STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
MÔ PHỎNG NƯỚC DÂNG DỊ THƯỜNG TRONG ĐỢT TRIỀU CƯỜNG THÁNG 12 NĂM 2016 T ẠI TUY HÒA-PHÚ YÊN BẰNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ Nguyễn Bá Thủy1 1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, hiện tượng mực nước biển dâng cao bất thuờng trong đợt triều cường vào tháng 12 năm 2016 được mô phỏng bằng mô hình tích hợp SuWAT nhằm mục đích xác định các hiệu ứng gây nước dâng dị thường tại khu vực. Trong đó, mô hình SuWAT tính toán nước dâng gây bởi ứng suất gió và ứng suất bức xạ sóng. Trường gió và các tác động trong khí quyển được mô phỏng tái phân tích bằng mô hình WRF . Kết quả cho thấy, mô hình SuWAT mô phỏng khá tốt về diễn biến của nước dâng trong đợt triều cường này, tuy nhiên kết quả còn thiên thấp so với thực tế. Nước dâng do ứng suất sóng chiếm khoảng 32% mực nước dâng tổng cộng tính toán. Từ khóa: Nước dâng dị thường, ứng suất gió, nước dâng do sóng, Tuy Hòa. |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MẠNG LƯỚI TRẠM KHÍ HẬU THAM CHIẾU PHỤC VỤ GIÁM SÁT TÁC ĐỘNG BĐKH CHO KHU VỰC NAM BỘ Đặng Thanh Mai1 1Tổng cục Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Mạng khí hậu tham chiếu là mạng bao gồm các trạm khí tượng với mục tiêu giám sát biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của BĐKH. Mục tiêu của mạng lưới này là cung cấp các quan trắc đồng nhất về nhiệt độ và lượng mưa từ các trạm chuẩn, kết hợp với các quan trắc trong quá khứ để phát hiện và ghi nhận sự thay đổi khí hậu. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp và quy trình ước tính số lượng và lựa chọn các trạm khí tượng cho mạng khí hậu tham chiếu, ứng dụng cho vùng khí hậu Nam bộ. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách hình thành các mạng giả thuyết từ các trạm trong mạng trạm cơ bản hiện có. Kỹ thuật lấy mẫu lại Monte Carlo được áp dụng cho các trạm trong khu vực để giảm số trạm liên tiếp so với mạng cơ sở. Số lượng trạm tham chiếu thích hợp được xác định là số lượng trạm cần thiết để tạo lại, trong giới hạn sai số được xác định trước, xu hướng nhiệt độ và mưa hàng năm đã quan trắc được trên lãnh thổ. Việc lựa chọn tổ hợp các trạm dựa trên việc phân tích đánh giá các tiêu chí về sai số giá trị trung bình, sai số xu thế biến đổi, hệ số tương quan của yếu tố đánh giá và phân bố theo không gian các trạm. Số lượng và tổ hợp các trạm được xác định riêng cho giám sát các yếu tố nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất năm, nhiệt độ thấp nhất năm và tổng lượng mưa. Mạng khí hậu tham chiếu cho khu vực Nam Bộ gồm 11 trạm khí tượng được lựa chọn thỏa mãn mục tiêu xu thế biến đổi nhiệt độ là 0.05oC/thập kỷ và mục tiêu xu thế biến đổi của tổng lượng mưa là 1,0%/thập kỷ. Từ khóa: Mạng khí hậu tham chiếu, giám sát BĐKH, vùng khí hậu Nam Bộ. |
9 |
3 |
ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG TRONG MÙA LŨ NĂM 2013 TẠI VÙNG CỬA SÔNG VEN BỜ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Bá Thủy1,Vũ Hải Đăng2 1Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc Gia 2Viện Địa chất và Địa vật lý biển. VAST Tóm tắt: Đặc điểm biến động theo không gian và thời gian của trầm tích lơ lửng trong mùa lũ năm 2013 tại vùng cửa sông ven bờ đồng bằng sông Cửu Long đã được làm sáng tỏ dựa trên việcp hân tích số liệu độ đục và độ muối của 65 trạm đo mặt rộng trong tháng 9/2013. Số liệu độ đục và độ muối từ mặt đến đáy được đo bằng thiết bị AAQ1183s-IF . Ảnh hưởng của triều đối với các đặc trưng động lực trầm tích lở lửng được phân tích dựa trên số liệu triều dự báo tại khu vực nghiên cứu. Các kết quả phân tích số liệu cho thấy phân bố không gian và thời gian của độ đục tại vùng cửa sông Cửu Long trong mùa lũ chịu ảnh hưởng của hai chế độ động lực chính: chế độ thủy văn tại các cửa sông và chế độ triều. Theo không gian, phân bố độ đục có xu hướng giảm dần từ vùng cửa sông ra vùng ngoài khơi do ảnh hưởng của nguồn trầm tích sông cùng với hoạt động mạnh của thủy triều. Tại vùng cửa sông, độ đục có thể lên tới hơn 800 NTU (Nephelometric Turbidity Units). Phân bố thẳng đứng của độ đục biến đổi phụ thuộc vào vị trí quan trắc và thời điểm quan trắc theo pha triều. Ở một số trạm quan trắc được sự tăng đột biến của độ đục tại lớp sát đáy có thể lên 140 NTU, mặc dù độ muối khá cao và thời điểm đo nằm trong pha triều lên. Hiện tượng này có thể liên quan tới quá trình tái lơ lửng của trầm tích do dòng triều trong pha triều lên. Nhìn chung, các trạm tại khu vực cửa sông Hậu có độ đục cao hơn so với các trạm tại khu vực cửa sông Tiền. Từ khóa: Động lực trầm tích lơ lửng, độ đục, độ muối, thủy triều, cửa sông Cửu Long |
20 |
4 |
ĐẶC ĐIỂM MƯA Ở KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ - VIỆT NAM THỜI KÌ 1976-2017 Nguyễn Tiến Toàn1, Phạm Thị Hương2, Nguyễn Văn Hưởng3 1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 3Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Tóm tắt: Số liệu lượng mưa ngày tại các trạm quan trắc ở 6 tỉnh Trung Trung Bộ thời kỳ từ năm1 976 - 2017 được sử dụng để xác định đặc điểm và xu thế biến đổi của các chỉ số mưa: Lượng mưa ngày cực đại, tổng lượng mưa 5 ngày liên tiếp cực đại, cường độ mưa, số ngày có lượng mưa từ 16mm đến 50mm, số ngày có lượng mưa trên 50mm và số ngày có lượng mưa trên 100mm. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời kỳ từ năm 1976 đến 2017, các chỉ số mưa lớn có xu thế giảm ở các tỉnh phía bắc khu vực Trung Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị), tăng ở các tỉnh phía nam khu vực Trung Trung Bộ (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Từ khóa: Đặc trưng mưa, khu vực Trung Trung Bộ. |
29 |
5 |
ỨNG DỤNG SẢN PHẨM MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾTP HÂN GIẢI CAO WRF-ARW TRONG DỰ BÁO QUỸ ĐẠO VÀ BÀI TOÁN ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUAN TRẮC BÓNG THÁM KHÔNG Phạm Hồng Quang1, Dư Đức Tiến2, Phạm Hồng Công1, Mai Khánh Hưng2, Đặng Đình Quân2 1Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả sử dụng trường dự báo từ mô hình khu vực phân giải cao WRF-ARW làm đầu vào cho mô hình mô phỏng đường đi của bóng thám không, nhằm mục đích định hướng vị trí cần quan trắc cho trước, ví dụ như ngoài Biển Đông hay các vùng núi chưa có dữ liệu quan trắc. Với trường dự báo khí tượng cho trước, mô hình mô phỏng đường đi (trajectory) cho phép truy ngược (backward) để xác định điểm thả bóng thám không ứng với vị trí cần quan trắc cho trước. Các kết quả thử nghiệm ban đầu đối với mode dự báo xuôi (forward) của mô hình mô phỏng đường đi của nghiên cứu trong tháng 4 năm 2019 khi so sánh cụ thể với quỹ đạo của bóng thám không quan trắc của Đài Khí tượng cao không. Bên cạnh đó một số đánh giá bổ sung với kết quả dự báo từ một mô hình mô phỏng đường đi khác (CUSF, Trường đại học Cambridge, Anh Quốc) được thực hiện cho thấy tính phù hợp của mô hình tính toán đường đi trong nghiên cứu và làm tiền đề cho các bài toán định hướng thả bóng thám không tăng cường đến các vị trí định trước trong những nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Mô hình WRF-ARW, mô hình hướng, quan trắc thám không. |
41 |
6 |
THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ĐỒNG HÓA ĐỘ CAO SÓNG KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN Nguyễn Thị Quỳnh1 1Trung tâm động lực học thủy khí môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp đồng hóa Optimal interpolation (OI) và Threed imensional variational analysis (3DVar) kết hợp hai nguồn số liệu sóng thực đo cùng số liệu sóng tái phân tích phục vụ làm trường ban đầu cho đồng hóa. So sánh kết quả đạt được ban đầu trong khoảng thời gian thử nghiệm từ 18/5/2016 - 1/6/2016, giữa số liệu sóng tái phân tích sử dụng làm trường nền cùng kết quả đồng hóa từ các phương pháp trong khoảng thời gian thử nghiệm, cho thấy trường sóng khu vực gần bờ đã được cải thiển, các nốt lưới thuộc khu vực gần bờ đã xuất hiện độ cao sóng do ảnh hưởng kết quả từ nguồn số liệu thực đo, đồng thời kết quả sau khi đồng hóa đã chính xác hóa hơn về pha cũng như độ lớn. Đối với kết quả phân tích từ các phương pháp sử dụng, nói lên mức độ tương quan trên sự tăng dần bán kính ảnh hưởng giữa số liệu thực đo so với số liệu đồng hóa được xếp theo thứ tự tăng dần theo các phương pháp như sau: Phương pháp nội suy 4 điểm < Phương pháp OI < Phương pháp 3DVar. Từ khóa: Đồng hóa số liệu, phương pháp OI, Phương pháp 3Dvar, Phương pháp nội suy 4 điểm. |
49 |
7 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THÁNG 4 NĂM 2019 Trong tháng 4/2019 đã xuất hiện 3 đợt nắng nóng. Nhiệt độ trung bình trong tháng phổ biến cao hơn so với TBNN, trong đó các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình cao hơn phổ biến cao hơn 3-4oC so với trung bình nhiều năm, nhiều nơi đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất vượt lịch sử quan trắc được trong cùng thời kỳ, đặc biệt tại Hương Khê (Hà Tĩnh) quan trắc được nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 43,4oC, giá trị này cao nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Tình hình mưa trong tháng trên đa phần cả nước phổ biến thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ, riêng phía Đông Bắc Bộ có nơi có tổng lượng mưa tháng cao hơn từ 80-100% so với TBNN. |
59 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2019
Đăng ngày: 25-07-2019-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2019
-
VIETNAM JOURNAL OF HYDRO - METEOROLOGY
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2019
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.