Tổng cục Khí tượng Thủy văn làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về tình hình thi hành pháp luật khí tượng thủy văn

Đăng ngày: 29-06-2023 | Lượt xem: 2014
Sáng ngày 29/6/2023, tại trụ sở Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn công tác của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV) do đồng chí Lê Hồng Phong, Phó Tổng cục trưởng làm Trưởng Đoàn đã làm việc với Tỉnh về công tác thi hành pháp luật KTTV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Đồng chí Lê Hồng Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại cuộc họp

Tại buổi làm việc, theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh: Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 04/5/2022 về việc triển khai Chỉ thị số 10- CT/TW và Kế hoạch số 51-KH/TU nhằm tạo cơ sở cho các cấp, các ngành hoạch định đúng, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực liên quan công tác KTTV, BĐKH, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng, trong đó: Kế hoạch 157 đã xác định các nhiệm vụ và lộ trình thực hiện như: Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, thông tin, dữ liệu và nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV, giám sát BĐKH;

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác trong công tác KTTV…Theo định kỳ, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 4418/STNMT-TNN&BĐ ngày 25/11/2022 gửi các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 157/KH-UBND để theo dõi giám sát và phục vụ công tác quản lý nhà nước về KTTV, BĐKH trong thời gian.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác KTTV và công tác quản lý, ngay sau Luật KTTV năm 2015 có hiệu lực, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức triển khai luật, thực hiện việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTV bằng nhiều hình thức, cho nhiều đối tượng; ban hành các văn bản chỉ đạo hưởng ứng các Ngày khí tượng Thế giới 23/3, Ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam 03/10 lồng ghép Ngày nước Thế giới, Giờ Trái đất... và giao nhiệm vụ tuyên truyền lồng ghép trong các văn bản chỉ đạo liên quan bằng nhiều hình thức như: Hệ thống truyền thông 3 cấp như báo đài, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội (cung cấp thông tin về diễn biến thời tiết lên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo với hàng ngàn người tham gia), phần mềm thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Hà Tĩnh tại trang http://pctt.hatinh.gov.vn”, treo băng rôn, chạy bảng tin, băng cờ, tờ rơi, khẩu hiệu, tổ chức, mít tinh, diễu hành cổ động, quán triệt tại hội nghị, cuộc họp…vv, thời lượng tuyên truyền được tăng tần suất.

Sở Tài nguyên và Môi trường làm tốt nhiệm vụ cơ quan đầu mối, tham gia các lớp tập huấn ở bộ ngành và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở thông qua Thỏa thuận Paris tại Hà Tĩnh ..., phối hợp với Truyền hình tỉnh Hà Tĩnh, Báo Hà Tĩnh, Sở Thông tin và truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTV, ứng phó với BĐKH. Việc triển khai đó tạo ra sự lan tỏa, thay đổi nhận thức về KTTV, BĐKH tuy chưa tương xứng nhưng đánh dấu được những chuyển biến bước đầu trong việc đưa công tác KTTV, BĐKH dần đi vào nề nếp; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình thực hiện chuyên đề Tài nguyên và Môi trường 04 số/tháng, chuyên mục Vấn đề cùng quan tâm và các bản tin trong chương trình thời sự hàng ngày; mỗi năm có hơn gần 150 tin, bài tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. 100% Trạm truyền thanh cơ sở tiếp phát các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Trung tâm Văn hóa - Truyền thông các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các chương trình tuyên truyền ở địa phương và phối hợp phát sóng trong Trang địa phương của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

 Báo Hà Tĩnh thông qua việc lồng ghép các tin, bài tuyên truyền, khuyến khích, cổ vũ các hoạt động tại các chuyên mục Kinh tế, Xã hội, Pháp luật, Văn hóa ... mỗi năm có hơn gần 120 tin, bài trên các chuyên trang, chuyên mục của Báo Hà Tĩnh đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH đến các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó Đài KTTV tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh xây dựng trang web pctt.hatinh.gov.vn; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, Sở Thông tin truyền thông, Sở Nông nghiệp thành lập nhiều nhóm zalo về phòng chống cháy rừng, phục vụ sản xuất và nhóm thông tin phòng chống thiên tai, trong đó có những nhóm có số người tham gia 1000 người. Trên trang web và các nhóm KTTV Hà Tĩnh thường xuyên đưa tin về các hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm giúp cán bộ địa phương và nhân dân chủ động phòng tránh thiên tai. Trong đó năm 2022 Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và truyền thông) cùng với với UBND Thành phố Hà Tĩnh tổ chức cho lãnh đạo UBND và cán bộ phụ trách PCTT các phường, xã trên địa bàn TP Hà Tĩnh tổ chức một buổi tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH. Trong những năm qua, Đài KTTV tỉnh đã nhiều lần phối hợp với Hội làm vườn tỉnh, xây dựng danh mục Phổ biến kiến thức trên trang web pctt.hatinh.gov.vn nhằm phổ biến các kiến thức cơ bản về thiên tai, ứng phó thiên tai, BĐKH, cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hiện Luật khí tượng thuỷ văn.

Tăng cường quản lý mạng lưới trạm KTTV

Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án ở địa phương phần lớn có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu KTTV. Trong thực tế, khi có yêu cầu, Đài KTTV Hà Tĩnh có khả năng đáp ứng đủ, kịp thời, chính xác thông tin dữ liệu của mạng trạm KTTV quốc gia cho các mục đích trên.

 Mạng lưới trạm KTTV quốc gia trên địa bàn tỉnh do Tổng cục KTTV quản lý gồm: 4 trạm quan trắc khí tượng, 6 trạm quan trắc thủy văn, 01 trạm quan trắc khí tượng hải văn và môi trường, 05 trạm đo mưa nhân dân và 65 trạm đo mưa tự động (bao gồm cả trạm đo mưa thuộc đề án “Thuê dịch vụ đo mưa tự động phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Hiện nay các trạm hoạt động ổn định, truyền số liệu đầy đủ, kịp thời.

Mạng lưới trạm KTTVchuyên dùng do UBND tỉnh đầu tư xây dựng và giao Đài KTTV Hà Tĩnh quản lý gồm: 02 trạm Thủy văn (Trạm Thủy văn Sơn Kim và Trạm Thủy văn Hương Trạch); 22 trạm đo mưa tự động Sở đã tham mưu Chỉ thỉ 11/CT-UBND tỉnh ngày 12/11/2020 về việc tăng cường quản lý nhà nước và triển khai thi hành văn bản13 quy phạm pháp luật về KTTV, trong đó có nội dung đôn đốc, chỉ đạo quan trắc KTTV chuyên dùng đối với Vườn quốc gia, thời gian triển khai bắt đầu từ năm 2020; Đập, hồ chứa nước theo thẩm quyền quản lý thuộc loại quan trọng đặc biệt, loại lớn, loại vừa và một số văn bản đôn đốc khác7.

Số lượng các công trình phải quan trắc KTTV, các công trình đã thành lập trạm KTTV chuyên dùng và có thông báo về cơ quan quản lý nhà nước về KTTV cấp tỉnh nơi đặt trạm: Qua rà soát sơ bộ hiện nay có 1018 công trình phải quan trắc KTTV trên địa bàn tỉnh; có 55 công trình đã thành lập trạm KTTV chuyên dùng đã có thông báo về Sở; có 55 công trình phải cung cấp số liệu quan trắc KTTV đã cung cấp về đơn vị quản lý theo quy định.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác đo đạc, quan trắc, quản lý, lưu trữ và tiếp nhận số liệu từ các công trình phải quan trắc KTTV của địa phương: Hiện nay, một số đơn vị đã lắp đặt hệ thống quan trắc KTTV chuyên dùng , dữ liệu quan trắc với tần suất lớn (có trạm theo thời gian thực không có nhân lực đọc số liệu), tuy nhiên hiện nay Sở TN&MT chưa có cơ sở hạ tầng và nhân lực để đáp ứng việc thu nhận dữ liệu theo hình thức cung cấp và truyền tin trên nên rất khó khăn việc tiếp nhận số liệu KTTV chuyên dùng.

Thực hiện quy định về truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai KTTV và việc sử dụng bản tin dự báo, cảnh báo KTTV

Công tác tiếp nhận, sử dụng, lưu trữ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tại địa phương thực hiện theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi thiên tai. Khi có bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai của Trung tâm KTTV quốc gia, Đài KTTV tỉnh; căn cứ thông tin, mức độ cảnh báo, dự báo và chỉ đạo từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh ban hành các văn bản (văn bản cảnh báo, công điện,...) chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Việc tiếp nhận các bản tin qua nhiều hình thức như zalo, email, hệ thống guinhanvb.hatinh.gov.vn; các bản tin được lưu trữ tại Văn phòng Thường trực để phục vụ công tác tổng kết phòng chống thiên tai hàng năm.

Trên cơ sở Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4226/UBND-NL1 ngày 05/7/2021, trong đó đã giao nhiệm vụ cho các Sở ngành, 11 Chi tiết các nhiệm vụ đề xuất có Văn bản số 3954/STNMT-TNN&BĐ ngày 28/10/2022 của Sở TN&MT kèm theo địa phương triển khai các nội dung của Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg như: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, các cơ sở phát thanh cấp huyện và các cơ quan có Website về phòng chống thiên tai có trách nhiệm truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh đúng thời gian quy định để chính quyền các cấp, các ngành và người dân biết chủ động các biện pháp ứng phó kịp thời.

Tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn cũng trao đổi với UBND tỉnh một số vấn đề trọng tâm sau: Tình hình triển khai thi hành Luật KTTV của địa phương, gồm: Ban hành kế hoạch thực hiện Luật; ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về KTTV trên địa bàn; ban hành công văn chỉ đạo, đôn đốc thực hiện pháp luật KTTV. Quản lý mạng lưới trạm KTTV chuyên dùng trên địa bàn.

Hoạt động khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu KTTV;  xây dựng cơ sở dữ liệu KTTV thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; Kiểm soát việc khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu KTTV trên địa bàn tỉnh; việc ban hành bản tin; truyền phát bản tin và việc phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan, ban ngành trong phòng chống thiên tai tại địa phương.

Quản mạng lưới trạm quan trắc KTTV, gồm: Bảo vệ hành lang kỹ thuật công trình KTTV; thành lập, di chuyển, giải thể trạm KTTV; quản lý chất lượng phương tiện đo, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo KTTV. Triển khai thực hiện nhiệm vụ xác định, lập danh mục các loại công trình phải quan trắc KTTV và cung cấp thông tin dữ liệu KTTV trên địa bàn.

Một số công tác cơ bản của địa phương triển khai hoạt động KTTV phục vụ địa phương, như: bố trí ngân sách, xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trạm KTTV chuyên dùng, bố trí tổ chức bộ máy, biên chế và công tác đào tạo, tập huấn cán bộ tham mưu quản lý nhà nước về KTTV tại địa phương… Đối với các nhiệm vụ về việc điều tiết, vận hành và cung cấp thông tin của chủ các công trình hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo, phòng chống lũ cho hạ du.

Toàn cảnh buổi làm việc

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: