Biến đổi khí hậu làm gia tăng các mối đe dọa ở Tây Nam Thái Bình Dương (phần 2)

Đăng ngày: 10-11-2021 | Lượt xem: 660
Nhiệt độ bề mặt biển và nhiệt độ đại dương ở các khu vực thuộc Tây Nam Thái Bình Dương đang tăng hơn ba lần so với tốc độ trung bình toàn cầu, với các đợt sóng nhiệt đang tẩy trắng các rạn san hô từng rực rỡ và đe dọa các hệ sinh thái quan trọng.

Nội dung chính của báo cáo

Nhiệt độ

Tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, năm 2020 là năm ghi nhận nhiệt độ cao thứ hai hoặc thứ ba trong kỷ lục tùy thuộc vào năm cơ sở. Hiện tượng La Niña được phát triển vào nửa cuối năm 2020 sẽ có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến nhiệt độ năm 2021.

Nhiệt độ bề mặt biển là một chỉ số vật lý quan trọng của hệ thống khí hậu Trái đất. Khu vực đại dương của Tây Nam Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên như El Niño / La Niña cũng như biến đổi khí hậu do con người gây ra. Từ năm 1982-2020, nhiệt độ bề mặt đại dương ở Biển Tasman và ở phía Tây của Biển Timor đã tăng gấp ba lần tốc độ trung bình toàn cầu.

Tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, năm 2020 là năm ghi nhận nhiệt độ cao thứ hai hoặc thứ ba trong kỷ lục

Đại dương

Đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng dư thừa từ các hoạt động của con người. Kể từ năm 1993, tốc độ ấm lên của đại dương trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi và nó sẽ tiếp tục tăng trong suốt thế kỷ này. Tại các khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, nhiệt lượng đại dương đã tăng nhanh hơn ba lần so với tốc độ trung bình toàn cầu.

Vào năm 2020, khu vực Rạn san hô Great Barrier của Úc phải hứng chịu một đợt nắng nóng lớn. Vào tháng 2, nhiệt độ bề mặt biển trong khu vực cao hơn 1,2°C so với mức trung bình năm 1961–1990, khiến nó trở thành tháng nóng nhất được ghi nhận. Nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đến toàn bộ rạn san hô và hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng đã được báo cáo, đây là sự kiện tẩy trắng hàng loạt thứ ba trong vòng 5 năm qua. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 ° C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, có nguy cơ 90% các rạn san hô ở Tam giác San hô và Rạn san hô Great Barrier Reef có thể bị suy thoái nghiêm trọng. Sự ấm lên của đại dương, quá trình khử oxy và quá trình axit hóa đang thay đổi mô hình tuần hoàn và hóa học của các đại dương. Cá và động vật phù du đang di cư đến vĩ độ cao hơn do đó, nghề cá truyền thống đang thay đổi.

Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các đảo ở Thái Bình Dương, nơi đánh bắt ven biển là hoạt động chính cung cấp dinh dưỡng, phúc lợi, văn hóa và việc làm. Từ năm 1990 đến 2018, tổng sản lượng thủy sản đã giảm 75% ở Vanuatu, 23% ở Tonga và 15% ở New Caledonia.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/press-release/climate-change-increases-threats-south-west-pacific

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: