Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2018

Đăng ngày: 01-06-2018 File đính kèm
Số 690 * Tháng 6 năm 2018

Số 690 * Tháng 6 năm 2018

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

BIẾN ĐỘNG LAN TRUYỀN MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNGVU GIA - THU BỒN DƯỚI TÁC ĐỘNG VẬN HÀNH CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN

Hoàng Thanh Sơn1, Vũ Thị Thu Lan2, Nguyễn Đại Trung3

1Viện Địa lý - Viện Hàn lâm KH&CN VN

2Ban ứng dụng và triển khai công nghệ - Viện Hàn lâm KH&CN VN

3Trường Cao đẳng Công nghệ , Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung - Bộ NN&PTNT

Tóm tắt: Nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là nguồn chính phục vụ mọi nhu cầu trongxã hội như ăn uống sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, công nghiệp… cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Xâm nhập mặn ở khu vực ven biển là một điều kiện tự nhiên và đã được thích nghi trongtiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện phía thượng nguồn mang lại những lợi ích không thể phủ nhận nhưng cũng đã tác động bất lợi đến chế độ thủy văn, tài nguyên nước ở vùng hạ du trong đó có xâm nhập mặn vào sông. Bài báo đa sử dụng bộ công cụ mô hình Mike 11 HD+AD nhằm xác định ranh giới lan truyền mặn trong sông vùng hạ du Vu Gia - Thu Bồn để đánh giá tác động của các công trình thủy điện qua chuỗi số liệu 2 thời kỳ tính toán (trước và sau khi có công trình). Kết quả cho thấy hoạt động của các công trình thủy điện đã gia tăng lan truyền mặn vào sâu hơn đối với sông Vu Gia (khoảng 5km) và phân lưu Vĩnh Điện nhưng giảm đối với sông Thu Bồn. Tác động này gây bất lợi rất lớn cho việc khai thác nguồn nước sông Vu Gia, Vĩnh Điện phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (gồm thành phố Hội An, Điện Bàn và Duy Xuyên).

Từ khóa: Độ mặn, ranh giới xâm nhập mặn, tác động công trình thủy điện, Vu Gia - Thu Bồn.

1

2

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU

Hồ Nguyễn Như Quỳnh1, Đào Nguyên Khôi1, Huỳnh Công Hoài2, Nguyễn Thị Bảy2

 

1Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM

2Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến đường bờ khu vực sông Tiền và sông Hậu giai đoạn 1989 - 2014 bằng phương pháp viễn thám. Trong nghiên cứu này, phương pháp tỷ lệ kênh ảnh MNDWI được sử dụng để phân loại đường bờ dựa vào ảnh Landsat đa thời gian giaiđoạn 1989-2014 và công cụ DSAS để tính toán tốc độ biến động đường bờ trong giai đoạn này. Kết quả cho thấy diễn biến đường bờ 1989 đến 2014 ở khu vực nghiên cứu có cả xu thế bồi lắng và xói lở, trong đó sông Tiền xói lở nhiều hơn sông Hậu và bồi tụ mạnh ở khu vực cửa sông. Tốc độ thay đổi đường bờ trung bình hàng năm giai đoạn 1989 - 2014 là -0,2 m/năm cho khu vực sông Tiền, 0,5 m/năm cho sông Hậu, -0,4 m/năm cho sông Hàm Luông, -0,5 m/năm cho sông Cổ Chiên, và 0,3 m/năm cho Cửa Đại và 0,1/năm cho Cửa Tiểu.

Từ khóa: Đường bờ, sông Cửu Long, MNDWI, GIS, viễn thám.

12

3

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ LẠNH TRÊNKHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRONG GIAI ĐOẠN 1997 - 2017

Phí Thị Ngà1, Võ Văn Hoà1

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Tóm tắt: Dựa vào số liệu thống kê từ mùa đông năm 1997 - 1998 đến mùa đông năm 2016 - 2017, trung bình có khoảng 27 - 29 đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ(ĐBBB). Trong đó, mùa đông có số lượng đợt KKL ảnh hưởng nhiều nhất là mùa đông năm 2010 - 2011 với 37 đợt, nhiều hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 9 - 10 đợt. Ngược lại, mùa đông năm 1998 - 1999 và 2015 - 2016 có số đợt KKL ảnh hưởng ít nhất với 23 đợt, ít hơn TBNN 5 đợt. Trong giai đoạn 1997 - 2017, số đợt KKL ảnh hưởng đến khu vực ĐBBB đang có xu hướng giảm dần, từnhiều hơn TBNN là 9.3 đợt (mùa đông năm 2010 - 2011) xuống còn ít hơn TBNN là 4.7 đợt (mùa đông năm 2015 - 2016). Nếu xét trong giai đoạn 2010 - 2017, số lượng KKL ảnh hưởng đến khu vực ĐBBB đã và đang giảm dần, trong 5 năm gần đây thì giảm mạnh. Điều này thể hiện áp cao Siberia đang yếu dần đi, điển hình là trong 7 năm gần đây. Tuy nhiên, số đợt KKL mạnh kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa đá, tuyết, gió giật mạnh lại đang có xu hướng gia tăng trong 10 năm trở lại đây.

Từ khóa: Không khí lạnh, khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

23

4

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI MƯA

KHÔNG GIAN CHO LƯU VỰC VU GIA THU BỒN -

VIỆT NAM

Võ Ngọc Dương

1Khoa Xây dựng Thủy lợi-Thủy điện, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt: Mưa được xem là dữ liệu đầu vào khá quan trọng khi mô phỏng chế độ thủy văn lưuvực. Nhưng việc đo đạc dữ liệu mưa trong thực tế còn nhiều khó khăn. Do đó, việc sử dụng dữ liệu mưa tập trung có thể dẫn tới sự không chính xác khi nghiên cứu chế độ thủy văn của lưu vực. Vì vậy, phân phối mưa theo không gian để nâng cao chất lượng mô phỏng thủy văn lưu vực là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc lựa chọn một phương pháp phân phối mưa phù hợp phục vụ nghiên cứu chếđộ thủy văn gặp không ít khó khăn. Với mục đích lựa chọn phương pháp phân bố mưa không gianphù hợp nhất cho lưu vực Vu Gia Thu Bồn, nghiên cứu này tiến hành so sánh hiệu năng của các phương pháp phân phối khác nhau, như Thiessen Polygon, IDW, Spline, Kriging, GWR. Kết quả cho thấy Kriging là phương pháp tốt nhất cho phân phối mưa không gian ở lưu vực Vu Gia Thu Bồn.Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sự không chắc chắn trong so sánh, lựa chọn phương pháp phân bố mưa.

Từ khóa: Phân phối không gian, mưa, Vu Gia Thu Bồn, Thiessen Polygon, IDW, Spline, Ordinary Kriging, GWR.

33

5

MÔ PHỎNG TÁC ĐỘNG CỦA CARBON ĐEN ĐẾN

NHIỆT ĐỘ TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM VÀ LÂN CẬN BẰNG MÔ HÌNH REGCM

Lê Thị Thu Hằng1, Phan Văn Tân2, Bùi Thị Tuyết1, Phạm Thị Minh1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả mô phỏng tác động của carbon đen lên nhiệt độ Việt Nam và lân cận bằng mô hình RegCM4.2. Thời gian mô phỏng gồm 10 năm từ01/01/1991 đến 01/01/2001 trên miền tính từ 150S đến 400N và 750E đến 1350E với độ phân giải 36km trong hai trường hợp có carbon đen và không carbon đen. Kết quả cho thấy tác động của Carbon đen làm giảm nhiệt độ gần bề mặt ở những khu vực nồng độ Carbon đen lớn như Ấn Độ, Đông Nam Trung Quốc, Myanma và phía Bắc Việt Nam với giá trị nhiệt giảm từ -0,20C đến - 0,80C so với trường hợp không có carbon đen. Hệ số tương quan giữa nồng độ carbon đen và hiệu nhiệt độ T2m có giá trị từ - 0,45 đến - 0,55 vào các tháng mùa khô. Ngược lại, trong các tháng mùa mưa mối quan hệ tương quan của hai đại lượng này nhỏ bởi nồng độ carbon nhỏ trong khí quyển dẫn tới tác động của nó lên nhiệt độ không đáng kể.

Từ khóa: Carbon đen, RegCM, Việt Nam, Nhiệt độ.

42

 

6

 

XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC CẦN THIẾT LẬPHÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN TẠI VÙNG BỜTỈNH THÁI BÌNH VÀ VAI TRÒ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI, DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ CẢNH QUAN TỰ NHIÊN VÙNG BỜ CỦA HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN

Nguyễn Công Minh1, Phạm Thị Thủy1

1Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc

Tóm tắt: Nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan vùng bờ đã và đang được thực hiện tại Việt Nam. Bên cạnh các công cụ như thành lập khu bảo tồn, khu Ramsar.v.v., hành lang bảo vệ bờ biển, được quy định tại Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, là một cách tiếp cận khác để thực hiện nhiệm vụ này. Dựa trên kết quả xác định các khu vực cần thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Thái Bình và hiện trạng hệ sinh thái và nhu cầu bảo tồn tại vùng bờ của tỉnh, bài báo cho thấy việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển theo các quy định pháp luật hiện hành tại tỉnh Thái Bình chưa bảo vệ được hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan vùng bờ của tỉnh. Việc bảo vệ các đối tượng này cần được tiến hành bằng các công cụ khác như thiết lập các khu bảo tồn, với các phương pháp tiếp cận và thực hiện khác.

Từ khóa: Hành lang bảo vệ bờ biển, Vùng bờ, Thái Bình, Hệ sinh thái, Cảnh quan tự nhiên, Dịch vụ hệ sinh thái.

 

52

7

ÁP DỤNG MÔ HÌNH WASP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY

Cái Anh Tú1

1Đại học Khoa học Tự nhiên

Tóm tắt: Khả năng tự làm sạch có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nước tại dòng sông, đoạn sông. Từ đó kéo theo các ảnh hưởng khác có liên quan như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực. Nghiên cứu đa sử dụng phần mềm WASP đã được phát triển bởi EPA 2016, để xác định khả năng tự làm sạch đối với sông Nhuệ và sông Đáy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tự làm sạch của sông Nhuệ khoảng 21.424 tấn/ngày, trung bình mỗi km khoảng 0,285 tấn BOD/ngày.Khả năng tự làm sạch của sông Đáy khoảng 2.023 tấn BOD/ngày,trung bình mỗi km khoảng 9,78 tấn BOD/ngày. Các đoạn thượng lưu sông Nhuệ, sông Đáy có khả năngtự làm sạch thấp hơn so với các đoạn ở trung và hạ lưu. Đây là mô hình có thể áp dụng nhân rộngcho các lưu vực tương tự do mô hình có tính linh hoạt cao trong cả hai lựa chọn không gian và thời gian, có thể được sử dụng cho cả điều kiện trạng thái ổn định và động, đồng thời có thể mô phỏng theo hệ thống một, hai hoặc ba chiều. Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế là không mô phỏng được các vật chất trôi nổi và tích tụ.

Từ khóa: Chất lượng nước sông, Khả năng tự làm sạch, mô hình WASP

62

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất