Biến đổi khí hậu và thời tiết nguy hiểm

Đăng ngày: 20-03-2022 | Lượt xem: 2584
Theo báo cáo Đánh giá thứ sáu từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), sự xuất hiện của các hiện tượng cực đoan chưa từng được ghi nhận và sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Mỗi một chút nóng lên đều quan trọng.

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), năm 2014, chỉ ra rằng “biến đổi khí hậu do con người gây ra đã, đang ảnh hưởng đến cực đoan thời tiết và khí hậu ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Bằng chứng của sự thay đổi đã được quan trắc trong các hiện tượng cực đoan như: sóng nhiệt, lượng mưa lớn, hạn hán và xoáy thuận nhiệt đới, và đặc biệt, sự ảnh hưởng của chúng đối với con người đã gia tăng ” .

Theo IPCC, các cực đoan nhiệt đã trở nên thường xuyên hơn và gay gắt hơn trên hầu hết các vùng đất từ những năm 1950. Tất cả các khu vực đều đã bị ảnh hưởng.

Xét khía cạnh tác động đối với xã hội, các đợt sóng nhiệt đang diễn ra đều đặn hơn, bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Nhiệt độ trên 40°C và thậm chí 50° C ngày càng trở nên thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới và gây ra mối đe dọa lớn đối với sức khỏe, phúc lợi của con người.

Trong giai đoạn năm 1970-2019, hai đợt sóng nhiệt cực đoan vào năm 2003 (Tây Âu) và 2010 (Liên bang Nga) đã gây ra 80% số ca tử vong do thời tiết gây ra ở châu Âu. Bài học kinh nghiệm từ đợt nắng nóng năm 2003 là công cụ để đưa ra các cảnh báo sớm về sức khỏe do nhiệt và các kế hoạch hành động, những bài học này hiện đang được thúc đẩy bởi Mạng lưới Thông tin Sức khỏe Nhiệt toàn cầu.

Theo IPCC, giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 ° C thay vì 2 ° C có thể khiến khoảng 420 triệu người phơi nhiễm do thường xuyên tiếp xúc với các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt.

Biến đổi khí hậu cũng diễn ra thông qua chu trình nước - bầu không khí ấm hơn giữ nhiều độ ẩm hơn. Do đó, tần suất và cường độ của các trận mưa lớn đã tăng lên kể từ những năm 1950 và điều này dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra. Theo IPCC, các hiện tượng mưa cực đoan theo ngày được dự báo sẽ tăng lên khoảng 7% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 ° C.

Có rất nhiều ví dụ lượng mưa của một tháng hoặc thậm chí nhiều tháng rơi xuống trong vài giờ hoặc vài ngày, kéo theo với đó là lũ lụt tàn khốc và gây chết người - như đã thấy ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ trong vài năm qua.

Đồng thời, sự ấm lên toàn cầu gia tăng được dự đoán làm tăng nhanh diện tích đất bị ảnh hưởng bởi các trận hạn hán nghiêm trọng hơn và thương xuyên hơn và là một thảm họa hiện hữu nhưng tác động chậm.

Tỷ lệ các cơn bão với cường độ mạnh (cấp 4-5) dự kiến sẽ tăng lên trên quy mô toàn cầu, cùng với gia tăng của sự ấm lên toàn cầu, do đó, hệ quả là làm tăng tính dễ bị tổn thương của cộng đồng cư dân ven biển. Có một số bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến đường đi của các cơn bão, đặc biệt là ở phía tây Bắc Thái Bình Dương.

Chúng ta đang chứng kiến nhiều thiên tai phực hợp hơn. Theo IPCC, xác xuất xảy ra đa thiên tai liên quan tới lũ lụt (triều cường, lượng mưa cực lớn và/hoặc dòng chảy của sông) đã tăng lên ở một số khu vực và sẽ tiếp tục tăng do mực nước biển dâng, lượng mưa trút xuống dữ dội hơn.

Các đợt nắng nóng, hạn hán xảy ra đồng thời có khả năng trở nên thường xuyên hơn và kèm theo nguy cơ cháy rừng.

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: