Cơ chế gây gián đoạn mưa trong mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên

Đăng ngày: 16-09-2021 | Lượt xem: 1311

Những năm gần đây, tình hình ít mưa, hạn hán ở Tây Nguyên xuất hiện khốc liệt và thường xuyên hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, nên các thông tin về dự báo mưa, hạn hán cũng như thời kỳ gián đoạn mưa trong mùa mưa ở các khu vực này luôn là những thiết bị yêu cầu của xã hội đối với dự án khí tượng, đặc biệt là trong giai đoạn biến đổi khí hậu như hiện nay.

Bằng phương pháp xác định ngày bắt đầu mùa mưa được tính theo chỉ tiêu của Stern và cộng sự (1981), tính toán trên bộ số liệu lượng mưa theo ngày của 49 điểm trạm từ năm 1995 đến năm 2018 trên khu vực Tây Nguyên để xác định thời gian nghiên cứu và thống kê các đợt gián đoạn mưa đã qua trên khu vực nghiên cứu, kết hợp với bộ số liệu tái phân tích để xác định cơ chế gây gián đoạn mưa từ mực thấp lên đến mực 500mb.

Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, phân tích Synop, số liệu tái phân tích và số liệu quan trắc trong 24 năm và quá trình thực hiện việc phân tích, xác định hình thế thời tiết trong thời kỳ gián đoạn mưa trong mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên, bước đầu đã xác định được một số nguyên nhân gây ra hiện tượng gián đoạn mưa tại khu vực Tây Nguyên. Cụ thể như sau:

Quá trình gián đoạn mưa có thể xảy ra trong các tháng mùa mưa mỗi khi áp cao cận nhiệt đới trên cao mạnh lên và lấn sang phía tây khống chế, bao trùm khu vực Tây Nguyên, gió Tây Nam cường độ yếu, áp thấp Nam Á mở rộng sang phía đông. Các hoạt động, đặc điểm của áp cao cận nhiệt đới, áp thấp Nam Á và gió Tây Nam có nguồn gốc từ gió vượt xích đạo như vị trí, cường độ, diễn biến,… tác động rất nhiều đến quá trình gián đoạn mưa, từ đó dẫn đến diễn biến của các quá trình thời tiết khác như mưa, nhiệt cũng rất đặc biệt. Đây là các nguyên nhân ban đầu và quan trọng trong các đợt gây gián đoạn mưa và kéo dài trong khoảng từ 1 đến 5 ngày có những đợt kéo dài trên 10 ngày.

Có 4 hình thế chính gây ra gián đoạn mưa trên khu vực Tây Nguyên như sau:

1. Tầng thấp ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng sang phía Đông, đới gió Tây Nam có cường độ yếu, trên cao ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cân nhiệt đới. Đây là hình thế chủ đạo với tần xuất xuất hiện 38% gây ra gián đoạn mưa trên Tây Nguyên. Hình thế thường xảy ra trong thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa. (Hình 1)

 

Hình 1. Bản đồ trung bình các mực 1000mb, 850mb, 700mb và 500mb thời kỳ từ ngày 01 - 03/7/2016

2. Tầng thấp ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa tăng cường, trên cao ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới tăng cường chi phối khu vực. Đây là hình thế chủ đạo thứ 2 với tần xuất xuất hiện 29%; thời gian hình thế xuất hiện thường xảy ra trong thời kỳ đầu và giữa mùa mưa. (Hình 2)

Hình 2. Bản đồ trung bình các mực 1000mb, 850mb, 700mb và 500mb thời kỳ từ 14 - 16/05/2016

3. Tầng thấp rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ, đới gió Tây Nam có cường độ yếu, trên cao ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới (tần xuất xuất hiện 13%). Hình thế này thường xảy ra trong thời kỳ giữa mùa mưa. (Hình 3)

Hình 3. Bản đồ trung bình các mực 1000mb, 850mb, 700mb và 500mb thời kỳ từ 10 - 13/8/2014

4. Tầng thấp ảnh hưởng của rãnh áp thấp hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Nam Bộ và Nam Trung bộ, trên cao ảnh hưởng của hoàn lưu áp cao cận nhiệt đới. Hình thế này có tần xuất xuất hiện 13% và chúng thường xuất hiện tại thời kỳ cuối mùa mưa. (Hình 4)

Hình 4. Bản đồ trung bình các mực 1000mb, 850mb, 700mb và 500mb thời kỳ từ ngày 27 - 30/10/2017

Kết quả nghiên cứu đã rút ra những hình thế gây gián đoạn mưa từ 3-5 ngày thâm chí có những đợt kéo dài hơn đến 10 ngày, kết quả này pháp hỗ trợ cho các dự báo viên đưa ra các nhận định trong nghiệp vụ dự báo về khả năng gây ra hoặc không gây ra mưa đối với cùng một hình thế, củng cố và đưa ra nhận định sớm, nâng cao chất lượng dự báo hơn trên khu vực Tây Nguyên.

Đài KTTV khu vực Tây Nguyên - Vụ KHCN & HTQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: