MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12 NĂM 2022

Đăng ngày: 24-02-2023 File đính kèm
Số 744(1) tháng 12 năm 2022

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số an ninh nguồn nước cho vùng châu thổ sông Mê Công

Trương Hồng Tiến 1*, Nguyễn Đình Đạt 1, Phạm Tường 1, Vũ Minh Thiện 1, Nguyễn Huy Phương 1, Nguyễn Trung Quân 1

1Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, 23 Hàng Tre, Hà Nội; thtien652004@gmail.com; dinhdat143@gmail.com; phamtuong307@gmail.com; vumthien@gmail.com; huyphuongmk@gmail.com; quantnn@gmail.com

*Tác giả liên hệ: thtien652004@gmail.com; Tel.: +84–981257395

Tóm tắt: Vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cho cuộc sống con người và hệ sinh thái đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về an ninh nguồn nước ở nhiều cấp độ khác nhau được triển khai thực hiện, nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho một vùng châu thổ có yếu tố xuyên biên giới như vùng châu thổ sông Mê Công. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng và phát triển một khung chỉ số để đánh giá tình hình an ninh nguồn nước cho vùng châu thổ sông Mê Công. Kết quả chính của nghiên cứu là một khung chỉ số bao gồm 6 nhóm chỉ số liên quan đến nguồn nước, cấp nước sinh hoạt, phát triển các ngành kinh tế, công tác phòng chống rủi ro, thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường sinh thái, và quản lý tài nguyên nước. Đặc biệt, yếu tố xuyên biên giới của nguồn nước sông quốc tế đã được xem xét kỹ lưỡng trong các chỉ số an ninh nguồn nước. Khung chỉ số được đề xuất trong nghiên cứu này sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tiến hành đánh giá và xác định các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng châu thổ sông Mê Công của Việt Nam và Campuchia.

Từ khoá: An ninh nguồn nước; Đồng bằng; Châu thổ; Hệ sinh thái; Rủi ro thiên tai; Xuyên biên giới.

1

2

Phân tích xu thế biến đổi của lượng mưa khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1990–2021

Nguyễn Văn Tín 1, Cấn Thế Việt 2, Nguyễn Hải Âu 3, Trần Đức Dũng 3, Vũ Thị Vân Anh 1, Cấn Thu Văn 1*

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh; nvtin@hcmunre.edu.vn; vtvanh@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

2 Viện Thủy lợi và môi trường – Đại học Thủy lợi; theviet8387@gmail.com

3 Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; haiauvtn@gmail.com; dungtranducvn@gmail.com

*Tác giả liên hệ: ctvan@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–983738347

Tóm tắt: Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi của lượng mưa năm từ giai đoạn 1990–2021 tại khu vực Tây Nguyên để xác định xu thế BĐKH xảy ra ở Tây Nguyên nhằm phục vụ các nghiên cứu về BĐKH cũng như dự báo tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực liên quan đến lượng mưa tại Tây Nguyên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm nghiệm ANOVA và phương trình hồi quy tuyến tính để đánh giá xu thế biến đổi lượng mưa năm ở Tây Nguyên. Các kết quả được đánh giá dựa trên quá trình phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,1. Nghiên cứu đánh giá xu thế biến đổi lượng mưa tại 12 trạm đo mưa ở Tây Nguyên, kết quả cho thấy có 5/12 trạm có xu thế giảm và 7/12 trạm mưa có xu thế tăng, tốc độ tăng nhanh nhất là 25,1 mm/năm tại An Khê và tốc độ giảm mạnh nhất là 16,8 mm/năm tại Đak Nông. Đối với Rmax1day trong 12 trạm đo mưa ở Tây Nguyên có 6 trạm có xu thế giảm, 6 trạm còn lại có xu thế tăng. Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm vào cơ sở dữ liệu cho áp dụng kiểm định phi tham số trong lĩnh vực khí tượng khí hậu ở Tây Nguyên.

Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Xu thế; Kiểm định ANOVA.

15

3

Nghiên cứu thống kê xoáy thuận nhiệt đới có sự thay đổi về hướng đột ngột trong khi di chuyển trên Biển Đông

Nguyễn Ngọc Trinh 1*, Nguyễn Hoàng Đức Thịnh 1, Nguyễn Thị Quỳnh Thu 1, Phạm Thị Diễm Phương 1, Lê Thị Kim Thoa 1, Cấn Thu Văn 1

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; namhoangkt95@gmail.com; duductien@gmail.com; ducbarca88@gmail.com; quandangdinh92@gmail.com; maikhanhhung18988@gmail

2 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ; vovanhoa80@yahoo.com

*Tác giả liên hệ: vovanhoa80@yahoo.com; Tel.: +84–912509932

Tóm tắt: Bài báo dựa trên dữ liệu quĩ đạo bão chuẩn (best-track) trên Biển Đông để xác định các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có tính chất thay đổi hướng bất thường trong quĩ đạo giai đoạn 2011-2021. Các tiêu chuẩn xác định bất thường về sự thay đổi hướng dựa trên một số nghiên cứu gần đây cho khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm: quỹ đạo bao gồm XTNĐ quay trái trong 24 giờ với góc quay (so sánh với đường đi trung bình trong 12 giờ trước và sau khi xuất hiện quay) ≥ 30o (kí hiệu là XTNĐ quay trái), XTNĐ quay phải trong 24 giờ với góc quay (so sánh với đường đi trung bình trong 12 giờ trước và sau khi xuất hiện quay) ≥ 45o hoặc bão đang di chuyển theo hướng tây bắc đột ngột chuyển hướng sang đông hoặc đông bắc nhưng phải có khoảng cách ≤ 2,5 vĩ độ giữa hai điểm của quỹ đạo bằng 1 kinh độ đông so với điểm quay của XTNĐ (kí hiệu là bão quay phải). Bên cạnh đó là việc khảo sát thống kê theo các năm có tính chất ElNino hoặc LaNina liên quan đến số lượng XTNĐ xảy ra các bất thường trong quỹ đạo này.

Từ khoá: Di chuyển bất thường của XTNĐ trên Biển Đông; ENSO.

26

4

Giải pháp quản lý, giám sát hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn

Đỗ Huy Dương 1*, Ngô Tiền Giang 2, Nguyễn Thị Hân 1, Trần Văn Duẩn 1, Nguyễn Thị Thanh Nga 1

1 Trung tâm Quan trắc Khí tượng Thuỷ văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; dhduong@monre.gov.vn; hanhankttv@gmail.com; duantranthanh@gmail.com; thanhnga256@gmail.com

2 Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ntgiang1975@gmail.com

*Tác giả liên hệ: dhduong@monre.gov.vn; Tel: +84–983661088

Tóm tắt:  Hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo khí tượng thủy văn (KTTV) có vai trò rất to lớn trong hoạt động lường, đảm bảo số liệu đo đạc chính xác hơn, phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tuân thủ theo hướng dẫn của Tổ chức Khí tượng Thế giới – WMO về công tác kiểm định, hiệu chuẩn. Tuy nhiên, hiện tại, công cụ quản lý, giám sát thông tin về phương tiện đo chưa thực sự linh hoạt nên phần nào khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống phương tiện đo KTTV sẽ góp phần hiệu quả hơn trong công tác quản lý nhà nước về KTTV. Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và kỹ thuật lập trình để kiểm soát và thông báo tình trạng kiểm định của các thiết bị được lưu trữ trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở MySQL, ngôn ngữ JSP và được kết nối với giao diện nền web được lựa chọn trong bài báo này. Kết qủa cho phép quản lý, giám sát hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo KTTV trong và ngoài mạng lưới KTTV quốc gia. Hệ thống có các tính năng phân cấp theo mức độ quản lý và sử dụng khác nhau mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra, thống kê, lập báo cáo.

Từ khoá: Kiểm định; Hiệu chuẩn; Phương tiện đo; Truy vấn; Báo cáo.

34

5

Gián đoạn gió mùa mùa hè trên khu vực Nam Bộ trong các thập kỷ gần đây

Vũ Thị Mai Hoa 1, Nguyễn Minh Trường*

1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; vumaihoa1998@gmail.com, truongnm@vnu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: truongnm@vnu.edu.vn; Tel: +84–912075253

Tóm tắt: Trong bài báo này, gián đoạn gió mùa mùa hè (GĐGM) trên khu vực Nam Bộ được nghiên cứu trong 4 thập kỷ 1981–2020. Sử dụng số liệu tái phân tích, kết quả cho thấy các đợt gián đoạn chủ yếu kéo dài 3–5 ngày, rất hiếm khi vượt quá 10 ngày. GĐGM xảy ra nhiều nhất vào tháng 9, khi có sự tăng vọt cả về số đợt và số ngày gián đoạn. Số ngày, số đợt, và độ dài trung bình một đợt GĐGM nhỏ nhất trong các năm El Nino, lớn nhất vào các năm ENSO trung tính. Nguyên nhân gây GĐGM trên khu vực Nam Bộ là do sự lấn về phía tây của Áp cao Thái Bình Dương (ACTBD) trên mực 850 hPa. Ở giữa tầng đối lưu, mực 500 hPa, còn có sự khơi sâu về phía nam của một rãnh áp thấp trên khu vực Đông Á, đẩy phần phía tây của ACTBD xâm nhập vào Biển Đông trước ngày gián đoạn. Từ đầu đến cuối mùa gió mùa, có thể thấy sự biến đổi về cường độ, qui mô, và vị trí của ACTBD cũng như rãnh thấp trên khu vực Đông Á.

Từ khoá: Gián đoạn gió mùa; Gió vĩ hướng; ENSO; ERA5.

44

6

Khả năng ứng dụng số liệu DSM trong giám sát và đánh giá vi phạm hành kỹ thuật công trình trạm quan trắc khí tượng bề mặt

Võ Văn Hòa 1*, Lê Minh Tuấn 1, Phạm Văn Hanh1

1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ; vovanhoa80@yahoo.com; letuantv@gmail.com; hanhkttv@gmail.com

*Tác giả liên hệ: vovanhoa80@yahoo.com; Tel.: +84–912509932

Tóm tắt:  Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng số liệu mô hình số độ cao vật thể bề mặt (DSM) để lập bản đồ hiện trạng vi phạm hành lang kỹ thuật công trình trạm quan trắc khí tượng bề mặt. Số liệu DSM được sử dụng được khai thác từ nguồn số liệu NextMap World30 miễn phí trên mạng Internet. Quá trình đánh giá và lập bản đồ hiện trạng vi phạm hành lang kỹ thuật sử dụng nguồn số liệu NextMap World30 được thực hiện cho 12 trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả đánh giá cho thấy sai số độ cao của nguồn số liệu NextMap World30 tương đối nhỏ ở các khu vực đồng bằng và có sai số lớn ở các khu vực có địa hình thay đổi phức tạp. Kết quả phân tích các bản đồ hiện trạng vi phạm hành lang kỹ thuật sử dụng nguồn số liệu NextMap World30 (số liệu công bố năm 2014) cho thấy một số các trạm quan trắc khí tượng bề mặt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có xảy ra vi phạm án ngữ bởi các vật thể cố định theo các mức độ khác nhau. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế vi phạm đã diễn ra tại trạm.

Từ khoá: Số liệu DSM; Hành lang kỹ thuật; Nguồn NextMap World30.

57

7

Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp ra sông Cẩm Giàng, Hải Dương

Trần Hữu Thế 1*, Đoàn Quang Trí 2, Quách Thị Thanh Tuyết 2, Nguyễn Văn Nhật 2, Phạm Tiến Đức 2

1 Tỉnh ủy Phú Yên; thetranpy@gmail.com

2 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com; tuyetkttv@gmail.com; vannhat.tv@gmail.com; ducpham.vmha@gmail.com

Tóm tắt: Nước thải công nghiệp cũng song song với sự phát triển của ngành, kéo theo nhiều hệ lụy không đáng có cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe người dân. Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước sông Cẩm Giàng khi tiếp nhận thêm nguồn thải từ khu công nghiệp (KCN) Tân Trường. Kết quả cho thấy hầu hết nồng độ các thông số ô nhiễm (TSS, COD, BOD5, PO4) mô phỏng trên sông Cẩm Giàng vẫn đạt giới hạn cho phép theo cột B1 của QCVN 08–MT:2015/ BTNMT. Kết quả mô phỏng các kịch bản cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm tại nguồn tiếp nhận vần trong pham vi giới hạn cho phép, chỉ có nồng độ COD vượt ngưỡng giới hạn cho phép do nồng độ COD hiện trạng trên sông tiếp nhận nước thải từ KCN đã khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình mô phỏng CLN MIKE 11 có thể sử dụng để mô phỏng đánh giá diễn biến chất lượng nước từ KCN vào các nguồn tiếp nhận.

Từ khoá: Mô hình MIKE 11; Chất lượng nước; Khu công nghiệp Tân Trường.

67

8

Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên sử dụng các kỹ thuật phân loại K-Nearest-Neighbor và Gradient Boosting

Vũ Cao Đạt 1*, Nguyễn Đức Đảm 1, Phạm Thái Bình 1

1 Trường Đại học Công nghệ GTVT, 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam; datvc@utt.edu.vn; damnd@utt.edu.vn; binhpt@utt.edu.vn

*Tác giả liên hệ: datvc@utt.edu.vn; Tel.: +84–384026586

Tóm tắt: Bài báo tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất tại Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên sử dụng các kỹ thuật phân loại K-Nearest-Neighbor (KNN) và Gradient Boosting (GB) - là những kỹ thuật học máy có khả năng phân tích và khai phá dữ liệu lịch sử để phân loại và dự báo. Dữ liệu không gian được xây dựng bao gồm 206 vị trí sạt lở đất xảy ra trong quá khứ và 10 tham số điều kiện gây ra sạt lở đất được thu thập. Để kiểm chứng và so sánh các mô hình, các chỉ tiêu đánh giá định lượng bao gồm đường cong ROC, độ chính xác (%) đươc sử dụng. Kết quả đánh giá và so sánh cho thấy cả hai mô hình KNN và GB có năng lực dự báo không gian sạt lở đất cao; trong đó, mô hình GB có năng lực dự báo cao hơn so với mô hình KNN. Bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất xây dựng từ mô hình GB có độ chính xác cao có thể được sử dụng vào mục đích lập quy hoạch sử dụng đất, phục vụ phòng và chống những tác hại gây ra bởi sạt lở đất.

Từ khoá: Sạt lở đất; K–Nearest–Neighbor; Gradient Boosting; Điện Biên; Việt Nam

81

9

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng nước theo thời gian thực các sông Giá, Rế và Đa Độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trần Anh Phương 1*, Trần Thị Diệu Hằng 1, Bùi Huyền Linh 1, Nguyễn Thanh Thủy 2

1Viện Khoa học tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phuongtran.monre@gmail.com; hangtd1001@gmail.com; linhlinh182096@gmail.com 

2 Trường Đại học Thủy lợi; thanhthuy.nguyen.wru@gmail.com 

*Tác giả liên hệ: phuongtran.monre@gmail.com; Tel.: +84–961776683

Tóm tắt: Giám sát và cảnh báo sớm ô nhiễm nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm. Các thông tin giám sát và cảnh báo sớm nếu được cung cấp thường xuyên theo thời gian thực sẽ giúp phát hiện sự cố ô nhiễm và đề ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm sự cố ô nhiễm nguồn nước được phát triển cho các sông Giá, Rế và Đa Độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm trong đó phần cứng là các thiết bị quan trắc, thu nhận và server lưu trữ và xử lý số liệu. Phần mềm là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, công cụ xử lý và phân tích dữ liệu, công cụ cảnh báo sự cố ô nhiễm và trang web cung cấp thông tin chất lượng nước trên nền tảng GIS. Hệ thống có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ về hiện trạng chất lượng trên bản đồ trực tuyến bao gồm: Chất lượng nước từ các đo đạc định kỳ, chất lượng nước quan trắc từ các hệ thống giám sát theo thời gian thực, lưu lượng xả, chất lượng nước của các nguồn thải, thông tin người dùng cung cấp. Hệ thống được phát triển đã cung cấp những thông rất hữu ích cho các nhà quản lý và người dân trong công tác bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm của thành phố Hải Phòng

Từ khoá: Chất lượng nước; Ô nhiễm; Giám sát; WebGIS; Thời gian thực

91

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất