Điều ước quốc tế ký với Liên bang Nga giai đoạn 2001-2018 phục vụ giám sát chuyên đề của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội

Đăng ngày: 05-07-2019 | Lượt xem: 1056
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết triển khai nhiều điều ước quốc tế trên nhiều lĩnh vực ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và địa phương. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp của hại nước đã ký kết và triển khai các hợp đồng hợp tác, dự án đầu tư nhằm khai thác và mở rộng thị trường; đã hình thành cộng đồng người Việt tại Nga đề làm ăn, sinh sống, bước đầu tạo được cơ sở vững chắc và đóng góp cho sự phát triển trong đời sống và xã hội nước sở tại.

Thực hiện Công văn số 864/HTQT ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Vụ Hợp tác quốc tế về việc rà soát Điều ước quốc tế ký với Liên bang Nga giai đoạn 2001-2018 phục vụ giám sát chuyên đề của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đánh giá:

1) Rà soát, chỉnh lý tên gọi, ngày ký, ngày hiệu lực, tình trạng hiệu lực trong trường hợp có sự không khớp với thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp.

Tổng cục KTTV đã rà soát lại các văn bản ký kết với phía Nga, theo đó, trong khuôn khổ Hiệp định giữa Chính phủ CHXNCH Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Cơ quan Liên bang Nga về KTTV và Kiểm soát môi trường đã tiến hành họp và ký Biên bản Hội nghị lần thứ nhất tại Matxcơva ngày 21 tháng 8 năm 2003 (bản sao Biên bản Hội nghị gửi kèm theo).

Hiện tại Tổng cục KTTV không có bản sao Hiệp định giữa Chính phủ CHXNCH Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực KTTV nên không có cơ sở để rà soát, chỉnh lý.

2) Rà soát, cung cấp kế hoạch thực hiện, tình hình triển khai thực hiện Điều ước quốc tế trên.

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất giữa Cơ quan Khí tượng LB Nga và Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam tại LB Nga, Tổng cục KTTV đã triển khai các hoạt động hợp tác sau:

- Năm 2004: Tổng cục KTTV Việt Nam (trước đây là Trung tâm KTTV quốc gia) đã cử đoàn cán bộ sang LB Nga kiểm định 06 máy ô dôn kế. Cũng trong năm này, đoàn chuyên gia Nga đã sang Việt Nam tìm hiểu khả năng nâng cấp và số hóa rada thời tiết MRL-5;

 - Năm 2005: Đoàn cán bộ Việt Nam sang LB Nga tìm hiểu về các thiết bị rada của LB Nga đã số hóa;

- Tháng 3 năm 2017: Tổng cục KTTV Việt Nam (trước đây là Trung tâm KTTV quốc gia) có buổi trao đổi với đại diện Trường Đại học KTTV Nga về vấn đề đào tạo cán bộ.

Hiện tại, Tổng cục KTTV chưa có kế hoạch hợp tác cụ thể với Cơ quan KTTV Nga trong thời gian tới.

Đối với tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga, theo đánh giá trong các báo cáo của một số bộ ngành và địa phương cho thấy còn hạn chế. Hiệu lực hiệu quả của các điều ước quốc tế chưa cao. Nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế còn chậm, chưa xây dựng kế hoach thực hiện điều ước quốc tế hay có kế hoạch nhưng chung chung, thiếu sự phân công, phối hợp. Việc bảo đảm nguồn vốn đối ứng cho một số chương trình, dự án hợp tác còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện cũng như tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện điều ước quốc tế chưa được quan tâm đúng mức.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng vướng mắc, hạn chế lớn nhất trong việc thực hiện các điều ước quốc tế đã ký giữa hai nước là do các bộ, ngành, địa phương chậm triển khai các thỏa thuận đã ký kết, công tác phối hợp cập nhật thông tin tình hình đàm phán ký kết các điều ước quốc tế chưa được đề cao. Các cơ quan chủ trì đàm phán chưa đánh giá được hết tác động các tác động, nguồn lực thực hiện. Do vậy cần có đánh giá tác động nghiêm túc, toàn diện, kỹ lưỡng trên các lĩnh vực khi đó mới có thể thực hiện tốt trên thực tế.

Tin: Phương Thanh - Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: