TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Dự báo biến động lớp phủ mặt đất khu vực Kiến Thụy - Đồ Sơn (Hải Phòng) bằng mô hình CLUMondo Đỗ Thị Phương Thảo1,2*, Trần Thị Thu Trang1, Vũ Hữu Tuấn3, Lê Chí Thành4 1 Trường Địa học Mỏ - Địa chất; dothiphuongthao@humg.edu.vn; tranthithutrang@humg.edu.vn 2 NNC Nghiên cứu phát triển công nghệ quản lý và phân tích dữ liệu không gian địa lý 3 Công ty ESRI Việt Nam; tuanvhesrivn@gmail.com 4 Sở TNMT tỉnh Cà Mau; lcthanh.cic@gmail.com *Tác giả liên hệ: dothiphuongthao@humg.edu.vn; Tel.: +84–982688385 Tóm tắt: Tại Hải Phòng, khu vực Kiến Thụy - Đồ Sơn là nơi hội tụ nhiều điểm du lịch hấp dẫn, là khu vực có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác, dưới sự tác động ngày càng khắc nghiệt của các yếu tố tự nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng đã làm suy giảm diện tích đất ở vùng thấp và khu vực ven bờ dẫn đến quá trình chuyển đổi sử dụng đất diễn ra nhanh chóng trên toàn khu vực. Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng mô hình CLUMondo (phiên bản mới nhất của mô hình CLUE: Conversion of Land Use and its Effect) và các dữ liệu về lớp phủ bề mặt cũng như các yếu tố tác động đến sự thay đổi của nó để dự báo quá trình thay đổi lớp phủ đất trong tương lai. Kết quả mô phỏng của mô hình CLUMondo đến năm 2030 dự báo: đất trồng lúa, đất làm muối, đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm so với thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp khác, đất rừng phòng hộ ven biển, đất nuôi trồng thủy sản, đất mặt nước có xu hướng tăng lên. Dự báo này giúp điều chỉnh các tác động tiêu cực từ thiên nhiên và xã hội nhằm phân phối lại sức ép phát triển của khu vực về sử dụng đất hợp lý tại quy mô nghiên cứu. Từ khóa: CLUMondo; Dự báo biến động; Kiến Thụy; Đồ Sơn. |
1 |
2 |
Nghiên cứu phân tích các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên Trần Trung Thành1, Trương Thị Thanh Thủy2, Vũ Văn Thăng2* 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên; thanh06kontum@yahoo.com.vn 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; vvthang26@gmail.com *Tác giả liên hệ: vvthang26@gmail.com; Tel.: +84–986464599 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, thời điểm bắt đầu, kết thúc và các đặc trưng của gián đoạn mưa gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên đã được phân tích dựa trên số liệu mưa tại 12 trạm quan trắc và số liệu tái phân tích của National Centers for Environmental Prediction (NCEP/NCAR) trong thời kỳ 1980-2020. Các giai đoạn gián đoạn mưa được xác định dựa trên so sánh giá trị mưa dị thường và độ lệch chuẩn của chuỗi số liệu mưa tại từng trạm. Biểu đồ phân bố tần suất của số ngày gián đoạn được sử dụng để phân tích các đặc trưng của giai đoạn gián đoạn. Phương pháp phân tích tổng hợp (composite technique) cũng được áp dụng để xác định các đặc trưng quy mô lớn liên quan đến các giai đoạn gián đoạn. Kết quả phân tích cho thấy, các giai đoạn kéo dài chủ yếu từ 5-7 ngày, và số đợt gián đoạn kéo dài trên 7 ngày gần như không đáng kể. Số ngày gián đoạn tăng dần từ đầu mùa mưa, đạt cực đại vào khoảng giữa mùa mưa đối với các trạm ở phía tây của khu vực Tây Nguyên và lệch về cuối mùa mưa tại các trạm ở phía đông của khu vực này. Giai đoạn gián đoạn mùa mưa ở Tây Nguyên liên quan đến sự xuất hiện của dị thường xoáy nghịch mực thấp và sự suy giảm của đôi lưu ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Từ khóa: Tây Nguyên; Gián đoạn gió mùa; Gián đoạn mưa; Dị thường xoáy nghịch. |
15 |
3 |
Ứng dụng ảnh radar Sentinel-1 giám sát tình hình sạt lở và bồi tụ tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2024 trên nền tảng Google Earth Engine Lương Thanh Long1*, Nguyễn Trọng Nhân2 1 Đoàn Đo Đạc, Biên Vẽ Hải Đồ Và Nghiên Cứu Biển; luongthanhlong1306@gmail.com 2 Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh; ntnhan@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: luongthanhlong1306@gmail.com; Tel.: +84–326471170 Tóm tắt: Cà Mau là một trong những tỉnh tại đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với thách thức sạt lở đường bờ biển tạo ra mối đe doạ lớn đến môi trường sinh thái. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp OTSU để xác định tự động giá trị phân ngưỡng đối tượng mặt nước và đất liền giúp phân định đường bờ, dựa vào biểu đồ Histogram theo phân phối nhị thức cho từng thời điểm 2015 và 2024 trên ảnh radar Sentinel-1. Qua phân tích biến động đường bờ giai đoạn 2015-2024 trên nền tảng Google Earth Engine cho thấy đường bờ các vùng ven biển có sự biến động khá lớn như tình trạng sạt lở có xu hướng chiếm ưu thế hơn quá trình bồi tụ. Điển hình, huyện Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Năm Căn tại phía bờ biển Đông xảy ra sạt lở nghiêm trọng hơn so với các huyện của bờ biển phía Tây và đồng thời diện tích các bãi bồi cũng được mở rộng do quá trình bồi lắng phù sa tại Đất Mũi huyện Ngọc Hiển và phía Tây huyện Năm Căn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát chặt chẽ tình trạng biến động đường bờ tại tỉnh Cà Mau trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa: Bồi tụ; Đường bờ; OTSU; Radar; Sentinel-1; Sạt lở. |
27 |
4 |
Phân tích chuỗi dữ liệu nghiệm triều sử dụng mạng nơ ron hồi tiếp với nút có cổng (GRU) Nguyễn Gia Trọng1,2*, Bùi Ngọc Quý3 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn 2 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - môi trường 3 Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội; quybncres@vnu.edu.vn *Tác giả liên hệ: nguyengiatrong@humg.edu.vn; Tel.: +84–963124980 Tóm tắt: Nghiên cứu này đã ứng dụng mô hình GRU (Gated Recurrent Unit) thuộc nhóm mạng nơ ron hồi quy (RNN - Recurrent Neural Network) để phân tích dữ liệu nghiệm triều thu nhận được tại trạm nghiệm triều Vũng Tàu trong thời gian từ 01/01/1999 đến 31/12/2022. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các đặc trưng thống kê về hiệu suất của mô hình đạt kết quả rất tốt: RMSE = 2,2 mm; MAE = 0,5 mm; Kappa = 0,98 và F-Score = 0,96. Bên cạnh đó, để khẳng định liệu mô hình có thực sự hiệu quả hay không đã phân chia bộ dữ liệu thành tập dữ liệu huấn luyện, tập dữ liệu kiểm tra và tập dữ liệu dự báo. Kết quả thống kê cho thấy mô hình GRU có thể dự đoán một cách tin cậy giá trị triều thông qua các đặc trưng thống kê của tập dữ liệu dự báo như RMSE = 0,06 mm, MAE = 0,05 mm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cần thiết phải thực thi phát hiện và loại trừ ngoại lai đối với tập hợp dữ liệu đầu vào để có thể thu được kết quả dự báo đạt độ chính xác cao. Từ khóa: RNN; GRU; Dữ liệu nghiệm triều; Chuỗi dữ liệu theo thời gian; AI. |
39 |
5 |
Ước tính nhu cầu nước cho cây đậu nành rau được trồng trên đất xám bạc màu ở Tri Tôn, An Giang Trần Thị Hồng Ngọc1, La Tài Linh1, Nguyễn Đức Thắng1, Cao Thị Kim Phượng1, Phan Trường Khanh1* 1 Khoa Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Trường Đại học An Giang - ĐHQG-HCM; tthngocagu@gmail.com; latailinh5839@gmail.com; akthang98@gmail.com; kimphuongcao134@gmail.com *Tác giả liên hệ: ptkhanhagu@gmail.com; Tel: +84–918440275 Tóm tắt: Đậu nành rau đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều vùng chuyên canh rau, nhưng biến đổi khí hậu và nắng nóng mùa khô đang làm cho tình trạng thiếu nước tưới ngày càng trầm trọng, đặc biệt tại Tri Tôn, An Giang. Nghiên cứu này khám phá các biện pháp tiết kiệm nước, tập trung vào việc trồng đậu nành rau trên đất xám bạc màu, với hai nghiệm thức: phủ rơm và không phủ rơm. Dựa trên phương trình cân bằng nước và đo lường mực nước hàng ngày trong các thùng có đáy và không đáy đặt tại ruộng thí nghiệm để ước tính lượng bốc thoát hơi nước và thấm của đất. Kết quả cho thấy nghiệm thức không phủ rơm nhu cầu nước cho cây trồng (ET) là 12.250m3/ha và nhu cầu nước tưới tiêu là 19.720 m³/ha, trong khi nghiệm thức phủ rơm tiết kiệm được khoảng 1.040 m³/ha, giảm đáng kể so với không phủ rơm. Năng suất đậu nành rau đạt từ 5,1 đến 6,5 tấn/ha. Ngoài việc tiết kiệm nước, phủ rơm còn thúc đẩy sự phát triển cây, tăng chiều cao, số lá và tỷ lệ hạt chắc. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phủ rơm trong việc tiết kiệm nước và tăng năng suất, đặc biệt hữu ích cho những khu vực đối mặt với khan hiếm nước và biến đổi khí hậu giống như Tri Tôn. Từ khóa: Đậu nành rau; Nhu cầu nước; Đất xám bạc màu; Tri Tôn. |
47 |
6 |
Đánh giá thực trạng và khả năng tái sử dụng nước làm nước cấp cho sinh hoạt của một số nguồn thải trên địa bàn tỉnh An Giang Trần Thị Minh Hằng1*, Trần Thị Huyền Nga1, Vũ Đình Tuấn1, Hoàng Minh Trang1, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; hangttm@hus.edu.vn; tranthihuyennga@hus.edu.vn; vudinhtuan@hus.edu.vn; hoangminhtrang@hus.edu.vn; nguyenmanhkhai@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: hangttm@hus.edu.vn; Tel: +84–902168955 Tóm tắt: Nghiên cứu này bước đầu nhằm đánh giá thực trạng và khả năng tái sử dụng nước của một số nguồn thải trên địa bàn tỉnh An Giang làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. 12 vị trí lấy mẫu được chọn và phân tích với 21 chỉ tiêu chất lượng nước tại mỗi vị trí. Kết quả phân tích về chất lượng nước được so sánh với quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt phục vụ cho mục đích làm nước cấp sinh hoạt. Các thông số nhiệt độ, pH, một số kim loại nặng như As, Cr, Pb, Cu đều nằm trong giới hạn cho phép trong khi TSS, COD, Fe, NH4+, PO43- và coliforms đều vượt giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của các kháng sinh cũng là nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Các chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép được phát hiện chủ yếu thuộc nguồn nước thải sinh hoạt và nông nghiệp do chưa được đầu tư xử lý hoặc tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, hoạt động nông nghiệp và thủy sản. Nguồn nước nội đồng tại khu vực nghiên cứu, kết quả tính toán WQI theo 5 nhóm thông số cho thấy WQI dao động từ 52-65 được đánh giá có chất lượng nước trung bình - phù hợp với sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. Các nhóm công nghệ xử lý nước và chính sách quản lý được đề xuất trong nghiên cứu nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm, tái sử dụng nước làm nguồn nước cấp sinh hoạt trong bối cảnh thiếu nước sạch, khan hiếm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Tái sử dụng; Ôxi hóa tiên tiến; Nước thải; Nước cấp. |
60 |
7 |
Dự báo chất lượng không khí bằng mô hình LSTM-MA trường hợp sử dụng dữ liệu tại trạm quan trắc tự động ngã tư Giếng Nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Hồ Minh Dũng1*, Khổng Doãn An Khang1 1 Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM; H_minhdung@yahoo.com; ankhang28040506@gmail.com Tóm tắt: Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. Dự báo diễn biến chất lượng không khí giúp cảnh báo cho cộng đồng về mức độ ô nhiễm. Nghiên cứu này ứng dụng trí thông minh nhân tạo cho dự báo chất lượng không khí tại khu vực trạm quan trắc tự động Ngã tư Giếng Nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mô hình bộ nhớ dài ngắn (LSTM) được lựa chọn cho nghiên cứu và để tối ưu khả năng dự báo, bộ lọc trung bình trượt (MA) được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí khu vực nghiên cứu tương đối tốt khi nồng độ của CO, NO2, SO2, PM10 và PM2.5 đều dưới ngưỡng cho phép. Ozon là thông số có số lần vượt ngưỡng cho phép cao nhất, cũng là thông số có tác động chính đến chỉ số chất lượng không khí; Mô hình LSTM–MA đã được xây dựng thành công với khả năng dự báo có độ chính xác cao nhất cho thời gian 1 ngày tiếp theo với giá trị căn bậc 2 sai số bình phương trung bình (RMSE) là 3,05; sai số trung bình tuyệt đối (MAE) là 2,17 và sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE) là 3,19%. Khi dự báo trong thời gian dài hơn với 2 tuần tiếp theo, mô hình cho kết quả khả quan khi các chỉ số RMSE, MAE và MAPE lần lượt đạt 22,79; 15,74 và 24,38%. Từ khóa: LSTM-MA; Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự báo; Chất lượng không khí. |
75 |
8 |
Nghiên cứu phân vùng phát triển chè hữu cơ tại tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Liễu1*, Đào Ngọc Hùng2, Hà Thị Phương Mai2, Trần Thị Tâm1, Tạ Thị Ngọc Hà3 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; lieuminh2011@gmail.com; trantam1810@gmail.com 2 Khoa Địa lí, trường Đại học Sư phậm hà Nội; daongochung69@gmail.com; phuongmai04101998@gmail.com 3 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tangocha179@gmail.com *Tác giả liên hệ: lieuminh2011@gmail.com; Tel: +84–989316846 Tóm tắt: Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần cung cấp nhu cầu lương thực, thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực của người dân. Trong thời qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai việc trồng chè hữu cơ đến nhiều huyện, xã. Việc đẩy mạnh mở rộng sản xuất chè theo hướng hữu cơ có giá trị về mặt kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân và hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bền vững. Bằng phương pháp phân vùng khí hậu nông nghiệp dựa trên công cụ LUSET, nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp về điều kiện khí hậu và cảnh báo vùng ô nhiễm không khí đối với cây chè hữu cơ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc quy hoạch phát triển trồng chè hữu cơ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu cho thấy: Vùng rất thích nghi và thích nghi cho cây chè hữu cơ tập trung nhiều nhất ở các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Phù Ninh; Vùng ít thích nghi phân bố rải rác ở các huyện Yên Lập và Thanh Sơn. Một số huyện còn lại như Tân Sơn, TP Việt Trì, TX Phú Thọ, Lâm Thao, Đoan Hùng hầu hết đều nằm trong vùng không thích nghi đối với phát triển chè hữu cơ. Từ khóa: Chè hữu cơ; Khí tượng Nông nghiệp; Phú Thọ. |
90 |