Mục đích của Kế hoạch
Việc ban hành Kế hoạch của Tổng cục KTTV thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW và Nghị quyết số 14/NQ-CP để thống nhất trong chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Tổng cục KTTV.
Kế hoạch của Tổng cục KTTV nhằm cụ thể hoá quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung triển khai thực hiện tại vùng đồng bằng Sông Hồng.
Các đơn vị trực thuộc Tổng cục KTTV tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch của Tổng cục KTTV, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tài nguyên môi trường, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
Quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của toàn ngành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của Tổng cục KTTV
Các đơn vị trực thuộc Tổng cục KTTV tổ chức quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 30-NQ/TW và Nghị quyết số 14/NQ-CP nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo sự quyết tâm cao về nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng
- Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch mạng lưới trạm KTTV quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững phù hợp với vị trí địa kinh tế - chính trị.
- Tập trung xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật quản lý nhà nước về KTTV, tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá ngành theo Chiến lược phát triển ngành KTTV đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thi hành pháp luật KTTV, đổi mới nâng cao chất lượng công tác quan trắc, thông tin dữ liệu, dự báo, cảnh báo KTTV và giám sát biến đổi khí hậu phục vụ hiệu quả sự nghiệp phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Rà soát, sớm điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành để đáp ứng tốt hơn các điều kiện đặc thù cho vùng phát triển đột phá. Nghiên cứu, xây dựng thể chế điều phối vùng đủ mạnh để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả điều phối, liên kết vùng, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề về môi trường liên tỉnh, phát triển các cụm liên kết ngành về môi trường…
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn vùng đồng bằng Sông Hồng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật KTTV, bảo vệ các công trình KTTV quốc gia, giải quyết triệt để các tồn tại và không để phát sinh mới việc vi phạm hành lang kỹ thuật trạm KTTV quốc gia,
Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Rà soát, đánh giá tác động đến các điều kiện KTTV của công trình thuộc các ngành, lĩnh vực; hoàn thiện quy định về tích hợp, đồng bộ dữ liệu KTTV, khai thác, sử dụng, lồng ghép thông tin, dữ liệu KTTV, giám sát biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành, địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Tăng cường năng lực quản lý, quan trắc, giám sát và dự báo nguồn nước, tài nguyên khí hậu, biến đổi khí hậu; phát triển hệ thống giám sát, quản lý và đánh giá hoạt động quan trắc, dự báo KTTV theo hướng tự động hóa.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng chia sẻ nguồn dữ liệu KTTV, tài nguyên nước, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo KTTV, đảm bảo an ninh nguồn nước trên lưu vực sông Hồng.
- Phát triển, hiện đại hóa hệ thống trạm KTTV; tích hợp, lồng ghép giữa mạng lưới trạm KTTV quốc gia với các trạm quan trắc trong ngành tài nguyên và môi trường và đồng bộ, liên thông với các trạm KTTV của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân.
- Phát triển và hiện đại hóa công nghệ dự báo KTTV, nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, dông, lốc, sét, lũ, lũ quét, sạt lở đất; đánh giá tổng thể và phân vùng chi tiết rủi ro thiên tai KTTV.
- Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng nền tảng số và dữ liệu số trong công tác của Tổng cục KTTV, quản lý vận hành hệ thống dự báo KTTV quốc gia, mạng lưới quan trắc KTTV quốc gia.
- Phát triển kinh tế đi đôi với tăng cường quản lý, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ít phát thải khí nhà kính, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo các cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Áp dụng các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học nhằm dựa vào thiên nhiên để phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực KTTV đạt quy chuẩn gắn với các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Từng bước xây dựng kho dữ liệu số chuẩn ngành KTTV lưu trữ toàn bộ dữ liệu KTTV phục vụ công tác nghiệp vụ KTTV và phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động KTTV; phát triển mạnh thị trường dịch vụ KTTV đáp ứng nhu cầu của các ngành, lĩnh vực.
Tạp chí KTTV