MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2020

Đăng ngày: 05-08-2020 File đính kèm
Số 714 * Tháng 6 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Thử nghiệm dự báo tổ hợp hạn mùa trường nhiệt độ mùa đông trên khu vực Bắc Bộ dựa trên cách tiếp cận đa vật lý và trung bình trễ

Võ Văn Hòa1, Dư Đức Tiến2, Mai Khánh Hưng2, Lương Thị Thanh Huyền2, Đặng Đình Quân2

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia

Tóm tắt: Nghiên cứu khảo sát dự báo nhiệt độ hạn mùa vào mùa đông trên khu vực Bắc Bộ bằng mô hình khí hậu khu vực RegCM phiên bản 4.6.1. Các khảo sát đánh giá các kết quả dự báo do ảnh hưởng của việc sử dụng các sơ đồ tham số hóa vật lý khác nhau của mô hình RegCM, gồm sơ đồ bề mặt BATS và CLM4.5, sơ đồ bức xạ RRTM và CCRM và sơ đồ đối lưu Grell, Kain-Friscth và Tiedkle. Điều kiện biên sử dụng là mô hình CFS phiên bản 2 của NCEP (Mỹ) thời đoạn 2011-2018. Các kết quả được đánh giá trực tiếp với các quan trắc của Việt Nam trong giai đoạn này cho thấy: i) kết quả dự báo có độ nhạy lớn nhất đối với sự thay đổi sơ đồ bề mặt; ii) trong khi BATS có xu thế dự báo sai số thiên âm, sử dụng CLM4.5 có xu thế dự báo thiên dương. Sai số dự báo nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông còn lớn ở tất cả các cấu hình vật lý thử nghiệm, tuy nhiên với hệ số tương quan cao cho từng vùng khí hậu cho thấy khả năng áp dụng các phương pháp hiệu chỉnh thông kê ở các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, việc tổ hợp các 12 dự báo khác nhau cũng cho phép có kết quả với sai số giảm hơn so với việc sử dụng từng dự báo đơn lẻ.

Từ khóa: Mô hình RegCM, dự báo tổ hợp hạn mùa, nhiệt độ mùa đông Bắc Bộ.

 

1

2

Ứng dụng phương pháp chuẩn đánh giá chất lượng dự báo sự kiện mưa

Lê Đại Thắng1, Nguyễn Viết Lành2

1Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Theo Hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức Khí tượng Thế giới, có hai phương pháp đánh giá chất lượng dự báo là Phương pháp chuẩn và Phương pháp khoa học. Việc đánh giá dự báo tùy thuộc vào biến dự báo được phân chia theo pha (phân nhóm) hay biến liên tục. Trong nội dung bài báo này chúng tôi trình bày phương pháp chuẩn đánh giá chất lượng dự báo điểm và kết quả đánh giá chất lượng dự báo đối với sự kiện mưa tại những điểm lân cận thuộc khu vực có trạm quan trắc. Kết quả này có thể giúp dự báo viên phân tích, lựa chọn mô hình, phương pháp dự báo tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng bản tin dự báo thời tiết nói chung và dự báo mưa nói riêng.

Từ khóa: Dự báo điểm, đánh giá chất lượng dự báo, phương pháp chuẩn.

10

3

Các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu thủy văn áp dụng cho trạm 74129 - Yên Bái

Đặng Văn Nam1, Hoàng Quý Nhân2, Ngô Văn Mạnh3, Nguyễn Thị Hiền4

1 Đại học Mỏ-Địa Chất,

2 Đại học Nông lâm Thái Nguyên,

3 Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn,

4 Học viện Kỹ thuật quân sự

Tóm tắt: Dữ liệu mực nước (water level) tại các trạm trên sông hiện nay chủ yếu được thu thập bằng phương pháp quan trắc thủ công với tần suất thu thập khác nhau tùy thuộc vào từng thời điểm trong năm. Các dữ liệu này cần phải được làm sạch để loại bỏ các điểm bất thường (Outliers), các giá trị thiếu (Missing values), chuẩn hóa về dạng chuỗi thời gian (Time series)…. Trong nội dung của bài báo này, nhóm tác giả sẽ chỉ ra hiện trạng của dữ liệu mực nước thu thập được tại trạm 74129 - Yên Bái trong giai đoạn 9 năm từ 01/01/2011 đến 31/12/2019; Đây là các dữ liệu thực tế, được cung cấp bởi Trung tâm thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn. Trên cơ sở hiện trạng của tập dữ liệu này, sẽ tiến hành thực nghiệm các phương pháp làm sạch dữ liệu để loại bỏ ngoại lai, thay thế giá trị thiếu bằng phương pháp nội suy và chuẩn hóa dữ liệu về dạng chuỗi thời gian với khoảng thời gian cách đều nhau 3h. Dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa, làm sạch, đảm bảo tính đầy đủ và độ tin cậy sẽ là yếu tố quyết định tới độ chính xác của các mô hình dự đoán, dự báo.

Từ khóa: Mực nước, ngoại lai, dữ liệu thiếu, chuỗi thời gian.

18

4

Nghiên cứu mối quan hệ giữa số đợt lạnh bất thường với hiện tượng ENSO trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam

Võ Văn Hòa1, Lê Thị Thu Hà2

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

2Vụ Quản lý dự báo, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Nghiên cứu khảo sát tần suất xuất hiện của các đợt lạnh bất thường trong mùa đông trên khu vực Bắc Bộ dựa trên tiêu chức mức độ giảm nhiệt độ trung bình ngày so với ngưỡng đưa ra (là tổng của nhiệt độ trung bình nhiều năm với độ lệch chuẩn). Kết quả xác định cho thấy tần suất xuất hiện các đợt lạnh bất thường tương đối nhạy với tiêu chí xác định. Tần suất xuất hiện các đợt lạnh cũng nhạy với các hiện tượng El Nino và La Nina. Số lượng các đợt lạnh bất thường thay đổi tùy theo cường độ của các hiện tượng này. Nhìn chung trong năm La Nina có số đợt lạnh bất xuất hiện với tần xuất nhiều hơn năm El Nino (tương ứng là 20 đợt và 7 đợt). Đặc biệt, trong năm La Nina mạnh như năm 2008, 2011 đã xuất hiện các đợt lạnh bất thường với nhiệt độ giảm hơn so với ngưỡng xác định từ 7.0 đến 8.0oC, xuất hiện các cực trị lịch sử về nhiệt độ tối thấp ngày.

Từ khóa: Đợt lạnh bất thường, Mùa đông, ENSO, Khu vực Bắc Bộ.

30

5

Đánh giá những thành quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường tại Việt Nam và định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo

Nguyễn Tuấn Quang1, Huỳnh Thị Lan Hương2, Nguyễn Xuân Hiển2, Trần Văn Trà2, Dương Hồng Nhung2

1Cục Biến đổi khí hậu

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với phát triển bền vững của nước ta. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hoạt động cụ thể nhất là hai chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp quốc gia phục vụ ứng phó với biến đối khí hậu, quản lý tài nguyên môi trường. Hai chương trình đã đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn 2011-2020, cung cấp các cơ sở khoa học và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách cũng như thực hiện các hành động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều khoảng trống về tri thức khoa học công nghệ phục vụ cho việc hoạch định chính sách, các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bài báo phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được, xác định những thiếu hụt về khoa học công nghệ và từ đó, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường cho giai đoạn tiếp theo.

Từ khóa: Khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

40

6

Khả năng dự báo hạn mùa năng lượng bão tích lũy trên biển Đông dựa trên phương pháp thống kê-động lực và sản phẩm của CFSv2

Trịnh Hoàng Dương1, Hoàng Đức Cường2, Dương Văn Khảm1, Kiều Quốc Chánh3

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,

2Tổng Cục Khí tượng Thủy văn,

3Bộ phận Khoa học Khí quyển-Trái đất, Đại học Indiana, Bloomington, Indiana

Tóm tắt: Bài báo xây dựng mô hình kết hợp thống kê-động lực (TK-ĐL) để dự báo năng lượng bão tích lũy (ACE) trong mùa bão (tháng 5 đến tháng 12) trên Biển Đông (BĐ). Mô hình thống kê dự báo ACE được sử dụng cả hai nguồn số liệu; số liệu tái phân tích (quan trắc) và từ dự báo mùa của Hệ thống Dự báo Khí hậu của Trung tâm Dự báo Môi trường (NCEP), phiên bản 2 (CFSv2). Nhân tố dự báo (NTDB) được lựa chọn để dự báo ACE dựa trên mối quan hệ giữa ACE với yếu tố môi trường quy mô lớn từ số liệu tái phân tích thời kỳ 1982-2018. Ba NTDB tiềm năng được lựa chọn; SST ở phía đông nam Nhật Bản (JSST), chênh lệch giữa JSST với SST vùng bể ấm Tây Thái Bình Dương (JSSTG) và gió vĩ hướng mực 200mb (U200) khu vực Đông Á. Tầm quan trọng tương đối của NTDB được đánh giá dựa trên phương pháp kiểm chứng chéo thời kỳ 1982-2010 để xác định định các mô hình dự báo ACE tốt nhất. Để dự báo ACE các NTDB sẽ được sử dụng từ dự báo thời gian thực của CFSv2, cụ thể:(1) Tại thời điểm dự báo ACE tháng 6, NTDB là JSSTG6-8 trung bình tháng 6-8 từ dự báo thời gian thực của CFSv2 với điều kiện dự báo ban đầu (ĐKDB) trong tháng 6, kết hợp với U200 quan trắc tháng 5 (U200 trễ 1 tháng so với thời điểm dự báo ACE); (2) Tại thời điểm dự báo ACE tháng 5, NTDB là JSST trung bình tháng 5-7 từ dự báo thời gian thực của CFSv2 với ĐKDB trong tháng 5, kết hợp với U200 quan trắc tháng 4 (U200 trễ 1 tháng so với thời điểm dự báo ACE); (3) Tại thời điểm dự báo ACE tháng 4-2, NTDB đơn JSST trung bình tháng 5-7 từ dự báo thời gian thực của CFSv2 với ĐKDB tháng 4-2. Thử nghiệm dự báo ACE dựa trên thời kỳ 2011-2018 cho thấy, có thể sử dụng mô hình kết hợp TK-ĐL để dự báo ACE trước mùa bão trên BĐ khoảng 2-3 tháng.

Từ khóa: Năng lượng bão tích lũy (ACE), Hệ thống Dự báo Khí hậu, phiên bản 2 (CFSv2).

50

7

Nghiên cứu khôi phục số liệu dòng chảy lưu vực sông cái Phan Rang

Bùi Văn Chanh1, Từ Thị Năm2, Nguyễn Thị Phương Chi2

1 Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ, 22 Pasteur, TP Nha Trang, Khánh Hòa

2 Khoa Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 236B Lê Văn Sĩ, phường 1, Tân Bình, TPHCM

Tóm tắt: Ninh Thuận là tỉnh hạn hán nhất cả nước, nguồn nước sử dụng của tỉnh hoàn toàn dựa vào dòng chảy trên sông Cái Phan Rang. Đây là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, tuy nhiên trên lưu vực sông này không có trạm đo lưu lượng liên tục trong nhiều năm, do đó nghiên cứu ứng dụng mô hình toán để khôi phục số liệu dòng chảy là rất cần thiết. Nghiên cứu này kết hợp sử dụng mô hình mưa dòng chảy thông số phân bố MARINE và mô hình sóng động học một chiều phi tuyến mô phỏng kết quả khôi phục số liệu dòng chảy lưu vực sông Cái Phan Rang. Kết quả nghiên cứu đã tìm được bộ thông số tối ưu và khôi phục dòng chảy ở 15 vị trí khác nhau trên lưu vực sông Cái Phan Rang từ năm 1978 đến 2015 phục vụ tính toán tài nguyên nước và phân vùng thủy văn.

Từ khóa: Mô hình MARINE, Mô hình Sóng động học, Sông Cái Phan Rang.

62

8

Bản tin dự báo nông nghiệp tháng 5 năm 2020 và tóm tắt tình hình môi trường không khí và nước tháng 03/2020

72

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất