MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 4 NĂM 2024

Đăng ngày: 10-01-2024 File đính kèm
Số 760 tháng 4 năm 2024

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Đánh giá mối quan hệ giữa Nước - Năng lượng - Lương thực (WEF) tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Nguyễn Tú Anh1*, Lê Văn Linh1, Nguyễn Thành Long1, Trần Văn Trà1, Phạm Lan Anh1, Nguyễn Hoàng Bách1

1 Viện Khoa học tài nguyên nước; tuanh.evp@gmail.com; linhlevan6527@gmail.com; longnt.works@gmail.com; tranvantra@gmail.com; plananh.151199@gmail.com; bachnh46@wru.vn

*Tác giả liên hệ: tuanh.evp@gmail.com; Tel.: +84–936789779

Tóm tắt: Chỉ số mối quan hệ Nước - Năng lượng - Lương thực (WEF Nexus) là chỉ số tổng hợp được xây dựng dựa trên 21 chỉ số thành phần, được chia thành 03 trụ cột chính là nước, năng lượng và lương thực. Chỉ số này là công cụ nổi bật để định hướng cho các chiến lược quản lý tài nguyên tổng hợp. Nghiên cứu này đã thử nghiệm áp dụng Chỉ số WEF Nexus cho ĐBSCL và so sánh với chỉ sổ trung bình quốc gia. Nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác nhau trong mối liên kết WEF giữa ĐBSCL và tổng thể Việt Nam. Nhìn chung, đối với Việt Nam cần quan tâm hơn đến mức sẵn có của lương thực vả khả năng tiếp cận nước. Trong khi đó, ĐBSCL cần chú ý đến mức sẵn có của nước, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp, tuần hoàn và hiệu quả sử dụng nước; và mức sẵn có của năng lượng, tập trung vào phát triển, sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo. Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu chứng mình được vai trò của Chỉ số WEF Nexus trong hỗ trợ xác định nhanh các vấn đề tồn tại và định hướng ưu tiêu cho các giải pháp liên quan. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa chỉ số của Việt Nam và ĐBSCL cũng nêu bật được nhu cầu đánh giá mối liên kết WEF ở cấp khu vực và vùng cụ thể.

Từ khóa: Chỉ số WEF Nexus; Phát triển bền vững; SDG 2; SDG 6; SDG 7.

1

2

Ứng dụng viễn thám và mô hình AHP đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch ven biển khu vực TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Phạm Thị Làn1, Lê Kim Dung2*

1 Đại học Mỏ - Địa chất; phamthilan@humg.edu.vn

2 Đại học Hồng Đức; lekimdung@hdu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: lekimdung@hdu.edu.vn; Tel.: +84–945516169

Tóm tắt: Du lịch của Việt Nam là một ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) vì hầu hết các hoạt động du lịch của Việt Nam được phát triển dựa vào nguồn lực tự nhiên và xã hội. Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và biến động đường bờ làm thay đổi việc lựa chọn địa điểm du lịch, làm hư hại cơ sở hạ tầng du lịch, cũng làm tăng thêm hoặc biến mất của một số loại hình du lịch. Nghiên cứu tác động của BĐKH đến du lịch biển Sầm Sơn là cơ sở cho việc xác định biện pháp thích ứng ngành du lịch Sầm Sơn nói riêng và du lịch biển Việt Nam nói chung trước tác động của BĐKH ngày một gia tăng. Bài báo này sử dụng ảnh viễn thám để xác định biến động xói lở, bồi tụ bãi biển Sầm Sơn. Các số liệu về biến đổi khí hậu như là tốc độ xói lở đường bờ, biến đổi nhiệt độ và biến đổi lượng mưa được không gian hóa theo cấp xã, phường. Bên cạnh đó, bài báo còn sử dụng mô hình AHP nhằm xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến hoạt động du lịch tại khu vực nghiên cứu. Kết quả bài báo chỉ ra rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại TP Sầm Sơn ở mức thấp và trung bình, trong đó yếu tố có trọng số ảnh hưởng cao nhất là sự thay đổi lượng mưa trung bình năm (0,255), xói lở đường bờ (0,254) và nhiệt độ không khí trung bình năm có ảnh hưởng ít nhất (0,09). Mức độ ảnh hưởng trung bình thuộc phường Trường Sơn và phường Quảng Cư. Các xã/phường còn lại, hoạt động du lịch đều chịu ảnh hưởng ở mức thấp bởi BĐKH.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Du lịch; Viễn thám; Mô hình AHP; Sầm Sơn.

16

3

Phân tích biến đổi địa hình đáy biển ven bờ khu vực cửa Tiên Châu, tỉnh Phú Yên sử dụng ảnh Sentinel-2

Đỗ Xuân Tình1*, Trần Thanh Tùng2, Trần Đăng Hùng3

1 Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung; tinhdx@tlu.edu.vn

2 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi; t.t.tung@tlu.edu.vn

3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; danghung2261991@gmail.com

*Tác giả liên hệ: tinhdx@tlu.edu.vn; Tel.: +84–982124650

Tóm tắt: Theo dõi, giám sát biến đổi địa hình đáy biển ven bờ vùng cửa sông là bước quan trọng giúp phân tích, đánh giá quy luật biến đổi hình thái vùng cửa sông. Khảo sát địa hình đáy biển bằng phương pháp truyền thống sử dụng kỹ thuật đo sâu hồi âm thường có chi phí cao và tốn thời gian. Ảnh viễn thám đa phổ với lợi thế về chi phí và tầm bao phủ rộng đã được sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây để ước tính độ sâu ở vùng ven bờ do nguồn dữ liệu ảnh viễn thám ngày càng phong phú và có độ phân giải tốt. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng ảnh vệ tinh đa phổ Sentinel-2 và dữ liệu khảo sát địa hình đáy biển tháng 6/2019 để xây dựng phương trình tương quan ước tính độ sâu cho khu vực cửa Tiên Châu, tỉnh Phú Yên. Phương trình tương quan có độ chính xác khá tốt (hệ số tương quan R2 = 0,7) đã được sử dụng để giải đoán địa hình đáy biển ven bờ cửa Tiên Châu trong giai đoạn từ 2016 đến 2022. Các kết quả phân tích diễn biến của doi cát và cồn ngầm ở khu vực cửa Tiên Châu trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, từ 2016 đến 2022 sẽ là cơ sở phục vụ đề xuất các giải pháp chỉnh trị cửa Tiên Châu trong tương lai. 

Từ khóa: Cửa Tiên Châu; Đáy biển ven bờ; Diễn biến hình thái; Ảnh vệ tinh đa phổ; Sentinel-2.

29

4

Ứng dụng phương pháp hiệu chỉnh sai số Quantile Mapping và hàm phân bố cực trị tổng quát GEV vào đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mưa cực trị

Trịnh Xuân Mạnh1*, Trần Quốc Việt1, Lê Thị Thường1

1 Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội; txmanh@hunre.edu.vn; tqviet@hunre.edu.vn; ltthuong.kttv@hunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: txmanh@hunre.edu.vn; Tel: +84–916459161

Tóm tắt: Bài báo này đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lượng mưa cực trị tại một số trạm mưa điển hình thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ của nước ta. Trong nghiên cứu này, dữ liệu kịch bản biến đổi mưa trong tương lai được trích xuất từ mô hình khí hậu khu vực REMO-MPI-ESM-LR cho kịch bản cực đoan RCP8.5. Dữ liệu kịch bản được hiệu chỉnh sai số thông qua phương pháp ánh xạ phân vị dựa vào các hàm phân bố Gamma-Pareto (distribution-based quantile mapping). Ngoài ra, hàm phân bố giá trị cực trị tổng quát (GEV) đặc biệt được sử dụng với hai mô hình ổn định và bất ổn định cho việc tính toán các tần suất mưa thiết kế khác nhau gồm 1, 2, và 10%. Trong đó kịch bản biến đổi mưa trong tương lai được trích xuất từ mô hình khí hậu khu vực REMO-MPI-ESM-LR cho kịch bản cực đoan RCP8.5. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng mưa 1 ngày lớn nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có sự gia tăng đáng kể trong tương lai, vào khoảng 10 đến 15% so với thời kì cơ sở. Mức biến đổi lượng mưa 1 ngày lớn nhất ứng với 3 giá trị tần suất 1, 2 và 10% có giá trị thấp nhất là 14,5% và lớn nhất là 31,7%. Bên cạnh đó, bài báo cũng chỉ ra rằng việc hiệu chỉnh sai số hệ thống từ các mô hình khí hậu là cần thiết. Đối với các chuỗi dữ liệu trong tương lai có xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì việc áp dụng các hàm phân bố xác suất cần phải chú ý đến giả thiết ổn định của các chuỗi dữ liệu nhằm xác định được hàm phân bố với mô hình dữ liệu phù hợp.

Từ khóa: Hiệu chỉnh sai số; Mưa cực trị; Mô hình khí hậu khu vực; Tần suất mưa thiết kế.

41

5

Ứng dụng mạng Bayes trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác lúa tỉnh Hòa Bình

Hồ Xuân Hương1*, Lê Đình Hải2, Phạm Thị Hằng3

1 Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội; hoxuanhuong@vnu.edu.vn

2 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; haifuv@gmail.com

3 Học viên An ninh Nhân dân; phamthihang78@gmail.com

*Tác giả liên hệ: hoxuanhuong@vnu.edu.vn; Tel.: +84–965317889

Tóm tắt: Thích ứng với biến đổi khí hậu là một quá trình phức tạp, ở đó việc áp dụng các biện pháp thích ứng và kết quả của chúng chịu ảnh hưởng bởi cả yếu tố nội tại lẫn ngoại cảnh. Nghiên cứu này nhằm khám phá mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý hành vi, các yếu tố kinh tế - xã hội với kết quả thực hiện hành vi thích ứng. Thông qua khảo sát xã hội học và tìm hiểu các tác động của biến đổi khí hậu của 254 hộ canh tác lúa ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình mạng Bayes (phương pháp thống kê phi tham số) để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hành vi tới kết quả thích ứng. Các kết quả cho thấy 2 yếu tố chính gồm số biện pháp thích ứng được thực hiện với mức độ nhạy cảm là 27,23% và ý định thích ứng với mức độ nhạy cảm là 8,52%. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế - xã hội như dân tộc, trình độ học vấn, vai trò của lúa trong sinh kế hộ, trạng thái kinh tế hộ và tuổi của chủ hộ cũng tác động đến kết quả thích ứng. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp nhiều giải pháp thích ứng khác nhau và nâng cao nhận thức của người dân về các tiềm năng, lợi ích của thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

Từ khóa: Kết quả thích ứng; Nông nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng; Mạng Bayes.

55

6

Đánh giá hiện trạng hợp chất Peflo (PFCs) trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Vũ Thanh Hằng1, Đỗ Hữu Tuấn1*, Phan Thị Lan Anh2,3

1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; vuthanhhang_sdh@hus.edu.vn; tuandh@vnu.edu.vn

2 Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; lananh@vnu.edu.vn

3 Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm (KLATEFOS), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; lananh@vnu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995

Tóm tắt: Các hợp chất Peflo hóa (PFCs) với nhiều đặc tính hữu ích như sự ổn định nhiệt và hoá học, có khả năng thấm dầu, mỡ và nước được ứng dụng cao trong đời sống hiện nay. Song song với lợi ích nó mang lại, độc tính của PFCs vẫn chưa được mô tả rõ nhưng đã có một số nghiên cứu các ảnh hưởng trên gan như sự phình to gan và u gan, thử nghiệm cảm biến độc tính với hệ thống miễn dic̣h và bêṇh ung thư. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá nồng độ các hợp chất Peflo trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội trong 2 đợt tháng 12/2021 và tháng 6/2022 và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bằng các phương pháp các phương pháp khảo sát, lấy mẫu, phân tích mẫu, và đánh giá rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu nước thu thập dọc các sông chảy qua huyện Đông Anh đều nằm trong khoảng từ 10-4 ng/l đến 387.704 ng/l. Hàm lượng các cấu tử chất PFCs hầu hết đều thấp hơn giới hạn cho phép về chất tuy nhiên, đáng kể đến là hàm lượng dibenzo [a,h]anthracen trong tất cả các mẫu lại vượt ngưỡng từ 1,13 đến 4,69 lần. Kết quả nghiên cứu góp phần vào công tác quản lý chất lượng nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

Từ khóa: PFCs; Peflo; Nước sông; Đông Anh; Hà Nội.

65

7

Đánh giá diễn biến nguồn nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít thích ứng với biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Phương Thảo1*, Lê Văn Tình1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; ntpthao@hcmunre.edu.vn; lvtinh@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ntpthao@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–779333550   

Tóm tắt: Hệ thống thủy lợi (HTTL) Nam Măng Thít thuộc phạm vi của 2 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long, nằm về phía Đông Nam vùng ĐBSCL. Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu nước hiện trường vào các thời điểm mùa mưa và mùa khô năm 2022 và 2023, phân tích mẫu và đánh giá kết quả diễn biến chất lượng nước (CLN) theo 2 phương pháp: đánh giá từng thông số phân tích (theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt) và đánh giá thông qua tính toán giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước Việt Nam theo Quyết định số 1460/QĐ-TCMT). Kết quả phân tích CLN cho thấy có sự biến động rõ theo thời gian và không gian như: (i) Mùa khô nước bị ô nhiễm và có độ mặn cao hơn nhiều so với mùa mưa; (ii) khu vực nội đồng (trong cống cấp II) độ mặn được kiểm soát tốt nhưng nước bị tù đọng và ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, pH cao; (iii) khu vực phát triển NTTS (trong cống cấp I) nước bị nhiễm mặn mức độ vừa đến cao và bị ô nhiễm hữu cơ. Phần mềm mô hình toán Mike 11 được sử dụng để tính toán diễn biến nguồn nước mặt trong hệ thống sông kênh nội vùng vào mùa khô và mùa mưa năm 2023. Bài báo cũng đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ bền vững, ổn định tài nguyên nước mặt trong vùng.

Từ khóa: Chất lượng nước; Chỉ số WQI; Tài nguyên nước mặt; ĐBSCL; HTTL Nam Măng Thít.

77

8

Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ đứt gió thẳng đứng và tổng ẩm khí quyển đến sự phân bố lượng mưa khi bão hoạt động gần bờ và đổ bộ

 Đăng Thị Ánh1*, Võ Văn Hòa1, Phạm Lê Khương2, Nguyễn Văn Hiệp1, Đinh Hữu Dương1, Vũ Văn Phong1

1Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; phuonganhdbkt@gmail.com, vovanhoa80@yahoo.com, hiepwork@gmail.com, dinhduongkttv@gmail.com, phongdbkt@yahoo.com

2Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phamlekhuongigp@gmail.com

*Tác giả liên hệ: Đăng Thị Ánh, phuonganhdbkt@gmail.com; Tel: +84-904926828

Tóm tắt: Bão và mưa lớn do bão là thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng cả về người và tài sản. Dự báo được mưa lớn do bão đóng góp quan trọng trong việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Bài báo này sử dụng số liệu vệ tinh, radar, dữ liệu bão từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia kết hợp phân tích hình thế synop, độ đứt gió thẳng đứng, tổng ẩm khí quyển để phân tích sự phân bố mưa khi bão hoạt động gần bờ và đổ bộ, sau đó so sánh với sự phân bố lượng mưa quan trắc của các cơn bão. Kết quả cho thấy khu vực có độ đứt gió yếu (<10m/s) và có tổng ẩm khí quyển lớn (> 60kg/m2) là môi trường thuận lợi cho bão Biển Đông phát triển. Sự phân bố lượng mưa ảnh hưởng bởi sự phân bố tổng ẩm khí quyển, khu vực có lượng mưa lớn nhất trùng với khu vực có tổng ẩm khí quyển cực đại. Độ đứt gió thẳng đứng có ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố của mưa trong bão. Trường hợp độ đứt gió <10m/s, lượng mưa phân bố tương đối đối xứng qua tâm bão. Trường hợp độ đứt gió >15m/s, lượng mưa phân bố bất đối xứng và tập trung ở bên trái tâm bão (theo hướng di chuyển). Kết quả của nghiên cứu giúp dự báo viên có cái nhìn tổng quan trong phân tích và dự báo mưa bão.

Từ khóa: Bão (xoáy thuận nhiệt đới), Sự phân bố lượng mưa bão, Mưa lớn.

 

91

 

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.