Băng tan dẫn đến sự sụt giảm trong lượng nước ngọt ở khu vực

Đăng ngày: 11-06-2020 | Lượt xem: 2436
Theo một nghiên cứu mới đây, bảy trong số những khu vực có lượng băng lớn nhất toàn cầu đang tan chảy với tốc độ rất nhanh, và tốc độ tan nhanh đang làm cạn kiệt nguồn nước ngọt mà hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng.

Theo một nghiên cứu mới đây, bảy trong số những khu vực có lượng băng lớn nhất toàn cầu đang tan chảy với tốc độ rất nhanh, và tốc độ tan nhanh đang làm cạn kiệt nguồn nước ngọt mà hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng.

Tác động của băng tan ở Greenland và Nam Cực đối với đại dương của thế giới đã được ghi nhận rõ ràng. Nhưng những hiện tượng gây ra hiện tượng mực nước biển dâng cao nhất trong lịch sử thế kỷ 20 là băng tan tại các sông băng nằm ở bảy khu vực khác: Alaska, Quần đảo Bắc Cực Canada, Nam Andes, Núi cao châu Á, Bắc cực Nga, Iceland và quần đảo Svalbard của Na Uy. Trong đó, năm khu vực thuộc Bắc Cực chiếm tỷ lệ lớn nhất trong việc băng tan.

Tốc độ băng tan chảy đang ngày một gia tăng, có khả năng ảnh hưởng đến không chỉ bờ biển mà cả nông nghiệp và nước uống trong trên khắp thế giới, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA; Đại học California, Irvine; và Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia ở Boulder, Colorado cho hay. Nghiên cứu được thực hiện bởi Enrico Ciraci, một nhà nghiên cứu tốt nghiệp UCI ngành khoa học Trái đất.

Băng tan tại nhiều khu vực đang có tác động xấu tới nguồn nước ngọt trên toàn cầu

"Ở dãy núi Andes ở Nam Mỹ và vùng núi cao châu Á, băng tan là nguồn cung cấp nước uống và tưới tiêu chính cho hàng trăm triệu người", đồng tác giả nghiên cứu của Isabella Velicogna, một nhà khoa học cao cấp tại JPL và giáo sư ngành khoa học Trái đất cho hay. "Những bất ổn về tài nguyên có thể có tác động sâu rộng đến hoạt động kinh tế và ổn định chính trị."

Dựa trên các dữ liệu từ vệ tinh của Hoa Kỳ (GRACE) trong các giai đoạn tử 2002 đến 2017 và từ 2018 đến nay, các nhà nghiên cứu tính toán rằng, trung bình, bảy khu vực này đã mất hơn 280 tỷ tấn băng mỗi năm. Băng tan đã làm mực nước biển dâng lên tổng cộng 13 mm (0,5 inch) trong mực nước biển toàn cầu từ năm 2002 đến 2019, và tỷ lệ này đã tăng từ 0,7 mm (0,028 inch) mỗi năm trong năm 2002 lên 0,9 mm (0,035 inch) mỗi năm vào năm 2019.

Các vệ tinh GRACE-FO của Mỹ đã liên tục đo những thay đổi rất nhỏ trong lực hấp dẫn của Trái đất khi chúng quay quanh trục. Theo thời gian, sự dịch chuyển trong phân phối nước là nguồn thay đổi trọng lực lớn nhất trên hành tinh, vì vậy các nhà khoa học có thể sử dụng các phép đo thay đổi trọng lực để theo dõi sự thay đổi của khối lượng nước khi nó quay vòng từ các tảng băng và sông băng ra đại dương. GRACE là một dự án nhiệm vụ chung của NASA và Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, hợp tác với Đại học Texas tại Austin. GRACE-FO là sự hợp tác giữa NASA và Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://climate.nasa.gov/news/2989/ice-melt-linked-to-accelerated-regional-freshwater-depletion/

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: