây nam cao hơn trong mùa gió đông bắc và phân bố tương đối đồng đều trên vùng biển khoảng 6,3 đến 6,5 mgC/m3/ngày; Tại lớp nước 20 m: Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 5 đến 30 mgC/m3/ngày trong mùa gió đông bắc và 32 đến 33 mgC/m3/ngày trong mựa gió tây nam. Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi trong khoảng 2,5 đến 6,0 mgC/m3/ngày trong mùa đông và 6,1 đến 6,6 mgC/m3/ngày trong mùa hè. |
37 |
7 |
MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trần Văn Sáp, Lê Nguyên Tường, Trần Thanh Thủy - Dự án CBCC, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Một hoạt động quan trọng của dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính (CBCC)” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, là xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược truyền thông về biến đổi khí hậu (BĐKH) nhằm nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng thuộc hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cho giới truyền thông và cộng đồng, đồng thời phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo về BĐKH; xây dựng các kênh, chương trình truyền thông theo chủ đề tuyên truyền nâng cao nhận thức về BĐKH. Bài báo này giới thiệu tóm tắt nội dung quan trọng của Chiến lược và một số kết quả đạt được trong thời gian qua. |
44 |
8 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 VÀO TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THOÁT LŨ SÔNG ĐÁY KS. Trần Văn Tình - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lũ lụt là một trong những thiên tai xảy ra khá thường xuyên và nghiêm trọng trên thế giới. Những năm gần đây, thiệt hại do lũ lụt gây ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước vùng nhiệt đới chịu nhiều bão và mưa lớn như nước ta. Để hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt gây ra, các quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng nhiều gải pháp khác nhau. Một trong những giải pháp đó là áp dụng công cụ mô hình toán để tính toán nghiên cứu lũ lụt trên các lưu vực sông. Bài báo này trình bày những nội dung nghiên cứu ban đầu ứng dụng mô hình MIKE 11 vào tính toán xác định khả năng thoát lũ của cửa sông Đáy từ đó bước đầu đưa ra những đánh giá khả năng áp dụng của mô hình vào lưu vực nghiên cứu. |
48 |
9 |
Ngọc hà: Đại hội Công đoàn Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc gia nhiệm kỳ 2012-2014 |
54 |
10 |
Ngọc Hà: Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và sơ kết triển khai thí điểm Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính (PAR Index) |
55 |
11 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 12 năm 2012 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
56 |
12 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 12 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
64 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2012
Đăng ngày: 01-01-1970-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2012
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.