TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
TỔ HỢP BẤT LỢI CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM VÀ THỦY TRIỀU ĐẾN AN TOÀN ĐÊ BIỂN TÂY NAM BỘ VÀO NGÀY 3 THÁNG 8 NĂM 2019 Nguyễn Xuân Hiển1, Lê Đức Quyền1 1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Tóm tắt: Nước dâng do gió mùa ảnh hưởng đến an toàn của các công trình ven biển, đặc biệt trong thời kỳ triều cường. Đầu tháng 8 năm 2019, đê biển ở khu vực ven biển huyện Trần Văn Thời bị sóng đánh tràn qua đê, gây sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn đê, gây thiệt hại cho hàng chục nghìn ha lúa và cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Mô hình số trị được áp dụng để tính toán và đánh giá đóng góp của nước dâng do gió mùa Tây - Nam, nước dâng do sóng và thủy triều đến mực nước tổng cộng gây tràn đê cho đói với các điểm ven biển ở khu vực biển Tây Nam Bộ trong đợt gió mùa đầu tháng 8 năm 2019. Kết quả cho thấy, mực nước tổng cộng cao nhất trong đợt gió mùa từ ngày 2 đến tháng 8 năm 2019 ở khu vực ven biển Tây Nam Bộ lên tới 2m. Trong đó nước dâng do gió mùa đóng góp từ 0,35 - 0,5m, nước dâng do sóng từ 0,1 - 0,25m, mực nước triều là 1,3 - 1,6m. Mực nước biển dâng cao do các nguyên nhân trên kết hợp với sóng tại khu vực cao từ 2 -2,5m là nguyên nhân chính gây tràn đê tại khu vực. Từ khóa: Nước dâng tổng cộng, nước dâng do gió mùa, nước dâng do sóng, chiều cao sóng, thủy triều. |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH ĐẾN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Lưu Trùng Phùng1, Nguyễn Kỳ Phùng1, Lê Thị Hiền2 1Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM 2Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có hệ thống sông rạch dày đặc, rất thuận lợi cho giao thông thủy và cảnh quan sông nước, nhưng lại có trở ngại lớn về ngập và tiêu thoát nước. Đây là một đô thị thường xuyên bị tác động của triều cường, mưa lớn vào mùa mưa, hệ thống thoát nước lạc hậu đang trong quá trình cải tạo khiến ngập lụt thường xảy ra trên diện rộng. Tình trạng này gây nhiều thiệt hại đến đời sống, của cải, sinh hoạt của người dân cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để có cái nhìn tổng quan trong những năm gần đây, Bài báo đã đánh giá chi tiết các yếu tố tự nhiên (mưa, triều, nước biển dâng) và các yếu tố nhân sinh (nhấn mạnh vào quá trình đô thị hóa) đến vấn đề ngập lụt của thành phố. Kết quả phân tích đã cho thấy được nguyên nhân chính là do mưa vượt tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, triều ngày càng dâng cao dưới tác động của biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa của khu vực nghiên cứu quá nhanh cũng như việc quy hoạch hệ thống cống thoát nước chưa phù hợp với điều kiện hiện tại. Kết quả của nghiên cứu cũng đã góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp hỗ trợ giải quyết tình trạng ngập úng tại Tp. HCM. Từ khóa: Ngập lụt, Triều cường, Biến đổi khí hậu, Đô thị hóa. |
8 |
3 |
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG HẠN HÁN LƯU VỰC SÔNG BA TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Nam Thành1, Trần Hồng Thái1, Bạch Quang Dũng1 1Tổng cục Khí tượng Thủy văn Tóm tắt: Hạn hán là một loại hình thiên tai có những đặc thù riêng và tác động của hạn hánt hường xảy ra trên một phạm vi rộng lớn, thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc thường rất khó nhận biết. Ứng dụng mô hình SWAT mô phỏng diễn biến dòng chảy có tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu diễn ra trên lưu vực sông là một nghiên cứu có ý nghĩa. Kết quả mô phỏng của mô hình SWAT trên lưu vực sông Ba cung cấp và bổ sung đầy đủ những dữ liệu cần thiết để tính toán chỉ số hạn thuỷ văn cho khu vực nghiên cứu này. Nghiên cứu này đã xây dựng được bản đồ phân vùng hạn hán lưu vực sông Ba theo kịch bản nền và các kịch bản BĐKH. Từ bản đồ phân vùng hạn hán đã phân tích, đánh giá được tác động của BĐKH đến hạn hán lưu vực sông Ba. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần hỗ trợ các nhà quản lý hoạch định chính sách ứng phó với hạn hán hiệu quả đặc biệt trước tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ như hiện nay và trong tương lai. Từ khóa: Hạn thủy văn, SWAT, biến đổi khí hậu, lưu vực sông Ba. |
20 |
4 |
TÍNH TOÁN TỶ LỆ PHÂN CHIA LƯU LƯỢNG ỨNG VỚI CÁC CẤP LŨ TẠI NGÃ BA BẢY YỂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG KONE - HÀ THANH TỈNH BÌNH ĐỊNH Trần Kim Châu1, Đỗ Anh Đức2, Bùi Mạnh Bằng2 1 Trường Đại học Thuỷ Lợi 2 Viện Khoa Học Lợi Việt Nam Tóm tắt: Việc phân chia lưu lượng tại các ngã ba sông là một vấn đề phức tạp, nó đóng vai trò quyết định đến chế độ thủy lực của hệ thống sông cũng như các tiêu chuẩn phòng chống lũ ở hạ lưu các nhánh sông. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng các mô hình thủy lực nhằm tính toán tỷ lệ phân chia lưu lương vào các nhánh sông của hệ thống sông Kone - Hà Thanh tại ngã ba Bảy Yển ứng với các cấp lưu lượng lũ. Nghiên cứu cho thấy lượng nước chuyển qua các nhánh sông có xu thế không đồng nhất khi lũ tăng. Đối với trận lũ lớn, tổng lượng nước chuyển qua các nhánh sông chỉ khoảng 72% lượng nước đến ngã ba. Trong đó 40% chuyển qua nhánh chính sông Kone. Lượng nước qua các nhánh Đập Đá và Gò Chàm lần lượt là 18% và 14%. Những giá trị này là cơ sở nhằm xác định các tiểu chuẩn phòng lũ khác nhau cho các công trình nằm ở hạ du. Từ khóa: Kone - Hà Thanh, phân chia lưu lượng, Mike Flood, Bảy Yển. |
28 |
5 |
ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ ỨNG VỚI CÁC KỊCH BẢN CẤP NƯỚC THỜI KỲ ĐỔ ẢI VỤ ĐÔNG XUÂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỀ XUẤT TIẾT KIỆM NGUỒN NƯỚC TỪ CÁC HỒ CHỨA Tô Văn Trường1, Bùi Nam Sách2, Nguyễn Văn Tuấn2, Lê Viết Sơn2 1Chuyên gia Quy hoạch thủy lợi 2Viện Quy hoạch Thủy lợi Tóm tắt: Tình trạng mực nước sông vùng hạ du sông Hồng - Thái Bình bị hạ thấp dẫn tới các công trình khó lấy nước và xâm nhập mặn sâu hơn, nhất là vào thời kỳ sử dụng nước gia tăng cho đổ ải vụ Đông Xuân. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình thủy lực MIKE 11 và mô đun truyền tải khuyếch tán để mô phỏng biến đông dòng chảy và xâm nhập mặn tại vùng ven biển ứng với các kịch bản nguồn nước xả từ các hồ chứa. Kết quả cho thấy trong thời kỳ đổ ải ứng với mực nước tại Hà Nội dưới +1,8m thì độ mặn tại các cống lấy nước vùng ven biển như Ngô Đồng, Mới, Hệ, Dục Dương… đều vượt 1‰, giới hạn đảm bảo lúa phát triển bình thường. Khi mực nước này xuống dưới + 1,2m thì độ mặn lên đến 3‰, thậm chí có lúc hơn 4‰. Dựa trên đặc điểm lấy nước, nghiên cứu khuyến cáo trong đợt xả đầu chỉ có các công trình vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… lấy được nước để thau rửa hệ thống và đưa vào ruộng, nên chỉ cần mực nước + 1,8m tại Hà Nội là đủ. Việc giảm từ + 2,2m tại Hà Nội (theo Quyết định 740/QĐ-TTg) xuống + 1,8m sẽ giảm được lưu lượng xả từ các hồ từ 2.846m3/s xuống 1.972m3/s, tương đương 302 triệu m3 sau 4 ngày xả. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất điều chỉnh lượng nước cần xả, tiết kiệm nước cho các hồ chứa thủy điện. Từ khóa: Đổ ải vụ Đông Xuân, Xả nước hồ chứa, Xâm nhập mặn, Ven biển Bắc Bộ. |
33 |
6 |
PHÂN BỐ MẶN - NHẠT NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN Phan Văn Trường1, Đỗ Ngọc Thực2, Nguyễn Đức Núi1, Phí Văn Công1, Vũ Xuân Việt3 1Viện Khoa học vật liệu 2Viện Địa chất và Địa vật lý biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển Nghệ An phân bố đa dạng trong cả môi trường lỗ hổng và khe nứt - karst. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng phân bố và diễn biến của giá trị độ tổngk hoáng hóa (TDS) trong nước dưới đất, nội dung bài báo thể hiện sự phân bố mặn - nhạt nước dưới đất trong các tầng chứa nước và xác định các tác động do hạn hán, nước biển xâm nhập, thủy triều và do cả mặn chôn vùi cho các đối tượng chứa nước. Từ khóa: Xâm nhập mặn, nước dưới đất, đồng bằng ven biển Nghệ An. |
49 |
7 |
MÔ HÌNH HYDIST VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỒNG ĐỘ PHÙ SA TẠI BIÊN LỎNG ĐỐI VỚI BÀI TOÁN HAI CHIỀU Nguyễn Thị Bảy1, Trần Thị Kim2, Huỳnh Công Hoài1, Phạm Anh Tài1, Nguyễn Đàm Quốc Huy2, Nguyễn Kỳ Phùng3 1Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh 2Đại học Tài Nguyên Môi trường TP. HCM 3Viện Khoa học Công nghệ tính toán tp. HCM Tóm tắt: Bài báo trình bày một phương pháp xử lý nồng độ phù sa trên biên lỏng khi dòng chảy từ miền tính chảy ra biên trong mô hình dòng chảy hai chiều kết hợp đồng nhất, xen kẽ giữa tính toán thủy lực và chuyển tải phù sa - xử lý bằng phương pháp đường đặc trưng. Toàn bộ mô hình được tích hợp trong phần mềm HYDIST, và tính áp dụng cho đoạn sông Tiền, thị trấn Tân Châu, tỉnh An Giang. Kết quả đã phản ánh được tính hiệu quả của phương pháp, các kết quả thu được về lan truyền phù sa từ thượng lưu sông Tiền thị trấn Tân Châu đã được truyền ra khỏi miền tính ở hạ lưu, mà không tồn đọng lại trong miền, mặc dầu miền tính được giới hạn, nhưng với phương pháp xử lý này, phù sa trong miền tính được trao đổi tốt với miền ngoài và chảy ra ngoài miền tính, mà không nhất thiết phải kéo dài miền tính. Các kết quả cho thấy tính khả thi của việc xử lý biên bằng phương pháp đường đặc trưng trong áp dụng tính toán lan truyền chất trong sông, đặc biệt khi đoạn tính tương đối giới hạn. Từ khóa: Mô hình chuyển tải phù sa 2D, Xử lý biên, Phương pháp đường đặc trưng, Thủy lực. |
57 |
8 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN, THÁNG 07 NĂM 2019 |
65 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 8 NĂM 2019
Đăng ngày: 14-11-2019-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2019
-
Vietnam Journal of Hydrometeorology
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2019
-
VIETNAM JOURNAL OF HYDRO - METEOROLOGY
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2019
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2019
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.