Sự phục hồi tầng ôzôn là một câu chuyện thành công về môi trường (Phần 1)

Đăng ngày: 15-09-2021 | Lượt xem: 3119
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng nhiều nơi trên thế giới đã chọn ngày 16 tháng 9 là Ngày Ôzôn Thế giới. Hành động này đánh dấu tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn tầng ôzôn của Trái đất và cho thấy rằng hành động tập thể dưới sự hướng dẫn bởi khoa họclà cách tốt nhất để giải quyết những thách thức lớn trên toàn cầu.

Tầng ôzôn là tầng trên của bầu khí quyển ngăn chặn bức xạ tia cực tím (UV) gây hại cho các cơ quan sống, bao gồm cả con người và thực vật. “Lỗ thủng” ôzôn, được phát hiện vào năm 1985 là kết quả của các chất chlorofluorocarbon (CFC) do con người thải ra, là hóa chất làm suy giảm tầng ôzôn và khí nhà kính được sử dụng làm chất làm mát trong tủ lạnh và trong bình xịt. Gần 200 quốc gia đã ký Nghị định thư Montreal vào năm 1987, theo đó loại bỏ dần việc sản xuất và tiêu thụ CFC.

Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature chứng minh rằng bằng cách bảo vệ tầng ôzôn, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại, Nghị định thư Montreal cũng bảo vệ thực vật và khả năng hút carbon của chúng khỏi bầu khí quyển. “Nghị định thư Montreal bắt đầu ra đời như một cơ chế bảo vệ và hàn gắn tầng ôzôn và nó đã làm tốt công việc của mình trong ba thập kỷ qua khi tầng ôzôn đang trên đường phục hồi. Sự hợp tác mà chúng tôi đã thấy theo Nghị định thư Montreal chính là điều cần thiết hiện nay để đối phó với biến đổi khí hậu, một mối đe dọa hiện hữu không kém đối với xã hội của chúng ta”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết trong một thông điệp.

Đánh giá khoa học gần đây nhất của Chương trình Môi trường WMO/LHQ về sự suy giảm tầng ôzôn, được ban hành vào năm 2018, kết luận rằng các biện pháp theo nghị định thư sẽ có thể giúp khôi phục tầng ôzôn ở Bắc Cực và Bắc bán cầu. trước giữa thế kỷ (vào khoảng năm 2035), và tiếp theo là ở Nam Bán cầu vào khoảng giữa thế kỷ, và khu vực Nam Cực vào năm 2060.

Mặc dù việc sử dụng halogen và chlorofluorocarbon đã bị ngừng, những chất này vẫn tồn tại trong khí quyển trong nhiều thập kỷ. Ngay cả khi không có lượng khí thải mới phát tán thì vẫn có quá nhiều clo và brôm trong khí quyển để phá hủy tầng ôzôn ở những độ cao nhất định ở Nam Cực. Việc hình thành lỗ thủng tầng ôzôn vẫn có thể xảy ra mùa xuân hàng năm. Kích thước và độ sâu của lỗ thủng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn bởi các điều kiện khí tượng cụ thể trong năm.

Vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2021, lỗ thủng ôzôn xuất hiện trở lại và đang phát triển nhanh chóng và đã mở rộng đến 23 triệu km vuông vào ngày 13 tháng 9, cao hơn mức trung bình kể từ giữa những năm 1980. Giá trị ôzôn thấp nhất trong mùa này là khoảng 140 DU. Hố có kích thước dao động hàng năm và nó thường đạt diện tích lớn nhất trong những tháng lạnh nhất ở Nam bán cầu, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

(Còn nữa)

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/ozone-layer-recovery-environmental-success-story

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: