Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2018

Đăng ngày: 01-09-2018 File đính kèm
Số 693 * Tháng 9 năm 2018

Số 693 * Tháng 9 năm 2018

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN VẬN CHUYỂN BÙN CÁT TRONG LÒNG HỒ ĐỒNG NAI 2

Đoàn Thanh Vũ1,Lê Ngọc Anh1, Hoàng Trung Thống1, Cấn Thu Văn1

1Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM

Tóm tắt: Bồi lắng hồ chứa là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành vàt uổi thọ của công trình thủy điện. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp thêm các thông tin vềs ự biến động của đáy hồ thủy điện Đồng Nai 2 theo không gian và thời gian, tốc độ bồi lắng của hồs au một thời gian dài. Mô hình TELEMAC2D - SISYPHE được sử dụng để mô phỏng quá trình thủy động lực và vận chuyển bùn cát trong hồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 50 năm tổng lượng phù sa bồi lắng trong hồ khoảng 42,7.106m3; tốc độ bồi lắng có xu hướng tăng nhanh ở 25 năm đầu( 880840m3/năm) sau đó giảm dần và ổn định ít thay đổi (853.152m3/năm).

Từ khóa: Mô hình TELEMAC2D, SISYPHE, vận chuyển bùn cát, Hồ Đồng Nai 2.

1

2

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNHN GÀY BẮT ĐẦU GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG Ở VIỆT NAM

Trần Đình Linh1, Chu Thị Thu Hường1

1Khoa Khí tượng Thủy văn - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo dựa trên số liệu tái phân tích ERA Interim và số liệu quan trắc nhiệt độ ngàyt ại 60 trạm trên các vùng khí hậu B1, B2, B3 và B4 trong giai đoạn 1981-2015 để đưa ra phươngp háp xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa đông (GMMĐ)ở miền khí hậu phía bắc Việt Nam. Bài báo đã phân tích và lựa chọn được ba yếu tố căn cứ (YTCC) để xác định ngày bắt đầu của GMMĐ,g ồm:(1) Gió kinh hướng trên khu vực phía Bắc Việt Nam (16-23,5oN; 102-108,5oE) - V1; (2) Khí ápm ực biển trên khu vực Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ (20-24oN; 105-110oE) - MSL2 và (3) Nhiệtđ ộ quan trắc tại các trạm trên khu vực. Tương ứng từng YTCC, bài báo cũng đưa ra được chỉ tiêu xác định một đợt không khí lạnh (KKL), từ đó xác định ngày bắt đầu của GMMĐ trên khu vực thông qua tiêu chí về số ngày tối đa mà hoàn lưu trên khu vực có gián đoạn của gió mùa tây nam. Phương pháp đã được áp dụng thử nghiệm cho 4 năm từ 2011-2014. Kết quả được kiểm nghiệm là chính xác.

Từ khóa: Gió mùa mùa đông; Không khí lạnh; Phương pháp xác định ngày bắt đầu gió mùa mùa đông.

12

3

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN PHÂN VÙNG HẠN - MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN SÔNG MÃ

Lê Thị Thường1, Trương Văn Hùng2

1Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt:Trong những năm gần đây hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng ven biển sông Mã đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt trong những năm dưới ảnh hưởng của ElNino thì mối quan hệ giữa hạn hán và xâm nhập mặn càng thể hiện rõ tác động của nó. Bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu, tính toán để phân các tiểu vùng hạn - mặn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do hán hán, xâm nhập mặn gây ra cũng như làm cơ sở đề xuất các giải pháps ử dụng nước hợp lý cho từng tiểu vùng.

Từ khóa:Hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đồng bằng ven biển sông Mã.

23

4

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN VÙNG NAM TRUNG BỘ

Mai Kim Liên1 , Hoàng Văn Đại 2 , Vũ Thị Phương Thảo2 , Bùi Văn Hải 2

1 Cục Biến đổi khí hậu

2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là thách thức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và của vùng Nam Trung Bộ nói riêng. Những năm gần đây các loại hình thiên tai cực đoan do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu xuất hiện ngày càng bất thường.Tình trạng thiên tai đã và đang gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế Nam Trung Bộ đặc biệt là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong bài báo này tập trung đánh giá tính dễ bị tổn thương tổng thể cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cấp huyện cho các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả đánh giá cho thấy huyện Phù Mỹ thuộc tỉnh Bình Định tổn thương cao nhất, hầu hết các huyện còn lại thuộc các tỉnh tổn thương ở mức trung bình.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, dễ bị tổn thương, bộ chỉ thị.

30

5

HIỆU CHỈNH TỰ ĐỘNG DỰ BÁO NHIỆT ĐỘ CÁC THÀNH PHỐ TỪ ĐẦU RA MÔ HÌNH IFS

Lương Tuấn Minh1, Hoàng Phúc Lâm2, Trần Tiến Đạt3, Vũ Trọng Thành3, Lê Thanh Nga3

1Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn

2Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

3Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả đánh giá phương pháp hiệu chỉnh tự động dự báo nhiệt độ cho một số thành phố trên lãnh thổ Việt Nam từ đầu ra mô hình IFS. Số liệu đầu ra từ mô hình IFS sẽ được hiệu chỉnh giá trị để dự báo nhiệt độ tối thấp và tối cao sau đó tiến hành tính toán, đánh giá nhằm xem xét khả năng ứng dụng của phương pháp hiệu chỉnh đối với bài toán dự báo thực tế. Thời hạn dự báo là 3 ngày, chia làm ba thời đoạn nghiên cứu 24h, 48h, 72h. Kết quả cho thấy phương pháp hiệu chỉnh tự động dự báo nhiệt độ giúp cải thiện đáng kể chất lượng dự báo của môh ình IFS đối với yếu tố nhiệt độ.

Từ khóa: Hiệu chỉnh, nhiệt độ, thống kê đầu ra mô hình.

41

6

KHAI THÁC MÔ HÌNH MIKE 11 TRONG DỰ BÁO, CẢNH BÁO XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đặng Văn Dũng1, Trần Đình Phương2, Lê Thị Oanh2, Trần Thành Công2

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

2Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

Tóm tắt: đang tác nghiệp tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ, do vậy việc khai thác hiệu quả mô hình thủy phục vụ dự báo, cảnh báo sẽ góp phần giảm nhẹ thiên tai và thiệt hại do xâm nhập mặn. Nghiên cứu này tiến hành sử dụng các bộ công cụ mô hình MIKE SDK và công cụ trích xuất kết quả mô hình MIKE (Read1d extraction tools) kết hợp với công cụ GIS để biên tập kết quả tính toán của mô hình MIKE11 AD. Nghiên cứu cũng xây dựng các công cụ phần mềm hiển thị, chồng lớp, tính toán độ mặn, chiều sâu xâm nhập mặn, cấp độ rủi ro thiên tai, chuyển phát kết quả mô hình cùng với các công cụ cho các Đài KTTV tỉnh khai thác phục vụ các yêu cầu riêng của địa phương. Kết quả đạt được của nghiên cứu là xây dựng được hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn hiệu quả cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Xâm nhập mặn, Mô hình, MIKE11, hệ thống hỗ trợ, dự báo

48

7

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH HEC-RESSIM PHỤC VỤ ĐIỀU TIẾT LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐÀ

Phạm Văn Tuấn1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Vận hành tối ưu liên hồ chứa theo quy trình hiện nay đang là một bài toán được quan tâm và nghiên cứu. Nghiên cứu này bước đầu áp dụng thử nghiệm mô hình HEC-RESSIM tính toánđ iều tiết liên hồ chứa Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình trên sông Đà áp dụng thử nghiệm cho trận lũ năm 2014. Kết quả bài toán điều tiết liên hồ chứa Hồ Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình cho thấy hiệu quả cắt lũ đã tăng lên rõ rệt. Đường quá trình lưu lượng nước ở trạm thủy văn Bến Ngọc sau khi điều tiết cho thấ y không những đỉnh lũ đã được cắt hợp lý mà cả lưu lượng đỉnh lũ cũng được giảm đi rất nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả rõ ràng của bài toán điều tiết lũ liên hồ chứa Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình khi áp dụng mô hình HEC-RESSIM cho trận lũ năm 2014. Nghiên cứu đã ứng dụng được mô hình mở HEC-RESSIM cho bài toán điều tiết lũ hệ thống liên hồ chứa trên sông Đà có can thiệp vào mô hình mở bằng cách sử dụng các câu lệnh bổ sung cho các trường hợp điều tiết để cắt giảm lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa. Kết quả áp dụng khá tốt, phù hợp với bài toán tínht oán điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông.

Từ khóa: Lai Châu - Sơn La - Hòa Bình, HEC-RESSIM.

59

8

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2018

Trong tháng 8 đã xuất hiện 1 cơn bão (bão số 4) và 1 ATNĐ. Trong đó cơn bão số 4 ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết đất liền nước ta. Tình hình nhiệt độ, nhiệt độ cả nước trong tháng 8 phổ biến xấp xỉ TBNN, riêng hai khu vực Trung Trung Bộ và Nam Bộ có nhiệt độ cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Tình hình mưa trong tháng 8 tại Bắc Bộ đều phổ biến cao hơn TBNN. Còn tại Trung Trung Bộ trở vào đến phía nam nước ta đều có tổng lượng mưa trong tháng thấp hơn TBNN.

67

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất