Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai

Đăng ngày: 06-08-2019 | Lượt xem: 1182
Từ năm 2014 đến nay, Tổng cục KTTV đã chủ động, tích cực tham gia hợp tác đa phương về khí tượng thủy văn nhằm nâng cao vị thế vai trò của Tổng cục KTTV, cũng như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về KTTV thông qua các hoạt động hợp tác với Tổ chức Khí tượng thế giới, Ủy ban Bão, Trung tâm Khí hậu APEC (APCC),..

Đồng thời, Tổng cục KTTV đã tăng cường, chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo chiều sâu để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến nhằm hỗ trợ hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc KTTV thông qua hoạt động hợp tác song phương với Cơ quan Khí tượng Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan,… Trên cơ sở đó, Tổng cục và các đối tác đã xây dựng và thực hiện được một số dự án ODA nhằm tăng cường năng lực ngành KTTV để phục vụ tốt hơn công tác phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:

1) Dự án: Tăng cường năng lực hệ thống dự báo và cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm tại Đài KTTV khu vực Đông Bắc. (Vốn ODA Hàn Quốc không hoàn lại).

Mục tiêu đầu tư: Nâng cao năng lực quan trắc và dự báo KTTV của Đài KTTV khu vực Đông Bắc, nhằm ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Quy mô đầu tư: - Phần xây dựng: + Xây dựng công trình lắp đặt trạm thời tiết tự động: phá dỡ cột máy gió Vild cũ, xây dựng mới 25 trụ móng tháp gió bằng bê tông cốt thép. Gia công, lắp đặt 25 giá treo để đặt thiết bị đo mực nước. + Xây dựng công trình lắp đặt trạm đo mực nước tự động. - Phần thiết bị: + Trang bị đồng bộ 25 trạm thời tiết tự động và 25 thiết bị quan trắc mực nước tự động tại các trạm KTTV hiện có thuộc Đài KTTV khu vực Đông Bắc. + Trang bị hệ thống thu thập dữ liệu thời gian thực. + Trang bị hệ thống hiển thị và phân tích dự báo tại Đài KTTV khu vực Đông Bắc. + Hoàn thiện hệ thống truyền thông tin, dữ liệu giữa trụ sở Đài KTTV khu vực Đông Bắc với các Đài KTTV tỉnh. - Đào tạo: Đào tạo quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống quan trắc thời tiết tự động, mực nước tự động; Đào tạo quản lý, khai thác vận hành hệ thống phân tich và diễn giải dự báo.

Địa điểm đầu tư xây dựng: tại các trạm KTTV thuộc Đài KTTV khu vực

Đông Bắc, trên địa bàn các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh.

2) Dự án: “Tăng cường năng lực đối phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra” (ODA Nhật Bản).

 Mục tiêu đầu tư: Tăng cường năng lực giám sát thời tiết bằng Ra đa, kết hợp với mạng lưới đo mưa, quan trắc khí tượng tự động để cung cấp số liệu điều tra cơ bản chính xác, kịp thời nhằm phát hiện, cảnh báo sớm, dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, trọng tâm là bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn trên khu vực miền Bắc, miền Trung của Việt Nam.

Quy mô đầu tư: Xây dựng, cung cấp thiết bị, lắp đặt 02 ra đa thời tiết

Địa điểm xây dựng: Tại đồi Thiên văn Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng; và Tại núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

3) Tên dự án: “Tăng cường hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm” thuộc Dự án “Quản lý thiên tai” (VN-Haz) do WB tài trợ. Đây là Hợp phần 2 của Dự án Tăng cường hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm (WB5)

Mục tiêu cụ thể: Tăng cường hệ thống tích hợp dự báo, cảnh báo sớm thời tiết quốc gia. Tăng cường năng lực tính toán cho Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Gia tăng mật độ và tự động hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn ở khu vực miền Trung và Nam bộ nhằm cung cấp số liệu theo thời gian thực phục vụ công nghệ dự báo bằng mô hình số, công nghệ dự báo mưa, lũ hiện đại. Đổi mới và tăng cường năng lực hệ thống xử lý, lưu trữ, truyền tin phục vụ dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực.

Quy mô đầu tư:

Xây dựng mới 09 Đài KTTV tỉnh; Xây dựng, đầu tư thiết bị cho 150 trạm KTTV tự động;

- Trang bị hệ thống máy tính hiệu năng cao (HPC);

- Trang bị thiết bị cho phòng hội thảo dự báo thời tiết;

- Trang bị hệ thống phần mềm tích hợp dữ liệu và hỗ trợ dự báo thời tiết;

- Trang bị mô hình thủy tính phân giải cao;

- Đào tạo cán bộ hệ thống vận hành HPC và cơ sở dữ liệu.

- Thiết lập mạng nội bộ cho các Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh;

- Trang bị hệ thống thu thập số liệu từ các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn tự động tại các Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh, Đài khí tượng thủy văn khu vực và Trung ương (Trung tâm Công nghệ thông tin khí tượng thủy văn; Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường) tích hợp với các hệ thống hiện tại.

- Tăng cường khả năng ứng dụng sản phẩm và thông tin dự báo, cảnh báo:

- Phân tích các kết quả đầu ra từ các mô hình để đưa ra những sản phẩm và thông tin dự báo có chất lượng;

- Phát triển sản phẩm thông tin theo yêu cầu cho các lĩnh vực, ban ngành khác nhau, bao gồm: Ủy ban phòng chống lụt bão Trung ương, ngành nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước, y tế, giao thông vận tải, năng lượng, du lịch…;

- Lập các diễn đàn của người sử dụng ở cấp quốc gia;

- Xây dựng công nghệ dự báo lũ và cảnh báo lũ quét;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình, mặt cắt, thảm phủ, cấu trúc đất;

- Hỗ trợ kỹ thuật cài đặt mô hình, kiểm nghiệm và vận hành nghiệp vụ;

Địa điểm xây dựng: Dự án được triển khai tập trung chủ yếu tại Hà Nội, các tỉnh khu vực miền trung (Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ) và khu vực Nam Bộ. Chủ yếu tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Long An và Cà Mau.

Tình hình thực hiện: Dự án đang triển khai thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.

4) Dự án “Nâng cấp khả năng đo mưa, dự báo bão và giông sét của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia”. (Dự án Phần Lan 3)

Mục tiêu đầu tư: Tăng cường năng lực của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia phục vụ công tác hiện đại hóa, tự động hóa ngành khí tượng thủy văn Việt Nam, góp phần hoàn thiện đồng bộ các nội dung của Đề án “Hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn giai đoạn 2010-2012” nhằm đáp ứng tốt hơn năng lực quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, góp phần tích cực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ cuộc sống và tài sản của xã hội, cộng đồng trước các rủi ro thiên tai, bảo đảm sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Quy mô đầu tư: - Bổ sung mới và nâng cấp hệ thống radar hiện có tạo thành hệ thống quan trắc ra đa thời tiết đồng bộ, hiện đại có khả năng phủ sóng bao trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Tích hợp mạng lưới radar thời tiết hiện có và các trạm radar được xây mới thành hệ thống tổng thể và thống nhất. Thiết lập mạng lưới phát hiện giông sét. Thiết lập hệ thống thông tin khí tượng trực quan qua hệ thống SMARTMET. Đào tạo tăng cường năng lực cho ngành khí tượng thủy văn.

Cụ thể đầu tư xây dựng mới 05 trạm ra đa thời tiết tại: Việt Trì, Quy Nhơn, Nha Trang, Pleiku, Pha đin; Xây dựng các trụ để lắp đặt 18 thiết bị định vị giông sét; Đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị các radar thời tiết: Đông Hà, Tam Kỳ, Nhà Bè;

Địa điểm xây dựng:- Các trạm radar thời tiết tại: Việt Trì - Phú Thọ; Đông Hà - Quảng Trị; Tam Kỳ - Quảng Nam; Quy Nhơn - Bình Định; Nha Trang - Khánh Hòa; Pleiku - Gia Lai; Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh; Cà Mau. - Các trạm định vị giông sét tại: Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Việt Trì - Phú Thọ, Phù Liễn - Hải Phòng, Hà Đông – Hà Nội, Thanh Hóa, Tương Dương, Vinh - Nghệ An, Đồng Hới - Quảng Bình, Đà Nẵng, Quy Nhơn - Bình Định, Nha Trang - Khánh Hòa, Phan Thiết - Bình Thuận, Pleiku - Gia Lai, Nhà Bè - Thành phố Hồ Chí Minh, Châu Đốc - An Giang, Cà Mau. Tình hình thực hiện: Dự án đang triển khai thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.

5) Dự án: “Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam - Giai đoạn II”. Vay vốn ODA của Chính phủ Italia.

Mục tiêu đầu tư: Gia tăng mật độ trạm KTTV và đo mưa, đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa hệ thống quan trắc và truyền số liệu KTTV nhằm cung cấp số liệu kịp thời, chính xác phục vụ công tác dự báo KTTV; tăng cường năng lực dự báo và cảnh báo lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ.

Quy mô đầu tư:

- Phần xây dựng: Xây dựng mới 06 nhà trạm (khí tượng, thủy văn, hải văn) và các công trình chuyên môn, hạ tầng kỹ thuật cho các trạm khí tượng, thủy văn và hải văn; công trình lắp đặt thiết bị cho các trạm tự động (khí tượng, thủy văn và đo mưa);

- Phần cung cấp và lắp đặt thiết bị: Trang bị mới, đồng bộ thiết bị kỹ thuật chuyên môn; thiết bị là việc, sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy cho mỗi trạm theo thiêu chuẩn và phù với với cấp, hạng trạm, đúng thiết kế kỹ thuật.

+ Cung cấp và lắp đặt thiết bị phục vụ làm việc, sinh hoạt và phòng cháy, chữa cháy cho các trạm KTTV, hải văn xây mới; 04 Đài KTTV tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận; Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ và 03 Trung tâm trung ương: Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV;

+ Cung cấp và lắp đặt thiết bị tự động quan trắc và truyền số liệu KTTV cho 13 trạm khí tượng, 17 trạm thủy văn, 01 trạm hải văn và 83 trạm đo mưa thuộc Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ;

+ Cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các Trung tâm kiểm soát số liệu, dự báo, cảnh báo lũ lụt, gồm: Đài KTTV các tỉnh (Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận), Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương và Trung tâm Mạng lưới KTTV&MT;

- Trang bị 01 xe lưu động phục vụ Dự án.

Địa điểm xây dựng: tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tình hình thực hiện: Dự án đang triển khai thực hiện theo tiến độ được phê

duyệt.

6) Dự án “Tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ”. Dự án do Chính phủ Nhật Bản tài trợ không hoàn lại

 Nội dung chính:

- Tăng cường năng lực cho hệ thống dự báo và cảnh báo

+ Lắp đặt 20 máy đo mưa tự động mới để hiệu chỉnh dữ liệu quan trắc của 2 ra đa tại Phù Liễn và Vinh;

+ Lắp đặt 06 thiết bị hiệu chỉnh máy đo mưa tại hai trạm Phù Liễn và Vinh.

+ Lắp đặt 01 dụng cụ tiêu chuẩn đo khí áp và 01 dụng cụ tiêu chuẩn đo nhiệt độ.

+ Dụng cụ hiệu chuẩn, kiểm tra khí áp, nhiệt độ, máy tính, điện thoại,...

+ Xây dựng được hệ thống hiệu chỉnh tự động các yếu tố nhiệt độ, áp suất khí quyển, độ ẩm, hướng gió và tốc độ gió.

+ Xây dựng chương trình hiệu chỉnh dữ liệu quan trắc của 2 ra đa với máy đo mưa tự động;

+ Xây dựng chương trình đồng bộ, tổ hợp số liệu quan trắc của 2 ra đa trên với các ra đa khác;

+ Thiết lập hệ thống kiểm soát, phân tích và tổ hợp ảnh ra đa;

+ Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền, nhận và hiển thị trực tiếp các nguồn số liệu theo thời gian thực.

+ Tăng cường hệ thống máy tính đủ mạnh để chạy các phần mềm nghiệp vụ, mô hình số trị phục vụ công tác dự báo;

+ Áp dụng công nghệ dự báo, ước tính định lượng mưa;

+ Xây dựng công nghệ cảnh báo mưa lớn, bão đến các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở trung ương và địa phương.

+ Phát triển website dự báo thời tiết và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên nền điện thoại di động.

- Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng các bản tin dự báo KTTV

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Tình hình thực hiện: Dự án đang triển khai thực hiện theo tiến độ được phê duyệt.

Nhìn chung, Tổng cục KTTV đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong khuôn khổ hợp tác đa phương, song phương và đã tích cực huy động nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ thực hiện kế hoạch hiện đại hóa ngành KTTV, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về KTTV, nâng cao vị thế vai trò của Tổng cục KTTV thông qua các hoạt động với Tổ chức Khí tượng thế giới, Ủy ban Bão, Trung tâm Khí hậu APEC (APCC), Cơ quan Khí tượng Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan,… trong xây dựng và thực hiện các dự án tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phòng, chống thiên tai.

Tin Thành Công - KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: