Đoàn công tác sang Lào làm việc về các kết quả tham vấn cho Dự án thủy điện Pắc Lay

Đăng ngày: 09-10-2019 | Lượt xem: 1016
Pắc Lay là công trình thủy điện thứ tư của Lào trên dòng chính sông Mê Công (sau Xayabury, Đôn Sa-hông và Pắc Beng) nằm ở tỉnh Xayabury, vùng bắc Lào và cách ĐBSCL của Việt Nam (biên giới giữa Việt Nam và Campuchia) 1.615km.

Công trình thủy điện Pắc Lay có công suất lắp đặt 770 MW, sản lượng điện 4.125 GWh, dung tích hữu ích hồ chứa 58 triệu m3…Theo đó, lượng điện do công trình thủy điện Pắc Lay sản xuất ra dự kiến phần lớn sẽ bán cho Thái Lan (85%), và phần còn lại (15%) Lào sẽ sử dụng. Theo đó, tác động của công trình thủy điện Pắc Lay tới ĐBSCL của Việt Nam là tương đối nhỏ do nằm khá xa Việt Nam và khả năng điều tiết của công trình không lớn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Phiên họp Bộ Chính trị về tham vấn cho Dự án thuỷ điện Pắc Lay của Lào dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mê Công ngày 22 tháng 3 năm 2019 và ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng về việc cử Đoàn đại biểu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam do Thứ trưởng Lê Công Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban  dẫn đầu sang thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban sông Mê Công quốc gia Lào về:(i) tham vấn cho Dự án thủy điện dòng chính Pắc Lay; (ii) Hợp tác giữa hai Bộ về xây dựng mạng lưới quan trắc chung, cụ thể như sau:

Thời gian: Một buổi chiều ngày 26 tháng 3 năm 2019, Địa điểm: Viên Chăn, Lào

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam xin kiến nghị thành phần Đoàn công tác đi làm việc với Lào theo lịch nêu trên như sau: 1.Thứ trưởng Lê Công Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam, Trưởng đoàn; 2. Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trựcỦy ban sông Mê Công Việt Nam, thành viên; 3. Ông Phạm Phú Bình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, thành viên; 4. Ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, thành viên; 5. Một chuyên gia về mạng quan trắc KTTV, Tổng cục KTTV, thành viên; 6. Ông Phạm Tường, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, thành viên.

Văn phòng Thường trực sẽ tiếp tục phối hợp với Vụ HTQT, Tổng cục KTTV chuẩn bị nội dung làm việc chi tiết của Đoàn công tác để báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Để giúp cho Ủy ban Liên hợp-cơ quan ở cấp điều hành hoạt động của Ủy hội sông Mê Công quốc tế, có cơ hội trong thời gian tham vấn chính thức xem xét kỹ lưỡng các khuyến cáo của Báo cáo Đánh giá Kỹ thuật cuối cùng về các Dự án Thủy điện do một nhóm chuyên gia quốc tế có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm chuẩn bị, cùng các kết quả của các đợt tham vấn với các bên liên quan ở cấp khu vực và quốc gia, Ủy ban Liên hợp đã tập trung thảo luận về các biện pháp giảm thiểu các tác động thượng ở lưu và hạ lưu về thủy văn và thủy lực, bao gồm dâng nước thượng lưu đập ở Thái Lan; cải thiện vận chuyển phù sa; cải thiện đường đi của cá ở cả thượng lưu và hạ lưu; tăng cường sự hiểu biết tốt hơn về các tác động tiềm tàng về kinh tế xã hội xuyên biên giới; đảm bảo tự do giao thông thủy; thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin cho việc cung cấp đầu vào cho việc thiết kế và xây dựng dự án hiện hành; chia sẻ các thay đổi thiết kế và giám sát dữ liệu.

Theo quy định, các ủy viên quốc gia trong Ủy ban Liên hợp đã công bố các bản tuyên bố chính thức về đề xuất Dự án thủy điện này tập trung vào các nội dung chính và các quan ngại sâu sắc về các tác động có thể gây ra trong quá trình xây dựng cũng như hiệu quả thiết kế của công trình.

Việt Nam nhận thấy công tác chuẩn bị cho xây dựng của Chủ đầu tư còn nhiều khiếm khuyết về thu thập số liệu, áp dụng phương pháp đánh giá phân tích hợp lý, kiểm chứng tính hiệu quả của các đề xuất giảm thiểu trong thiết kế công trình và xây dựng một chương trình quan trắc toàn diện cho quá trình xây dựng và vận hành công trình. Với sự chuẩn bị chưa đầy đủ này, cùng các công trình thủy điện dòng chính khác (bao gồm các công trình thủy điện trên sông Lan Thương, Trung Quốc) sẽ tiềm ẩn các tác động lũy tích nghiêm trọng có thể gây ra các thảm họa môi trường sinh thái và sự cố trước hết trên chính lãnh thổ của Lào và về phía hạ du, đặc biệt là đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang tác động ngày càng nghiêm trọng đối với vùng này của Việt Nam. Tiến sỹ Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam đã công bố Tuyên bố chính thức của Việt Nam trong Bản trả lời tham vấn trước tại Phiên họp. Để giải thích chi tiết các ý kiến góp ý từ các hoạt động tham vấn tổ chức ở Việt Nam, một Bản Góp ý chi tiết cũng đã gửi kèm với Bản trả lời tham vấn của Việt Nam (Bản tuyên bố và Bản góp ý chi tiết có thể tải tại đây).

Tin: Phương Thanh - Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: