Năm cách quan sát vệ tinh có thể giúp thực hiện Hiệp ước Khí hậu Glasgow

Đăng ngày: 07-12-2021 | Lượt xem: 1342
Giám sát từ không gian có thể hỗ trợ các biện pháp giải quyết nạn phá rừng, phát thải khí carbon dioxide và mêtan, đồng thời trợ giúp các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Khoa học giúp hành động khí hậu hiệu quả

Khoa học trong việc cung cấp thông tin cho các hành động khí hậu và hoạch định chính sách ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hiệp ước Glasgow so với các hội nghị thượng đỉnh trước đó. Các quan sát từ vệ tinh là một thành phần quan trọng của việc giám sát và nghiên cứu khí hậu. Các phép đo thống nhất, và hệ thống vệ tinh toàn cầu để quan sát khí hậu của Trái đất - đặc biệt là ở các vùng xa xôi trên hành tinh - là điều cần thiết để con người hiểu được cuộc khủng hoảng khí hậu.

Khoa học cung cấp bằng chứng khách quan về mức độ và lượng khí thải carbon dioxide

Các quốc gia nhất trí cam kết cắt giảm lượng khí thải sâu hơn đối với lượng khí thải carbon dioxide của họ vào năm tới, với mục đích “theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5 độ C”. Người ta ước tính rằng những cam kết hiện tại sẽ dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu là 2,4 độ C. Các vệ tinh đo trực tiếp nồng độ carbon dioxide trong khí quyển và một số phương pháp đã được phát triển để sử dụng những dữ liệu này để định lượng lượng khí thải do con người gây ra ở mặt đất.

Quản lý cam kết mêtan

Trong tuần đầu tiên của COP26, 109 quốc gia cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải mêtan vào năm 2030 và hướng tới các phương pháp kiểm kê tốt nhất để định lượng lượng khí thải. Để thực hiện nó, cam kết đã đi kèm với 328 triệu đô la để mở rộng hỗ trợ kỹ thuật. Các công nghệ đo nồng độ khí metan qua vệ tinh tiên tiến hơn so với carbon dioxide, nhờ vào độ phủ dày đặc, độ chính xác cao và độ phân giải không gian được cung cấp bởi sứ mệnh Copernicus Sentinel 5-P được thực hiện vào năm 2017.

Khoa học trong việc cung cấp thông tin cho các hành động khí hậu và hoạch định chính sách ngày càng trở nên quan trọng hơn trong hiệp ước Glasgow

Thông tin và giám sát hành động về thích ứng với khí hậu

Thích ứng là một trọng tâm chính ở Glasgow và các nước phát triển đã đồng ý tăng gấp đôi việc cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển từ mức 2019 vào năm 2025.

Hiệp ước Glasgow nhấn mạnh tính cấp thiết của việc mở rộng hành động và hỗ trợ “bao gồm tài chính, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ, để nâng cao năng lực thích ứng, tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương” trước mối đe dọa ngày càng tăng của khí hậu và thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ tăng.

Tạo ra số liệu cụ thể trong cam kết bảo vệ rừng

Hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu tại COP26 đã cam kết chấm dứt và đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030 để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Hiệp ước Glasgow nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo tồn và phục hồi tự nhiên và các hệ sinh thái để đạt được mục tiêu về nhiệt độ của Thỏa thuận Paris, bao gồm cả rừng và các hệ sinh thái trên cạn và biển khác đóng vai trò như các bể chứa khí nhà kính".

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.climatechangenews.com/2021/12/07/five-ways-satellite-observations-can-help-deliver-glasgow-climate-pact/

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: