MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2020

Đăng ngày: 15-09-2020 File đính kèm
Số * 717 tháng 9 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Đánh giá rủi ro thiên tai do lũ lụt lưu vực sông Dinh

Vũ Minh Cát1*

1Khoa Xây dựng, Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh; vuminhcat@gmail.com

Tóm tắt: Theo luật phòng chống thiên tai thì nước ta có tới 21 loại thiên tai, trong đó lũ lụt là loại thiên tai gây tổn thất lớn nhất về người và tài sản. Sử dụng các phương pháp lượng hóa được mức độ tổn thất do lũ lụt và xây dựng bản đồ phân bố không gian của rủi ro lũ lụt là xu hướng được áp dụng phổ biến ở các nước tiên tiến và bước đầu đã được áp dụng cho một số dự án ở nước ta. Bằng việc sử dụng phương pháp đánh giá định lượng tổn thất do lũ, nghiên cứu đã xác định được mức độ rủi ro lũ chi tiết tới cấp xã ứng với 3 nhóm kịch bản năm 2015, 2030 và 2050 có xét tới tác động của khí hậu và sử dụng đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các loại hình kinh tế, các xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt. Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xu thế đô thị hóa ngày càng tăng thì rủi ro do lũ lụt cũng sẽ tăng lên và thiệt hại hàng năm do lũ lụt có thể lên tới 2,5% GDP của địa phương. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp địa phương xây dựng kế hoạch và lồng ghép quản lý phòng chống thiên tai với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Từ khóa: Hiểm họa; Phơi lộ; Dễ bị tổn thương; Rủi ro; Bản đồ rủi ro lũ.

1

2

Đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo bão của hệ thống mô hình tổ hợp

Trần Quang Năng1*, Trần Tân Tiến2

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; trannang030984@gmail.com; 2 Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội; tientt49@gmail.com

Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo cho hệ thống tổ hợp để đánh giá thông tin xác suất dự báo được vị trí đi qua của cơn bão (strike probability map) – hay sai số xác suất của quỹ đạo. Một số kết quả đã được áp dụng cho hai hệ thống dự báo tổ hợp khu vực SREPS (dựa trên mô hình WRF–ARW, WRF–NMM và HRM, sử dụng đa đầu vào GFS, GSM, GME, GEM và NOGAPS) và tổ hợp toàn cầu Var_EPS của Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) cho một số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam trong giai đoạn 2012–2016. Đối với dự báo tất định từ sản phẩm dự báo trung bình tổ hợp, các kết quả cho thấy việc giảm sai số khi so sánh với dự báo quỹ đạo của từng thành phần đơn lẻ đối với cả hệ thống SREPS và Var_EPS. Áp dụng phương pháp tính toán sai số xác suất dựa trên điểm số BS đã cho thấy kĩ năng dự báo quỹ đạo từ tổ hợp toàn cầu ổn định hơn so với dự báo tổ hợp khu vực.

Từ khóa: Dự báo tổ hợp; Đánh giá kĩ năng dự báo xác suất quĩ đạo bão; SREPS; Var_EPS.

11

3

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu nhiệt ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe một số cộng đồng dân cư tại Quảng Nam

Nguyễn Công Tài1, Nguyễn Đăng Quang2

1Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam; taikttvqnam@gmail.com

2Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn; quangvnes@gmail.com

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ cảm nhận (HI) và xu thế biến đổi hệ số nhiệt dư thừa (EHF) thông qua dữ liệu khí tượng tại Quảng Nam từ năm 1979 đến 2019. Kết hợp với số liệu y tế tại địa phương, ngưỡng nhiệt độ–độ ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe một số cộng đồng dân cư tại Quảng Nam được phân cấp, xác định. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam theo hướng ứng dụng thông tin thời tiết để chăm sóc, phục vụ sức khỏe cộng đồng.

Từ khóa: Nhiệt độ cảm nhận (Heat Index); Hệ số nhiệt dư (Excess Heat Factor); Nắng nóng nguy hiểm (Heatwave).

20

4

Đánh giá xu thế và xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Bình Phước

Lê Hoài Nam1, Nguyễn Văn Tín3, Hồ Công Toàn2, Trần Tuấn Hoàng2, Phạm Thanh Long2*

1Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Nam; lhnammt@gmail.com;

2Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; hoangkttv@gmail.com; longpham.sihymete@gmail.com; hocongtoanhdh@gmail.com;

3Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; tin.sihymete@gmail.com;

Tóm tắt: Bài báo này đánh giá xu thế biến đổi diễn ra tại Bình Phước giai đoạn 1981–2018 và xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) cho tỉnh Bình Phước bằng phương pháp chi tiết hóa động lực và dựa trên kết quả kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả cho thấy, xu thế biến khí hậu tại hai trạm quan trắc Đồng Phú và Phước Long khá tương đồng cụ thể: Trong giai đoạn 1981–2018, về nhiệt độ trung bình tại trạm Đồng Phú có xu thế tăng 0,41 oC/thập kỷ, tại trạm Phước Long có xu thế tăng 0,45 oC/thập kỷ. Về lượng mưa, tại Đồng Phú có xu thế giảm 1,2 mm/năm, trong khi đó tại trạm Phước Long có xu thế tăng 2,3 mm/năm. Đồng thời, kết quả xây dựng kịch bản BĐKH tại Bình Phước cho thấy, nhiệt độ trung bình trong tương lai có xu thế tăng theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5: Theo RCP4.5 vào năm 2025, nhiệt độ trung bình tăng 0,7 oC, vào năm 2030 tăng khoảng 0,9 oC, đến năm 2050 tăng 1,4 oC và năm 2100 tăng 1,9 oC; theo RCP8.5 nhiệt độ tăng 0,9 oC vào năm 2025, tăng 1 oC và 1,8 oC vào năm 2030 và năm 2050 và mức tăng cao nhất đến 2100 lến đến 3,6–3,7 oC. Đối với lượng mưa, theo kịch bản RCP4.5 vào năm 2025, 2030 tại Đồng Phú có mức thay đổi 8,7%, 9,6%, năm 2050 mức tăng khoảng 9,2% và năm 2100 lên đến 14,5%. Trong khi đó, tại trạm Đồng Phú, lượng mưa năm có mức tăng từ 9,9% đến 16,6%, tương ứng từ năm 2025 đến năm 2100. Ngoài ra, theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa tại Đồng Phú tăng khoảng 9,6% năm 2025, năm 2030 tăng 10%, năm 2050 tăng 12,3%, năm 2100 tăng mạnh với 23,1%; tại Phước Long, lượng mưa năm tăng khoảng 9,7% vào năm 2025, tăng khoảng 9,9% vào năm 2030 và tăng khoảng 15,3% (năm 2050) và 26,5% (năm 2100).

Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Xu thế; Kịch bản.

32

5

Nghiên cứu diễn biến đáy khu vực cửa sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng

Trần Thị Kim1,2*, Nguyễn Thị Thanh Minh1, Trà Nguyễn Quỳnh Nga3,4, Nguyễn Thị Bảy3,4, Nguyễn Kỳ Phùng5

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM; ttkim@hcmunre.edu.vn; nguyenthithanhminh0419@gmail.com

2Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc Gia Tp.HCM; ttkim@hcmunre.edu.vn

3Trường Đại học Bách Khoa; ntbay@hcmut.edu.vn; tnqnga@hcmut.edu.vn

4Đại học Quốc Gia Tp.HCM; ntbay@hcmut.edu.vn; tnqnga@hcmut.edu.vn

5Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM; kyphungng@gmail.com

Tóm tắt: Bài báo này tập trung tính toán diễn biến đáy khu vực cửa sông tỉnh Sóc Trăng dưới ảnh hưởng của thủy triều bằng phương pháp mô hình toán MIKE 21 với hai module HD và MT để mô phỏng chế độ dòng chảy và vận chuyển bùn cát tới diễn biến bồi xói đáy.

Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định thủy lực và vận chuyển bùn cát đạt được sự tương quan khá tốt với số liệu tại trạm Đại Ngãi và Trần Đề, đảm bảo độ tin cậy mô hình để mô phỏng hình thái đáy vào mùa lũ. Tính toán cho thấy, vào mùa lũ, dưới tác động của lưu lượng đổ về lớn nên dòng chảy sông chiếm ưu thế so với dòng chảy triều và cung cấp một lượng bùn cát lớn, do đó xu thế bồi xói phân bố rõ nét. Các khu vực xói mạnh tập trung giữa lòng sông ở đầu bờ cù lao với mức độ lớn nhất là 0,15 m; và khu vực bồi nhiều nhất ven bờ cửa sông Định An với mức độ là 0,24 m.

Từ khóa: Diễn biến đáy; Cửa sông tỉnh Sóc Trăng; Vận chuyển bùn cát; MIKE 21.

45

6

Nghiên cứu đặc điểm khí hậu tỉnh Trà Vinh

Đặng Thanh Tâm1, Nguyễn Thị Phương Chi2

1Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Trà Vinh; thanhtamcn2808@gmail.com

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; ntpchi@hcmunre.edu.vn

Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tích, đánh giá tài nguyên khí hậu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Trà Vinh nằm gần đường xích đạo và có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao và đồng đều, độ ẩm cao quanh năm. Nhiều biến số khí hậu, chẳng hạn như nhiệt độ trung bình tháng, không cho thấy sự biến đổi lớn theo năm. Tuy nhiên, nhiều biến thể biểu hiện các biến đổi nổi bật trong ngày (hoặc hàng ngày) theo từng giờ, cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nóng lên của mặt trời đối với khí hậu địa phương. Khí hậu của Trà Vinh được đặc trưng bởi hai mùa gió mùa chia cách nhau bởi các thời kỳ gió mùa. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 12 đến đầu tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ ở Trà Vinh thay đổi chút ít từ tháng này sang tháng khác. Tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng 12 và tháng 01 là thời tiết mát nhất. Dựa vào kết quả đặc điểm khí hậu tỉnh Trà Vinh có thể tiến hành phát triển bền vững, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Nhiệt độ; Lượng mưa; Độ ẩm; Bốc hơi; Nắng; Gió.

56

7

Thử nghiệm đánh giá khách quan chất lượng dự báo nhiệt độ bằng phần mềm trong nghiệp vụ dự báo

Lê Đại Thắng1*, Nguyễn Viết Lành2

1Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn; ledaithang.73@gmail.com

2Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; nvlanh@hunre.edu.vn

Tóm tắt: Trong dự báo thời tiết điểm hiện nay tại Việt Nam, để tiến hành thực hiện bài toán đánh giá chất lượng dự báo các yếu tố dự báo sẽ được phân chia thành hai loại: biến theo pha (phân nhóm) và biến liên tục, đối với mỗi loại biến sẽ yêu cầu tính toán các chỉ số sai số dự báo và áp dụng kỹ thuật phân tích khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, Chúng tôi sử dụng phương pháp chuẩn đánh giá chất lượng dự báo bằng sự kết hợp của hai kỹ thuật phân tích toán đồ tụ điểm và phân tích tham số, áp dụng đánh giá chất lượng dự báo yếu tố nhiệt độ cực trị ngày (biến liên tục) trong tháng 4 năm 2020 cho điểm Hà Nội bằng phần mềm tự động đánh giá khách quan chất lượng dự báo. Kết quả nghiên cứu cho thấy sai số dự báo nhiệt độ tối cao lớn hơn sai số dự báo nhiệt độ tối thấp và giá trị nhiệt độ cực trị ở các hạn dự báo đa phần thường dự báo thấp hơn so với giá trị quan trắc, ngoài ra còn rất nhiều thông tin khác rất hữu ích về chất lượng dự báo, kết quả nghiên cứu sẽ trợ giúp Dự báo viên và người quản lý kịp thời điều chỉnh dự báo và có kế hoạch nghiên cứu, cải tiến và phát triển nâng cao trình độ dự báo trong tương lai.

Từ khóa: Dự báo điểm; Đánh giá chất lượng dự báo; Phương pháp chuẩn.

67

8

BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2020

78

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.