TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng cố định đồng thời Pb, Cd và Cr trong đất ô nhiễm bằng vật liệu Mg/Al LDH-zeolite Nguyễn Thị Bích Hạnh1,3, Văn Hữu Tập2*, Đặng Văn Minh3, Tạ Minh Phương4 1 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên; hanhntb@tnus.edu.vn 2 Trung tâm Phát triển Công nghệ mới, Đại học Thái Nguyên; vanhuutap@tnu.edu.vn 3 Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên; hanhntb@tnus.edu.vn; minhdv@tnu.edu.vn 4 Trường Đại học Thủy Lợi; taminhphuong@tlu.edu.vn *Tác giả liên hệ: vanhuutap@tnu.edu.vn; Tel.: +84–983465086 Tóm tắt: là một phương pháp thường được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong đất. Với những ưu điểm như chi phí thấp, hiệu quả cao và đơn giản nên phương pháp này ngày càng phổ biến. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu hấp phụ mới, zeolite biến tính là một trong số đó, với những tính chất và đặc điểm vượt trội của vật liệu biến tính so với vật liệu gốc. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2023 - 2024 nhằm khảo sát một số yếu tố môi trường, bao gồm pH đất, độ ẩm đất và thời gian ủ đất với vật liệu hấp phụ Mg/Al LDH-zeolite (vật liệu được biến tính từ zeolite tự nhiên) đến khả năng cố định đồng thời Pb, Cd và Cr trong đất ô nhiễm. Nghiên cứu thiết lập phương pháp thí nghiệm sử dụng đất được gây ô nhiễm nhân tạo. Các giá trị pH được khảo sát từ 5 - 9, độ ẩm đất 30, 50 và 70%, thời gian ủ 15, 30 và 45 ngày. Qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng hấp phụ của Mg/Al LDH-zeolite đạt được là Cr>Pb>Cd ở tất cả các thí nghiệm. Ở pH = 5, Cr được cố định tốt nhất, ở pH = 7 cả Pb và Cd được cố định phù hợp so với các mức pH khác. Độ ẩm đất với thời gian ủ tối ưu lần lượt là 70% và 30 ngày. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ tác động của pH đất, độ ẩm đất và thời gian ủ lên năng lực hấp phụ Pb, Cd và Cr bởi Mg/Al LDH-zeolite. Từ khóa: Cố định , Pb , Cd , Cr , Mg/Al LDH-zeolite. |
1 |
2 |
Nghiên cứu đánh giá tác động kép của biến đổi khí hậu và các phát triển thượng nguồn đến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dương Hồng Sơn1, Bùi Huyền Linh1*, Nguyễn Anh Đức1, Trần Anh Phương1 1 Viện khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi Trường; dhson.monre@gmail.com; linhb.dctv@gmail.com; nganhduc@yahoo.com; phuongtran.monre@gmail.com *Tác giả liên hệ: linhb.dctv@gmail.com; Tel.: +84–326730802 Tóm tắt: Các hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến Đồng bằng sông Cửu Long trong đó xâm nhập mặn được xem là một trong những tác động nghiêm trọng nhất. Trong khi các nghiên cứu trước đây thường tập trung đánh giá tác động riêng lẻ của các hoạt động phát triển thượng nguồn hoặc nước biển dâng đến xâm nhập mặn, nghiên cứu này trình bày kết quả đánh giá diễn biến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đồng thời theo kịch bản hiện trạng và các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thượng nguồn đến năm 2030 và 2050 sử dụng phương pháp mô hình toán và GIS. Kết quả tính toán cho thấy so với kịch bản hiện trạng, đến năm 2050 chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất tương ứng với ranh mặn 4 g/l sẽ tăng 5,6 km trên sông Tiền, 6,2 km trên sông Hậu và 13,7 km trên sông Cổ Chiên. Dự báo đến năm 2050 khoảng hơn 2,5 triệu ha đất vùng ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn với độ mặn lớn hơn 1 g/l, tăng 9,1% so với kịch bản hiện trạng. Các kết quả tính toán của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ đề xuất các giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Xâm nhập mặn; MIKE 11; Thượng nguồn. |
13 |
3 |
Đánh giá chất lượng mưa vệ tinh CMORPH trên lưu vực sông Lam Trịnh Minh Ngọc1, Đặng Đình Khá1, Ngô Chí Tuấn1, Nguyễn Ý Như1* 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; trinhminhngoc@hus.edu.vn; dangdinhkha@hus.edu.vn; ngochituan@gmail.com; nguyenynhu@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: nguyenynhu@hus.edu.vn; Tel.: +84–869110757 Tóm tắt: Dữ liệu mưa vệ tinh đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu tài nguyên nước trên lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông liên quốc gia, khi độ phân giải và mức độ chính xác của mưa vệ tinh ngày càng được nâng cao. Nội dung bài báo sẽ phân tích đánh giá chất lượng dữ liệu mưa vệ tinh CMORPH trong thời gian 23 năm (2000-2022) trên lưu vực sông Lam. Nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thực đo từ 17 trạm mưa để so sánh với các ô lưới mưa theo đánh giá theo thời đoạn mưa ngày, mưa tháng, mưa mùa và mưa năm. Các chỉ số thống kê định tính, định lượng, pha mưa để đánh giá theo phân bố thời gian, không gian của dữ liệu mưa CMORPH. Phân tích các kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm mưa CMORPH có xu thế thiên thấp khoảng 20% so với mưa trạm, phân bố mưa theo không gian phản ảnh tốt, tổng lượng mưa theo tháng tương quan khá tốt với mưa trạm (CC=0,81), tuy nhiên, dữ liệu mưa theo ngày thì chưa phản ảnh tốt khi chỉ số tương quan chỉ khoảng 0,42 và các sự kiện mưa lớn. Từ khóa: CMORPH; Lưu vực sông Lam; Chỉ số thống kê. |
24 |
4 |
Ứng dụng phương pháp AHP và công nghệ GIS xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở bờ sông khu vực bán đảo Cà Mau Đoàn Quang Trí1*, Nguyễn Văn Nhật1, Quách Thị Thanh Tuyết1 1 Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn; doanquangtrikttv@gmail.com; vannhat.tv@gmail.com; tuyetkttv@gmail.com *Tác giả liên hệ: doanquangtrikttv@gmail.com; Tel.: +84–988928471 Tóm tắt: Bán đảo Cà Mau là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán, việc khai thác nước ngầm quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ sạt lở bờ sông ngày càng trầm trọng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để đánh giá trọng số các yếu tố ảnh hưởng kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để chồng xếp lớp bản đồ các yếu tố ảnh hưởng chính từ đó xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông của khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông khu vực nghiên cứu trong thời kỳ hạn hán bao gồm: khoảng cách mực nước đến bờ sông, thổ nhưỡng, độ dốc bờ sông, hiện trạng sử dụng đất và bốc thoát hơi nước mùa khô. Trọng số của các yếu tố này được đánh giá dựa trên việc tổng hợp các tài liệu liên quan cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Kết quả cho thấy hiện tượng sạt lở bờ sông có nguy cơ xảy ra cao tại các huyện Đầm Dơi, U Minh, Trần Văn Thời, thành phố Cà Mau và các sông, kênh rạch thuộc Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở cung cấp cái nhìn tổng quan về các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông cao, là tài liệu tham khảo hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng kế hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở bán đảo Cà Mau. Từ khóa: Phương pháp AHP; GIS; Bản đồ phân vùng sạt lở bờ sông; Bán đảo Cà Mau. |
35 |
5 |
Ứng dụng mưa dự báo từ mô hình WRF3KM-IFS-DA nâng cao hiệu quả dự báo cảnh báo ngập lụt đô thị Lê Thị Huệ1*, Đào Tiến Đạt1, Đinh Thị Hương Thơm1, Phạm Thị Diệu Thúy1, Nguyễn Thu Lan1, Đỗ Thị Ngọc Hoa1, Vũ Thị Thanh Huyền1 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; minhhuekttv@gmail.com; daodat81@gmail.com; thomdth91@gmail.com; phamdieuthuykttv@gmail.com; nguyenlandbbb@gmail.com; ngochoakttv@gmail.com; vthuyen1999@gmail.com *Tác giả liên hệ: minhhuekttv@gmail.com; Tel: +84–934537242 Tóm tắt: Các mô hình dự báo thời tiết số (NWP) ngày càng được sử dụng nhiều hơn để dự báo các hiện tượng mưa lớn. Tuy nhiên các nghiên cứu ứng dụng dự báo lượng mưa có độ phân giải cao từ mô hình NWP trong thủy văn còn hạn chế. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mưa dự báo từ mô hình số khí tượng WRF3KM-IFS-DA để nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo ngập lụt đô thị. Nghiên cứu đã tiến hành hiệu chỉnh, kiêm định mô hình MIKE URBAN để đưa ra được bộ thông số tối ưu sau đó thử nghiệm mô phỏng ngập úng tại thành phố Thái Bình cho một trận mưa cụ thể với biên mưa đầu vào được lấy từ mô hình WRF3KM-IFS-DA theo 3 kịch bản: (1) mưa thực đo tại trạm khí tượng Thái Bình; (2) mưa dự báo với thời hạn dự báo trước 6 giờ; (3) mưa dự báo với thời hạn dự báo trước 24 giờ. Sau đó đánh giá mức độ ngập lụt mô phỏng với ngập lụt thực tế xảy ra. Từ khóa: Mô hình MIKE URBAN; Hiệu chỉnh , kiểm định; Ngập lụt đô thị; TP. Thái Bình. |
48 |
6 |
Sử dụng viễn thám ước tính nồng độ NO3- của hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai Trần Ngọc Trâm Anh1, Lê Trọng Diệu Hiền2* 1 Chương trình Tài nguyên & Môi trường; Khoa Khoa học quản lý; Trường Đại học 2 Chương trình Tài nguyên & Môi trường; Khoa Khoa học quản lý; Trường Đại học *Tác giả liên hệ: hienltd@tdmu.edu.vn; Tel.: +84–372831517 Tóm tắt: Hồ Trị An là công trình đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, điều tiết nước trong khu vực thuộc các tỉnh phía Nam. Hiện nay, hồ có nguy cơ bị ô nhiễm nước mặt do diễn ra các hoạt động như: quá trình sinh hoạt của người dân, khu công nghiệp, nuôi trồng thủy sản … Việc theo dõi và đánh giá chất lượng nước tại hồ Trị An nhằm xác định mức độ ô nhiễm, giúp kiểm soát chất lượng nước tốt nhất. Dữ liệu viễn thám có khả năng thu thập, cung cấp thông tin của khu vực hồ để tạo dữ liệu phân tích liên tục, giám sát được sự thay đổi chi tiết về chất lượng nước mặt hiệu quả hơn. Nghiên cứu phân tích bao gồm: (1) Phân tích diễn biến nồng độ NO3- tại hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2021-2022; (2) Lựa chọn mô hình ước tính nồng độ NO3- phù hợp thông các chỉ số thống kê từ dữ liệu viễm thám dựa trên mô hình hồi quy đa biến; (3) Đánh giá mức độ ô nhiễm chất lượng nước mặt tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy, giữa dữ liệu quan trắc và dữ liệu ước tính nồng số NO3- dự đoán có hệ số R2 = 0,6. Nghiên cứu đã chứng minh tiềm năng của nguồn dữ liệu viễn thám trong việc đánh giá tổng thể về sự phân bố không gian của chất lượng nước mặt tại sông suối, ao hồ và những thay đổi nồng độ chất lượng nước mặt, cũng như khắc phục tình trạng thiếu dữ liệu trong giám sát môi trường nước. Từ khóa: Viễn thám; Nồng độ NO3-; Hồ Trị An; Mô hình hồi quy. |
66 |
7 |
Nghiên cứu quản lý chất lượng không khí bằng công cụ mô hình tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Hồ Minh Dũng1*, Trương Công An1,2, Nguyễn Thoại Tâm1 1 Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM; H_minhdung@yahoo.com; anbqlkcn@gmail.com; thoaitam1986@gmail.com 2 Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu; anbqlkcn@gmail.com *Tác giả liên hệ: H_minhdung@yahoo.com; Tel.: +84–903605245 Tóm tắt: Khu công nghiệp (KCN) Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng là một trong số các KCN quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT). Hiện nay, công tác quản lý môi trường không khí tại KCN vẫn chưa đạt hiệu quả tốt. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tính toán tải lượng khí thải và mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí tại KCN. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) LPG và CNG là 2 nhiên liệu sử dụng chính trong KCN, nhưng phát thải ô nhiễm chính từ quá trình đốt là do sử dụng các loại nhiên liệu khác như than đá, biomass, dầu FO,..; (ii) Kết quả mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí bằng mô hình AERMOD (kết hợp mô hình khí tượng TAPM) cho thấy, nồng độ CO và NO2 trung bình 1 giờ cao nhất và 8 giờ hoặc 24 giờ cao nhất trong cả 2 mùa (khô và mưa) đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT; nồng độ SO2 và TSP trung bình 1 giờ cao nhất đều vượt QCVN 05:2013/BTNMT, cao gấp 1,6 lần và 3,6 lần đối với SO2 và 4,6 lần và 15,4 lần đối với TSP; (iii) Qua kết quả mô phỏng và đánh giá tác động ô nhiễm không khí đến khu vực xung quanh, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giảm phát thải khi thải ra môi trường không khí tại KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng. Từ khóa: KCN Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng; AERMOD; Chất lượng không khí |
78 |
8 |
Hoạt động kiến tạo hiện đại trong khu vực dòng chảy Sông Tiền và Sông Hậu, mối quan hệ với hiện tượng xói lở bờ sông Bùi Vinh Hậu1*, Trần Thị Hồng Minh2, Trần Thanh Hải1, Ngô Thị Kim Chi1, Phan Văn Bình1, Vũ Anh Đạo1, Trần Quang Tuấn1, Bùi Thị Thu Hiền1 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; buivinhhau@humg.edu.vn; tranthanhhai@humg.edu.vn; ngothikimchi@humg.edu.vn; phavanbinh@humg.edu.vn; vuanhdao@humg.edu.vn; tranquantuan@humg.edu.vn; buithithuhien@humg.edu.vn 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; tthminh@hunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: buivinhhau@humg.edu.vn; Tel.: +84–983929256 Tóm tắt: Bài báo này xác định sự hoạt động của kiến tạo hiện đại trong lưu vực Sông Tiền Sông Hậu dựa theo các dấu hiệu trực tiếp như dịch chuyển các trầm tích trẻ, động đất, thoát khí radon, thủy ngân, hoặc các dấu hiệu gián tiếp như sự thay đổi đột ngột của dòng chảy, sự xuất hiện các giếng nước khoáng nóng,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động kiến tạo trong khu vực diễn ra mạnh mẽ với với bốn đứt gãy hoạt động chính là đứt gãy Sông Tiền, đứt gãy Sông Hậu, đứt gãy Vĩnh Hưng - Chợ Lách - Thạnh Phú và đứt gãy Hòn Đất - Cái Dầu - Vĩnh Hưng. Hoạt động của các đứt gãy này làm nghiêm trọng thêm tình trạng xói lở bờ sông trong khu vực đặc biệt ở những vị trí giao nhau của các đứt gãy. Điều đó cho thấy ngoài các yếu tố nhân sinh như như khai thác cát sông, sự thiếu hụt trầm tích do xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hoặc do tác động của quá trình biến đổi khí hậu, hoạt động kiến tạo hiện đại cũng có tác động to lớn gây nên hiện tượng tai biến địa chất như sự biến đổi dòng chảy, hiện tượng xói lở bờ sông trong khu vực Sông Tiền và Sông Hậu. Từ khóa: Kiến tạo hiện đại; Xói lở bờ sông; Sông Tiền; Sông Hậu. |
92 |