MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2021

Đăng ngày: 07-05-2021 File đính kèm
Số 725 * Tháng 5 năm 2021

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Mô phỏng sự phụ thuộc xâm nhập mặn và các yếu tố thủy văn bằng MIKE 3 – Trường hợp cửa sông Vệ, Quảng Ngãi

Bùi Tá Long1* , Lê Thị Mỹ Diệp2

1 Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM; longbt62@hcmut.edu.vn

2 Viện Khoa học và Thủy lợi Miền Nam; diepmoitruongmdquangngai@gmail.com

Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, vấn đề xâm nhập mặn được quan tâm bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó tới phát triển kinh tế–xã hội, đặc biệt tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cho khu vực này, trong đó đa số các nghiên cứu được thực hiện ứng dụng mô hình MIKE 11 để tính toán mô phỏng. Các kết quả nhận được tập trung làm rõ phạm vi mặn được truyền vào, chưa quan tâm nhiều tới cơ chế truyền mặn (theo bề mặt hay đáy). Sự phụ thuộc phạm vi truyền mặn vào các yếu tố dòng chảy, chế độ triều chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, số lượng nghiên cứu về xâm nhập mặn tại miền Trung khá khiêm tốn dẫn tới nhiều vấn đề khoa học, thực tiễn tuy được đặt ra nhưng chưa tìm ra câu trả lời. Nghiên cứu này, mô hình MIKE 3 được sử dụng hướng tới làm rõ cơ chế mặn được từ biển vào sông, cũng như sự phụ thuộc phạm vi truyền mặn vào các yếu tố dòng chảy (sông), chế độ triều (biển) – chọn sông Vệ, Quảng Ngãi làm khu vực nghiên cứu. Kết quả mô phỏng được kiểm định dựa trên chuỗi số liệu thực đo liên tục trong 48 tiếng, đã cho kết quả mức tốt và rất tốt tại mặt cắt MC0 với R2 đạt 0,825, Nash đạt 0,798, PBIAS đạt 6,919, RSR đạt 0,524. Mô hình MIKE 3 sau bước kiểm định, được áp dụng mô phỏng sự phụ thuộc mức độ, phạm vi mặn phụ thuộc vào chế độ thủy triều, lưu lượng dòng chảy. Mô hình 3 chiều cho phép làm sáng tỏ sự khác biệt về truyền mặn giữa mùa khô và mùa mưa tại sông Vệ, đặc biệt là cơ chế truyền mặn tại mặt cắt MC0, ngay vùng cửa sông.

Từ khóa: Mưa–dòng chảy; SWAT; NAM; MIKE 3; sông Vệ.

1

2

Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt theo diễn biến phát triển các vùng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu

Huỳnh Phú

1Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH); h.phu@hutech.edu.vn

Tóm tắt: Bài báo trình bày nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt theo diễn biến phát triển các vùng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Phát triển kinh tế hiệu quả mà nguồn nước là tư liệu sản xuất thiết yếu, chất lượng nước quyết định sự thành công hay thất bại, cần phân tích tổng hợp các yếu tố đặc trưng về nguồn nước tại các vùng là sự tổ hợp những yếu tố có tính phân bố không gian, chế độ ngập, chất lượng nước cho quy hoạch nông lâm ngư nghiệp, du lịch...Nghiên cứu sử dụng các phương pháp, điều tra khảo sát, lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu hóa lý (TSS, BOD5, COD, N–NH4, N–NO2, P–PO4, Coliform…), tính toán chỉ số WQI; So sánh với QCVN 08–MT: 2015/BTNMT. Kết quả đã phân vùng chất lượng nước: (i) Vùng phát triển kinh tế hiệu quả vùng sinh thái phía Bắc Quốc Lộ 1A, có diện tích tự nhiên 157.224 ha và được chia thành 02 Tiểu vùng; (a) Tiểu vùng giữ ngọt ổn định (sinh thái ngọt), có diện tích tự nhiên 75.720 ha; (b) Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sinh thái mặn lợ đan xen, trong đó 35.609 ha, đất tôm–lúa 23.134 ha, đất sản xuất nông nghiệp 12.274 ha; (ii) Vùng phát triển các ngành vận tải và du lịch biển, mở rộng hợp tác quốc tế và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Từ khóa: Bạc liêu; Nước mặt; Phân vùng kinh tế; Sinh thái mặn lợ; Tiểu vùng sinh thái.

17

3

Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ công tác chống ngập, quy hoạch đô thị trên bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Việt Hưng1* , Nguyễn Quốc Cường 2, Bùi Việt Hưng3, Đặng Quang Thanh4

1Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; nguyenviethungtv@gmail.com

2Sở Thông tin truyền thông thành phố Hồ Chí Minh; cuonglequoc@gmail.com

3Trường Đại Học Khoa học Tự nhiện thành phố Hồ Chí Minh; buiviethung@gmail.com

4Công ty TNHH DHI Việt Nam; tqd@dhigroup.com

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xác định giá trị thiệt hại do ngập lụt cho khu vực đô thị TP.HCM. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng số liệu điều tra khảo sát về ngập lụt và thiệt hại do ngập lụt tại toàn bộ các điểm thường xuyên ngập lụt trên địa bàn đô thị thành phố; sử dụng công cụ mô hình toán MIKE 11 và MIKE FLOOD để mô phỏng nguy cơ ngập lụt, sau đó kết hợp với công nghệ bản đồ (ArcGIS) xác định giá trị thiệt hại do ngập tương ứng. Trong đó, mức độ thiệt hại được phân chia theo hộ dân, hộ kinh doanh và đơn vị sản xuất theo đơn vị hành chính của thành phố. Giá trị thiệt hại của từng vùng nghiên cứu tương ứng với độ sâu ngập khác nhau đã được chỉ ra trong nghiên cứu này. Các giá trị thiệt hại này sẽ được ứng dụng trong quản lý rủi ro do ngập lụt đồng thời được dùng để xác định qui mô hợp lý và tiêu chuẩn an toàn cho công trình chống ngập của từng vùng nghiên cứu theo phương pháp phân tích rủi ro.

Từ khóa: Ngập lụt; Bản đồ ngập lụt; Bản đồ thiệt hại nhập lụt.

29

4

Phân tích cơ chế gây mưa lớn từ ngày 1/8/2019 đến 5/8/2019 tại Phú Quốc

Nguyễn Đăng Mậu1*, Hoàng Thị Huyền1, Vũ Quốc Tuấn2

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; mau.imhen@gmail.com; huyenht.imh@gmail.com

2Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; vuquoctuan5895@gmail.com

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, cơ chế gây mưa lớn tại Phú Quốc từ 1/8–5/8/2019 được phân tích dựa trên số liệu mưa quan trắc, số liệu mưa vệ tinh và số liệu FNL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mưa lớn tại Phú Quốc gắn liền với sự tăng cường mạnh mẽ của gió mùa mùa hè Châu Á, có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số VSMI. Sự tăng cường của gió mùa mùa hè này nằm trong pha hoạt động mạnh của BSISO với chu kì khoảng 30 ngày. Sự hoạt động của dao động nội mùa khiến cho áp thấp ở Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương khơi sâu, tạo nên khu vực hội tụ gió mạnh tại Phú Quốc và gây ra mưa lớn cho khu vực này.

Từ khóa: Mưa lớn; Dao động nội mùa; Hoàn lưu quy mô lớn.

39

5

DigiMeto: Công cụ trợ giúp đọc giản đồ tự ghi Khí tượng thủy văn

Phạm Lê Phương1*, Lê Trung Hưng2, Mạnh Xuân Huy2, Triệu Văn Linh3, Nguyễn Xuân Hoài4, Hải Hồng Phan5, Vũ Hải6

1 Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV; phuongpl80@gmail.com; hungtttl@gmail.com

2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; huy.mx161818@sis.hust.edu.vn

3 Viện AI Academy Việt Nam; nxhoai@gmail.com; trieuvanlinh04101998@gmail.com

4 Học Viện Kỹ thuật Quân Sự; hongpth@lqdtu.edu.vn

5 Viện Điện tử – Viễn Thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; hai.vu@hust.edu.vn

Tóm tắt: Bài báo trình bày phần mềm DigiMeto (Digitizing Metontological Graph) hỗ trợ tự động đọc một số giản đồ tự ghi khí tượng thủy văn (KTTV) như giản đồ mưa, ẩm, nhiệt độ và nước. Để xây dựng công cụ, các kỹ thuật xử lý ảnh và nhận dạng đã được áp dụng để có thể tự động tách đường ghi dữ liệu ra khỏi giản đồ. Dựa vào thông tin đã biết về cấu hình ô lưới và khoảng thời gian, giá trị tương ứng tại mỗi thời điểm sẽ được xác định. DigiMeto cho phép người dùng hiệu chỉnh các số tham số một khi kết quả tự động có sai xót. Kết quả là công cụ có thể tự động xuất giá trị của giản đồ trong mỗi ngày với mức độ chi tiết đến từng phút. Trong các đánh giá cho thấy công cụ chỉ yêu cầu thời gian dưới 3 phút cho toàn bộ các thao tác trên mỗi giản đồ. Độ chính xác đạt được ở các giản đồ ẩm, nhiệt trung bình có sai số dưới 2% so với giá trị đo do người thực hiện. Với các giản đồ phức tạp ghi giá trị do nhiều hơn một ngày thường có sai số lớn hơn. Một số hướng phát triển đã được thảo luận và đề xuất để công cụ có thể được tự động hóa hoàn toàn, giúp giảm thiểu hơn nữa các thao tác người dùng cuối.

Từ khóa: Giao diện đồ họa (GUI); Giản đồ tự ghi; Xử lý Ảnh; Tách biên.

49

6

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực sử dụng đất và một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Phước

Lê Hoài Nam1* , Hồ Công Toàn2, Nguyễn Văn Tín3, Trần Tuấn Hoàng2, Phạm Thanh Long2

1 Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Nam; lhnammt@gmail.com;

2 Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; hocongtoanhdh@gmail.com; hoangkttv@gmail.com; longphamsihymete@gmail.com; 

3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; tin.sihymete@gmail.com

Tóm tắt: Nghiên cứu đưa ra kết quả phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến lĩnh vực sử dụng đất ở tỉnh Bình Phước dựa trên bộ chỉ số đánh giá theo các kết quả mô hình khí hậu, mô hình ngập. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra những kết quả về mức độ tác động và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến sử dụng đất (SDĐ) ở tỉnh Bình Phước, cụ thể: đất đai thành phố Đồng Xoài (TP. Đồng Xoài) chịu mức độ tác động thấp nhất từ 0,54–0,55; huyện Bù Đốp chịu tác động do BĐKH đến lĩnh vực sử dụng đất ở mức cao, với chỉ số tác động từ 0,60–0,66 theo một số kịch bản. Những huyện thị khác của tỉnh Bình Phước có phạm vi SDĐ bị tác động vừa tới mức cao với chỉ số tác động từ 0,54–0,60. Đồng thời, bài báo đề xuất một số giải pháp thích ứng với BĐKH, những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp thông tin cho tỉnh Bình Phước, phục vụ quy hoạch lại SDĐ một cách hợp lý trong bối cảnh BĐKH.

Từ khóa: Mức độ tác động; Biến đổi khí hậu; Sử dụng đất , Thích ứng.

60

7

Giải pháp mới về bản đồ để hiển thị thông tin khí tượng thủy văn

Giáp Văn Vinh1* , Nguyễn Nam Đức2, Nguyễn Hồng Hải2

1 Liên đoàn Khảo sát Khí tượng Thủy văn; giapvanvinh@yahoo.com

2 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ; ngnamduc@gmail.com; haikstv@yahoo.com

Tóm tắt: Hiển thị thông tin khí tượng thủy văn (KTTV) trên bản đồ là một phương thức thông dụng trong công tác quản lý mạng lưới trạm và dự báo KTTV. Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm máy tính có sử dụng bản đồ hiện nay được thiết kế chạy trên nền tảng các công cụ bản đồ chuyên dùng như WebGis, MapInfor, ArcGis … với chi phí bản quyền cao. Do vậy, giải pháp về bản đồ để hiển thị thông tin KTTV dựa trên các file hỉnh ảnh bản đồ nền định dạng JPEG đã được nghiên cứu, có khả năng chạy độc lập, không phụ thuộc vào các công vụ hỗ trợ bản đồ chuyên dùng. Kết quả áp dụng trên các phần mềm ứng dụng ở Nam Bộ cho thấy giải pháp mới không những có đầy đủ các chức năng cơ bản về bản đồ như phóng to, thu nhỏ, di chuyển, hiển thị thông tin trạm, tọa độ con trỏ trên bản đồ … mà còn có chức năng nâng cao như hiển thị thông tin dưới dạng bảng thống kê, biểu đồ, đường đồng mức … Nghiên cứu cũng cho thấy tính thực tiễn của giải pháp mới về bản đồ trong lập trình thay cho các công cụ bản đồ chuyên dùng khi xây dựng các phần mềm chuyên môn về KTTV, đặc biệt đối với phần mềm có nhiều người sử dụng nhằm tiết kiệm phí bản quyền.

Từ khóa: Bản đồ; Khí tượng thủy văn; Hiển thị thông tin trên bản đồ.

72

8

Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Hoàng Trang Thư1*, Phạm Thị Thảo Nhi 2 , Nguyễn Văn Thịnh3 , Đào Nguyên Khôi1

1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM, TP.HCM, Việt Nam; thuhoang190496@gmail.com; dnkhoi@hcmus.edu.vn

2 Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán, TP.HCM, Việt Nam; nhi.ptt@icst.org.vn

3 ĐH Quốc Gia Seoul, TP. Seoul, Hàn Quốc; vnguyen@snu.ac.kr

Tóm tắt: Nghiên cứu minh họa phương pháp tiếp cận mối liên kết giữa Nước–Năng lượng–Lương thực (WEFN) để xem xét hiện trạng sử dụng nước và năng lượng cho cây lúa nước ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chỉ số WEFNI được sử dụng để tính toán hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho trồng lúa ở khu vực nghiên cứu. Giá trị WEFNI của xã khoảng 0,33 chứng tỏ mối liên kết WEFN khá thấp, hiệu quả sử dụng nước và năng lượng cho sản xuất lúa ở xã không cao. Phân tích mối liên hệ của WEFN về sản xuất và tiêu thụ cây lúa trong năm 2019–2020 cho thấy năng suất cây lúa khoảng 18,8 tấn/ha.năm, mức tiêu thụ nước là 10 nghìn m3/ha.năm và năng lượng là 323 nghìn MJ/ha.năm tương ứng để canh tác. Năng lượng tiêu thụ cho việc tưới tiêu là khoảng 1,5 nghìn MJ/ha đối với cây lúa chiếm khoảng 1% tổng năng lượng phục vụ sản xuất ở khu vực nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp canh tác tối ưu hóa năng suất nước và năng lượng cho cây trồng này.

Từ khóa: Mối liên kết Nước–Năng lượng–Lương thực; Nước; Năng lượng; Lúa; Xã Tân An.

80

 

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất