Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm với xu thế xuống dần, và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN: 2012-2023) từ 0,15- 1,5m.
Hình 1. Đường quá trình mực nước mùa khô năm 2023-2024 tại trạm Chiang Saen (Thái Lan)
Hình 2. Đường quá trình mực nước mùa khô năm 2023-2024 tại trạm Kratie (Campuchia)
Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu dao động theo triều với xu thế lên dần.
Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,36m (ngày 28/2), tại Châu Đốc 1,58m (ngày 28/2), cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,1-0,15m.
Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu có xu thế tăng dần vào cuối tuần.
Mực nước cao nhất tuần tại trạm Vũng Tàu 3,88m (ngày 28/2).
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng dần vào các ngày cuối tuần, độ mặn tại các trạm ở mức nhỏ hơn so với độ mặn cao nhất tháng 2/2023, một số trạm ở Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau có độ mặn lớn hơn.
Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính:
- Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 50-62km;
- Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km;
- Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 42-52km;
- Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 43-50km;
- Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km;
- Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 37-45km.
Khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, nắng nóng có xu hướng mở rộng, có nơi nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại miền Tây phổ biến từ 33-350C, có nơi trên 35oC; miền Đông từ 34-360C, có nơi trên 370C.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều với xu thế xuống dần.
Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,35m, tại Châu Đốc 1,55m, ở mức tương đương TBNN cùng kỳ.
Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu: Từ ngày 01/3-10/3 mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao 4 động trong khoảng 3,50 – 3,90m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 0 đến 4 giờ và 13 đến 17 giờ hằng ngày.
Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Rạch Giá): Từ ngày 01/3-10/3, mực nước triều tại trạm Rạch Giá dao động ở mức thấp, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 0,20 – 0,32m, thời gian xuất hiện trong khoảng 01 đến 03 giờ hằng ngày.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 01-10/3/2024: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL dao động ở mức cao trong 1,2 ngày đầu, sau giảm dần và tăng lại vào 2 ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 03/2023, một số trạm ở Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.
Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính:
- Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 50-60km;
- Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 40-45km;
- Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 42-50km;
- Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 43-50km;
- Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km;
- Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 37-45km.
Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024: Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 07/3-13/3, từ 24-28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ 07-13/3, từ 24-28/3, từ 07-12/4, từ 22-28/4).
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 2.
Cảnh báo tác động của xâm nhập mặn Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.
Tạp chí KTTV