TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá rủi ro nhập viện điều trị các bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch do phơi nhiễm ngắn hạn O3 mặt đất tại tỉnh Đồng Nai Lê Khánh Uyên 1,2, Nguyễn Hoàng Phong 1,2, Bùi Tá Long 1,2* 1 Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM; uyen.le02@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn 2 Đại học Quốc gia Tp. HCM; uyen.le02@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn *Tác giả liên hệ: longbt62@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–918017376 Tóm tắt: Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng kinh tế–xã hội mạnh mẽ, dân số tăng và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến môi trường không khí bị ảnh hưởng đáng kể và một trong những đối tượng luôn được quan tâm đó là ozon (O3) mặt đất. Áp lực tạo ra cho chính quyền địa phương trong việc đề xuất và xây dựng giải pháp giảm thiểu và kiểm soát các nguồn phát thải tiền chất góp phần hình thành nên O3. Nghiên cứu này đã áp dụng các mô hình WRF (Weather Research and Forecast)/CMAQ (Community Multiscale Air Quality Modeling System) kết hợp để mô phỏng đặc điểm hiện trạng phân bố ô nhiễm O3 theo không gian–thời gian trong tháng 01, 02/2019 và phân tích sơ bộ tác động sức khỏe cộng đồng do nhập viện điều trị nội trú vì bệnh đường hô hấp và tim mạch (mọi nguyên nhân) ở tất cả nhóm tuổi và giới tính. Kết quả nghiên cứu đã định lượng được tổng số trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú do tiếp xúc ngắn hạn với ô nhiễm O3 lên đến 440,39 (95% CI: –0,03–872,72) ca theo ngưỡng trung bình 8–h của QCVN 05:2013/BTNMT và 1.556,94 (95% CI: –1,20–3.047,94) ca theo ngưỡng mục tiêu IT 2 (Interim target) của hướng dẫn từ WHO năm 2021. Đây là một trong những kết quả bước đầu, có độ tin cậy và có thể hỗ trợ cho những nghiên cứu tiếp theo trong vấn đề tiếp cận lượng hóa chi tiết mức độ kinh tế mất mát do tiếp xúc ô nhiễm O3 mặt đất ngắn hạn. Từ khoá: O3 mặt đất; Sự phân bố không gian–thời gian; Thiệt hại sức khỏe; Nhập viện; WRF/CMAQ. |
1 |
2 |
Tiềm năng áp dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý và vận hành thị trường các–bon tại Việt Nam Nguyễn Thành Công 1*, Nguyễn Văn Minh 1, Lê Minh Quân 1, Lê Thành Tùng 1 1 Cục Biến đổi khí hậu; tcongnguyen90@gmail.com; nvminh.dmhcc@gmail.com; lmquan2004@gmail.com; lethanhtungdcc@gmail.com *Tác giả liên hệ: tcongnguyen90@gmail.com; Tel.: +84–829906696 Tóm tắt: Định giá các–bon, bao gồm thị trường các–bon, đang dần trở thành công cụ chính sách chính được các quốc gia áp dụng trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Song hành với sự phát triển của thị trường các–bon, các công nghệ mới giúp hỗ trợ quản lý và vận hành thị trường cũng đang được các bên tích cực nghiên cứu và áp dụng. Công nghệ chuỗi khối là một ví dụ điển hình cho xu thế trên. Bài báo sẽ cung cấp thông tin, nghiên cứu tiềm năng và đề xuất phương thức áp dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý và vận hành thị trường các–bon tại Việt Nam. Từ đó, kết quả của bài báo sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, hỗ trợ Việt Nam trong quản lý minh bạch và vận hành hiệu quả thị trường các–bon nội địa. Từ khoá: Công nghệ chuỗi khối; Thị trường các–bon; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. |
19 |
3 |
Đánh giá kết quả thử nghiệm đo lưu lượng nước bằng thiết bị tự động theo nguyên lý không tiếp xúc trên mạng lưới trạm thuỷ văn La Đức Dũng 1, Nguyễn Xuân Hùng 2*, Đỗ Huy Dương 2, Hoàng Thị Ngần 2, Hoàng Thị Hoài Linh 3 1 Tổng cục Khí tượng Thủy văn; dungla@gmail.com 2 Trung tâm quan trắc khí tượng thủy văn; hungk2ml@gmail.com; duongohedu@gmail.com; hoangngan181289@gmail.com 3 Văn phòng Tổng cục Khí tượng Thủy văn; hoanghoailinh@gmail.com *Tác giả liên hệ: hungk2ml@gmail.com; Tel: +84–388588886 Tóm tắt: Hoạt động đo lưu lượng nước theo thủ công tốn nhiều kinh phí trong việc thiết kế công trình và nhân lực vận hành. Bên cạnh đó, nguy cơ an toàn lao động còn tiềm ẩn, khi thiên tai khắc nghiệt xảy ra và khả năng sai số mang tính chủ quan do quan trắc viên. Việc ứng dụng giải pháp công nghệ quan trắc lưu lượng nước tự động theo nguyên lý không tiếp xúc không những khắc phục những bất cập nêu trên mà còn đảm bảo tần suất truyền tin, khả năng số hóa, đồng bộ dữ liệu, định hướng trên nền tảng Big Data, phục vụ dự báo số theo chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn Việt Nam. Bài báo này sẽ cung cấp thông tin và viến thức về giải pháp đo lưu lượng nước sông bằng công nghệ không tiếp xúc và phân tích kết quả tính toán từ số liệu thực đo, tại các trạm quan trắc thuỷ văn; kết quả thử nghiệm thiết bị được so sánh, kiểm nghiệm với quá trình đo song song theo nghiệp vụ hiện nay cho thấy cơ sở khoa học và thực tiễn có thể triển khai, vận hành vào thực tế giải pháp quan trắc lưu lượng nước sông theo nguyên lý không tiếp xúc. Từ khoá: Không tiếp xúc; Nguyên lý; Đánh giá; Kết quả; Số liệu. |
28 |
4 |
Đánh giá chất lượng nước mặt vùng Tứ Giác Long Xuyên theo chỉ số WQI và mô hình MIKE11 Huỳnh Phú 1, Nguyễn Lý Ngọc Thảo 1*, Huỳnh Thị Ngọc Hân 2, Trần Thị Minh Hà 3 1 Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – HUTECH; h.phu@hutech.edu.vn; nln.thao@hutech.edu.vn; 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; htnhan_ctn@gmail.com; 3 Trường Đại học Tây Nguyên; ttmha@ttn.edu.vn *Tác giả liên hệ: nln.thao@hutech.edu.vn; Tel.: +84–949363655 Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng mô hình MIKE 11 kết hợp với chỉ số WQI để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kết quả cho thấy diễn biến chất lượng nước tốt nhất tại vị trí đầu kênh Xáng Vịnh Tre tiếp giáp với sông Hậu–NĐ5(N)–CP và vị trí cuối rạch Ông Chưởng giáp sông Hậu–NĐ20(N)–CM (đồng mức sử dụng cho mục đích tưới tiêu cả 3 năm liên tiếp), xấu nhất tại điểm giữa kênh Mặc Cần dưng tiếp giáp kênh Xáng Cây Dương–NĐ9(N)–CT, vị trí cuối kênh Tám Ngàn, tiếp giáp Kiên Giang–NĐ12(N)–TT và kênh Xáng Cà Mau giáp kênh Đồng Xút–NĐ24(N)–CM. Mô phỏng chất lượng nước theo kịch bản 1, nồng độ các chất cao; TSS: 56,78 mg/l, BOD5: 5,73 mg/l, COD: 5,73 mg/l, Tổng N: 1,97 mg/l, Tổng P: 0,332 mg/l trong mùa kiệt. Với kịch bản 2, khi dân số tăng, kinh tế phát triển thì nồng độ TSS: 33,68 mg/l, tăng khoảng 15,3% so với hiện trạng. Nếu theo kịch bản 3 thì khi xây dựng công trình cống ngăn mặn đã tác động tới chế độ dòng chảy và làm cho nồng độ BOD tăng cao hơn so với hiện trạng khoảng 9,996 mg/l, diễn biến nồng độ BOD phía thượng lưu do không bị tác động bởi chế độ thủy triều nên biên độ giao động không lớn và nồng độ tăng dần theo thời gian đóng cống. Từ khoá: Tứ giác Long Xuyên; Đồng bằng sông Cửu Long; Nguồn nước mặt; MIKE 11; Chỉ số WQI. |
39 |
5 |
Khảo sát thí nghiệm bơm ép khí nước luân phiên trong mẫu cát kết Miocen mỏ Rồng Đen, bể Cửu Long Nguyễn Gia Thông 1, Phạm Hữu Tài 1,2, Cù Minh Hoàng 3, Tô Viết Nam 1, Lê Quốc Nam 1, Trần Thị Mai Hương 1, Nguyễn Xuân Huy 1* 1 Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM; thong.nguyen2711@hcmut.edu.vn; tovietnam@hcmut.edu.vn; ttmaihuong@hcmut.edu.vn 2 Trường Đại Học Dầu Khí Việt Nam; taiph@pvu.edu.vn 3 Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam, Hà Nội; hoangcm@pvep.com.vn *Tác giả liên hệ: nxhuy@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–909453698 Tóm tắt: Thông thường lượng dầu sót lại trong mỏ sau giai đoạn bơm ép nước là rất lớn, nhất là hoạt động khai thác ở mỏ Rồng Đen, bể Cửu Long. Một phần đáng kể lượng dầu sót này có thể được thu hồi, đạt hiệu quả kinh tế bằng cách sử dụng bơm ép khí CO2 và nước luân phiên (WAG). Sử dụng bơm ép WAG trong phòng thí nghiệm cho thấy áp suất trộn lẫn tối thiểu của khí CO2 ở khoảng 2950 psi. Thí nghiệm bơm ép mẫu lõi bằng phương pháp WAG cho kết quả rất đáng chú ý, hệ số thu hồi của thí nghiệm WAG trước khi bơm ép nước thứ cấp là 88,6%. Lượng thu hồi của bơm ép nước thứ cấp đạt 68,6%, bơm ép WAG sau bơm ép nước, thu hồi thêm 17,9%. Kết quả cho thấy hệ số thu hồi dầu của WAG trước khi bơm ép nước lớn hơn tổng hệ số thu hồi của bơm ép nước và bơm ép WAG sau khi bơm ép nước là 2,1%, cho thấy việc áp dụng WAG trước khi bơm ép nước đạt hiệu quả hơn sau khi bơm ép nước thứ cấp và WAG tam cấp. Từ khoá: Bơm ép khí nước luân phiên; Hệ số thu hồi dầu; Áp suất trộn lẫn tối thiểu; khí CO2; Bể Cửu Long. |
55 |
6 |
Nghiên cứu ứng dụng mô hình TRIGRS mô phỏng trượt lở khu vực Lào Cai, Việt Nam Nguyễn Văn Nhật 1*, Đoàn Quang Trí 1, Quách Thị Thanh Tuyết 1, Trần Duy Hiền 2 1 Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; vannhat.tv@gmail.com; doanquangtrikttv@gmail.com; tuyetkttv@gmail.com 2 Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tranhienvkttv@gmail.com; tdhien@monre.gov.vn *Tác giả liên hệ: vannhat.tv@gmail.com; Tel.: +84–332321101 Tóm tắt: Ảnh hưởng của mưa lớn và cấu trúc địa chất thay đổi là nguy cơ cao xảy ra trượt lở ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam trong đó Lào Cai là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề và thường xuyên nhất. Nghiên cứu ứng dụng mô hình TRIGRS (Transient Rainfall Infiltration and Grid-Based Regional Slope-Stability Model) nhằm mô phỏng lượng thấm do mưa dựa trên độ dốc và tính ổn định địa hình của khu vực nghiên cứu. Mô hình được áp dụng để mô phỏng trượt lở đất sử dụng tài liệu địa chất–địa hình, số liệu khí tượng thuỷ văn và các đặc tính cơ học của khu vực nghiên cứu. Các phương trình được thiết lập để tính toán biến đổi độ sâu cột nước và tính ổn định của mái dốc. Kết quả nghiên cứu với trận mưa lớn đầu tháng 9 năm 2013 cho thấy, khi mưa lớn bắt đầu xảy ra, lượng thấm tăng dần kéo theo đó là độ ổn định mái dốc giảm, hệ số ổn định giảm dần và sau khoảng 24 giờ thì hiện tượng trượt lở đất đã diễn ra tại vị trí có FoS thấp nhất và mở rộng ra các vùng lân cận. Từ khoá: Mô hình TRIGRS; Lào Cai; Trượt lở. |
65 |
7 |
Nghiên cứu lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý cho khu 2 mỏ đá vôi Lam Sơn Trần Đình Bão 1*, Phạm Văn Việt 1, Vũ Đình Trọng 2, Hoàng Đình Nam 1 1 Trường Đại học Mỏ–Địa chất; trandinhbao@humg.edu.vn; phamvanviet@humg.edu.vn; 2021040137@student.humg.edu.vn 2 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; trongvu.sme@gmail.com *Tác giả liên hệ: trandinhbao@humg.edu.vn; Tel.: +84–988196996 Tóm tắt: Một trong những nhiệm vụ quan trọng khai thác mỏ đá vật liệu xây dựng (VLXD) là lựa chọn hệ thống khai thác (HTKT) phù hợp vì việc lựa chọn sai có thể phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình khai thác, dẫn đến các khoản phí phát sinh cho chủ mỏ hoặc có thể là nguyên nhân mất an toàn cho người lao động, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng lâu dài tới toàn bộ thời gian tồn tại của mỏ thậm chí một số mỏ cần phải điều chỉnh thiết kế. Trên cơ sở phân tính toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn HTKT cho khu 2 mỏ đá Lam Sơn như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, góc dốc sườn núi, yêu cầu về sản lượng, vốn đầu tư, … nghiên cứu đã đề xuất 02 phương án HTKT có thể áp dụng cho mỏ, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu kinh tế–kỹ thuật của 02 phương án đề xuất, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được HTKT hợp lý cho mỏ đảm bảo hài hòa giữa các tiêu chí về an toàn–môi trường, đúng kỹ thuật, có hiệu quả kinh tế và phù hợp với thực tế sản xuất. Phương án được chọn đem lại hiệu quả hơn cho khu 2 mỏ đá Lam Sơn qua một loạt chỉ số như: chi phí khai thác thấp hơn, lợi nhuận dòng nhiều hơn 2,5 tỷ đồng và thời gian thu hồi vốn nhanh hơn 6 tháng mặc dù vốn đầu tư nhiều hơn 2,5 tỷ đồng. Từ khoá: Lam Sơn; Hệ thống khai thác; Đá vôi; Địa hình phức tạp; An toàn lao động; Hiệu quả kinh tế. |
75 |
8 |
Vai trò của hồ Tonle Sap trong việc cung cấp nước vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa cạn Hoàng Minh Tuyển 1, Trần Đức Thiện 2*, Nguyễn Quang Chiến 2, Nguyễn Ngọc Hoa 3 1 Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; hmtuyenvkttv@gmail.com 2 Viện khoa học tài nguyên nước; thientd810@wru.vn; quangchien29@gmail.com 3 Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ; ngochoa50v@gmail.com *Tác giả liên hệ: thientd810@wru.vn; Tel.: +84–389961328 Tóm tắt: Hiện tượng hạn hán, thiếu nước trong mùa cạn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ngày càng trở lên nghiêm trọng với tần suất xảy ra liên tiếp và mức độ gây thiệt hại đến kinh tế xã hội trầm trọng hơn. Do đặc điểm nguồn nước mặt của vùng ĐBSCL phụ thuộc phần lớn vào nguồn nước từ ngoài lãnh thổ, vì vậy cần phải có những nghiên cứu phân tích các thành phần tạo nên dòng chảy mùa cạn vào vùng ĐBSCL. Nghiên cứu này sẽ đánh giá vai trò của hồ Tonle Sap đến dòng chảy mùa cạn vào vùng ĐBSCL bằng phương pháp thống kê và sử dụng mô hình MIKE11HD. Kết quả cho thấy vào cuối tháng 10, dòng chảy từ hồ Tonle Sap sẽ bắt đầu chảy về hạ lưu trong khoảng thời gian khoảng 180 ngày với tổng lượng nước từ tháng XI đến tháng IV khoảng 40 tỉ m3. Trung bình từ tháng XI đến tháng IV, hồ Tonle Sap đóng góp khoảng 36% dòng chảy cho hạ lưu. Tháng 12 có tỉ lệ đóng góp dòng chảy cho hạ du lớn nhất, còn cao hơn cả dòng chính. Đến cuối mùa cạn, hồ chỉ đóng góp cho hạ du khoảng 15% đến 16% trong tổng lượng nước vào Việt Nam. Nhờ có hồ Tonle Sap mà lưu lượng trên sông Tiền và sông Hậu trong các năm hạn điển hình tăng lên khoảng 15% đến 30%, góp phần đẩy mặn cho vùng ĐBSCL. Từ khoá: Mê Công; Hồ Tonle Sap; Vai trò mùa cạn; Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). |
87 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 10 NĂM 2022
Đăng ngày: 01-11-2022-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 9 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 8 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 8 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 7 NĂM 2022
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 6 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 6 NĂM 2022
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.