Sự phát triển băng cực đại ở Bắc Cực cho thấy kết quả ngoài dự đoán

Băng ở Bắc Cực, khu vực tập trung ít nhất 15% băng giá, đã đạt mức cực đại hàng năm vào ngày 5 tháng 3 năm 2020. Vào ngày 24 tháng 3, National Snow and Ice Data Center (tạm dịch: Trung tâm Dữ liệu Băng - Tuyết Quốc gia - NSIDC) đã thông báo sự tăng trường của các tảng bang từ 2019 đến 2020 đã cho một kết quả bất ngờ không được dự đoán trước: phạm vi băng đạt 5.810.000 dặm vuông (tức 15.050.000 kilômét vuông).

Ngày đăng: 28/04/2020

Thụy Sĩ tuyên bố quyên góp cho hệ thống cứu trợ nhân đạo của WMO

Chính phủ mới của Thụy Sĩ đã tuyên bố cho phép Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO dùng khoản tiền quyên góp của nước này để cung cấp cho các cơ quan và các hoạt động nhân đạo của Liên Hợp Quốc liên quan đến các hàng hóa và hoạt động ứng phó khẩn cấp, đặc biệt là trong trường hợp lốc xoáy nhiệt đới hoặc lũ lụt ở các nước đang phát triển.

Ngày đăng: 27/04/2020

Ngày Trái Đất năm 2020: Lan tỏa ý tưởng xanh, hành động vì khí hậu

Năm 2020 Ngày Trái đất được Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề là “Hành động vì khí hậu,” nhằm kêu gọi thực hiện những hành động sáng tạo, đổi mới để giải quyết vấn đề về khí hậu.

Ngày đăng: 22/04/2020

Các đại dương nóng lên chưa từng thấy giữa đại dịch

Các đại dương thế giới đã chạm mức nhiệt độ cao kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về hiệu ứng nóng lên toàn cầu có thể khiến cho thời tiết trong năm trở nên cực kỳ khắc nghiệt.

Ngày đăng: 19/04/2020

Khả năng thiên tai khí tượng thủy văn năm 2020 khốc liệt, phức tạp và khó lường

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích băng ở các cực liên tục giảm và nhiệt độ trung bình toàn cẩu liên tục tăng. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong giai đoạn 2010-2019 và 5 năm gần đây có nhiệt độ cao nhất trong 140 năm qua.

Ngày đăng: 16/04/2020

Phải tận dụng tốt khoảng thời gian này” - các chuyên gia khí hậu hy vọng sau khi trì hoãn COP 26

Các nhà vận động môi trường và các nhà lãnh đạo khí hậu đã tuyên bố sẽ gây áp lực lên các chính phủ trên thế giới để đưa ra các cam kết mới nghiêm ngặt hơn về khủng hoảng khí hậu, sau khi một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng của Liên Hợp Quốc đã bị trì hoãn đến năm sau vì đại dịch virus corona.

Ngày đăng: 16/04/2020

Nghiên cứu cảnh báo về hạn ngắn

Một nghiên cứu liên ngành của nhóm các nhà khoa học theo dõi sự phát triển của hạn hán trong khoảng thời gian ngắn khoảng 2 tuần cho thấy tần suất của hạn ngắn được dự đoán sẽ tăng theo biến đổi khí hậu.

Ngày đăng: 16/04/2020

Theo nghiên cứu, Châu Âu đã trải qua năm nóng nhất trong lịch sử vào năm 2019.

Các nghiên cứu đã cho thấy Châu Âu đã trải qua 11 trên 12 năm nóng nhất trong vòng 2 thập kỉ vừa qua.

Ngày đăng: 15/04/2020

Sạt lở, sụt lún đất tàn phá vùng ngọt hóa Cà Mau

Nhắc đến sụt lún, sạt lở đất ở ĐBSCL, người ta nghĩ đến mùa mưa lũ. Nhưng ở Cà Mau ngay thời điểm nắng hạn gay gắt, sụt lún gây ra sạt lở nặng nề.

Ngày đăng: 15/04/2020

Trái đất ghi nhận tháng 3 nóng nhất thứ hai trong lịch sử

Hôm thứ 5 vừa rồi, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã công bố trước thềm tháng 1 và tháng 2 ấm nhất trong lịch sử được ghi nhận, trái đất của chúng ta đã ghi nhận tháng ba nóng nhất thứ hai trong lịch sử.

Ngày đăng: 12/04/2020

Ninh Thuận: Thắng lợi công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong bối cảnh thiên tai hạn hán khắc nghiệt

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tình hình sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019–2020 diễn ra trong bối cảnh thiên tai hạn hán, thiếu nước và dịch bệnh bùng phát. Tình trạng hạn hán, thiếu nước ngay từ đầu vụ gây khó khăn cho công tác điều tiết nước sản xuất, hơn 7.000 ha diện tích dừng sản xuất, một số diện tích cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng, thiệt hại do hạn hán gây ra. Bên cạnh đó, trước tình hình cả nước đang nỗ lực đối phó với bệnh Dịch CoVid -19 đã gây không ít khó khăn cho công tác điều hành sản xuất nông nghiệp.

Ngày đăng: 10/04/2020

Hội nghị COP26 bị hoãn vì đại dịch do virus Corona gây ra

Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 dự kiến diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 đã bị hoãn lại và sẽ được dời lại vào năm 2021.

Ngày đăng: 08/04/2020

Lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch có thể giảm 2,5 tỷ tấn vào năm 2020

Lượng khí thải carbon trên toàn cầu từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch có thể giảm kỷ lục 2,5 tỷ tấn trong năm nay, tương đương mức giảm giảm 5% do đại dịch virus corona, gây ra sự sụt giảm lớn nhất về nhu cầu nhiên liệu hóa thạch.

Ngày đăng: 06/04/2020

Sự suy giảm tầng ozone đang đạt mức kỷ lục

Sự suy giảm của tầng ozone, lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi mức độ bức xạ cực tím có hại, đang ở mức độ cao chưa từng thấy trên phần lớn Bắc Cực vào mùa xuân này. Hiện tượng này xảy ra do sự xuất hiện liên tục của các chất làm suy giảm tầng ozone trong khí quyển và một mùa đông lạnh trong tầng bình lưu (tầng khí quyển giữa độ cao khoảng từ 10 km đến 50 km).

Ngày đăng: 05/04/2020

Miền Tây trong cơn khát lịch sử

Tháng 3.2020, năm tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An đã phải công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Mọi kỷ lục hạn mặn đều bị xô đổ, ĐBSCL đang phải đối mặt với một cơn khát lịch sử...

Ngày đăng: 03/04/2020

Kêu gọi thích ứng biến đổi khí hậu

Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng tăng do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng hạ tầng và hoạt động giao thông, vận tải trên toàn thế giới. Châu Âu sẽ phải chi ra hàng trăm triệu ơ-rô nhằm khắc phục thiệt hại nếu không sớm đưa ra các biện pháp bảo đảm hạ tầng giao thông có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngày đăng: 30/03/2020

Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh liên tiếp gánh chịu thiệt hại nặng nề từ những trận mưa lũ. Hạn hán, xâm nhập mặn thì thường xuyên xảy ra đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng thời tiết bất thuận nói trên được xác định là do biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ngày đăng: 27/03/2020

Nước và biến đổi khí hậu

Nước là một trong những phương tiện chính giúp con người có thể cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu. Nguồn nước sẵn có đang trở nên bất ổn hơn lúc nào hết ở rất nhiều nơi, cùng với việc số lượng các trận lũ lụt gia tăng đang đe dọa phá hủy các công trình nước, các công trình vệ sinh và làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngày đăng: 27/03/2020