Báo cáo Rủi ro khí hậu và các biện pháp ứng phó của Châu Á (phần cuối)

Đăng ngày: 04-01-2022 | Lượt xem: 610
Trong báo cáo toàn cầu vào tháng 1 năm 2020 của Tạp chí McKinsey với nội dung “Rủi ro khí hậu và ứng phó”, rủi ro kinh tế do biến đổi khí hậu đã hiện hữu và đang gia tăng trên khắp thế giới. Trong báo cáo này, các nhà khoa học sẽ xem xét kỹ hơn về châu Á.

Trong khi khoa học khí hậu sử dụng rộng rãi các kịch bản khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào kịch bản RCP 8.5 vì nó cho phép chúng tôi đánh giá toàn bộ rủi ro vật lý vốn có của biến đổi khí hậu trong trường hợp chúng ta thất bại trong các kịch bản cắt giảm cacbon. Báo cáo xác định bốn loại quốc gia ở châu Á, mỗi quốc gia có đặc điểm khí hậu khác nhau và mức độ phơi nhiễm cũng như ứng phó với rủi ro khí hậu khác nhau: gồm các nước ở khu vực biên giới Châu Á, các nước mới nổi, các nước Châu Á tiên tiến và Trung Quốc.

Các quốc gia nằm ở khu vực biên giới Châu Á

Các nước biên giới châu Á bao gồm Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan. Các quốc gia này có thể sẽ chứng kiến nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng làm việc và kế sinh nhai của nhiều gia đình. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình của các quốc gia này sẽ tăng từ 2-4 độ C và các nơi này vẫn phải hững chịu các đợt nắng nóng gây chết người cao hơn nhiều. Đến năm 2050, các quố gia này có thể chứng kiến các trận mưa lớn thường xuyên hơn so với nửa sau của thế kỷ 20 và nhưng ít gặp hạn hán hơn. Biến đổi khí hậu cũng sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến năng suất cây trồng châu Á ở nhóm nước này.

Các quốc gia Châu Á mới nổi

Châu Á mới nổi bao gồm các nước Đông Nam Á: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Giống như các quốc gia nằm sát đường biên giới, các quốc gia này được dự đoán sẽ chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm cực lớn vào năm 2050 (mặc dù có khả năng ít khắc nghiệt hơn so với các quốc gia nằm sát đường biên giới) và gia tăng khả năng tiếp xúc với các hiện tượng mưa cực lớn. Các quốc gia này sẽ hứng chịu tác động đáng kể liên quan đến khả năng lao động do đa phần công việc của họ nằm ở các ở các khu vực ngoài trời và sử dụng nhiều lao động.

Nông nghiệp có thể là một trong những ngành được hưởng lợi từ lượng mưa lớn và ít hạn hán ở các nước Châu Á

Các quốc gia Châu Á phát triển

Các quốc gia này bao gồm Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Nhìn chung, các quốc gia này được kỳ vọng sẽ chịu ít tác động của biến đổi khí hậu hơn so với các quốc gia kể trên. Thay vào đó, nền nông nghiệp của các quốc gia được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi ích ròng từ biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia trong khu vực, sự thiếu hụt nguồn cung cấp nước và hạn hán lại là những thách thức chính. Tỷ lệ thời gian bị hạn hán ở tây nam Australia có thể tăng lên hơn 80% vào năm 2050. Nguy cơ bão và lượng mưa cực đoan cũng có thể tăng lên ở một số vùng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, khu vực này có khả năng chứng kiến sự thay đổi quần xã sinh vật, hoặc thay đổi khí hậu trên bề mặt đất.

Trung Quốc

Trung Quốc có khí hậu không đồng nhất do nằm trên một dải vĩ độ rộng. Tuy nhiên, quốc gia này nói chung được dự đoán là sẽ trở nên nóng hơn. Giống như khu vực các quốc gia phát triển, nông nghiệp Trung Quốc được dự kiến sẽ hưởng lợi ròng từ biến đổi khí hậu trong thời gian tới, với sản lượng dự kiến ngày càng tăng. Tuy nhiên, rủi ro đối với cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng sẽ tăng lên do các hiện tượng mưa lớn và bão ở nhiều khu vực thường xuyên xảy ra hơn; điều này đặc biệt quan trọng khi Trung Quốc đóng vai trò chính trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.mckinsey.com/business-functions/sustainability/our-insights/climate-risk-and-response-in-asia

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: