TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá mức độ phú dưỡng tại một số hồ nội thành tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Đỗ Hữu Tuấn 1*, Đoàn Phương Anh 1 1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; tuandh@vnu.edu.vn; doanphuonganh_t64@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995 Tóm tắt: Phú dưỡng là hiện tượng ô nhiễm nước mặt điển hình tại các hồ trong thành phố gây ảnh hưởng tới mỹ quan, sức khỏe người dân sống xung quanh. Nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ phú dưỡng tại 5 hồ thuộc quận Hai Bà Trưng nội thành Hà Nội qua nồng độ tổng phốt pho (TP) và nồng độ diệp lục a (Chl-a), kết hợp chỉ số phú dưỡng Carlson. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ TP tại các hồ giao động từ 0,277 (mg/l) đến 1,322 (mg/l), nồng độ Chl-a giao động từ 0,1 đến 0,244 mg/l. Cả 5 hồ khu vực nghiên cứu gồm hồ Quỳnh (TSI = 80), hồ Thanh Nhàn (TSI = 79), hồ Bảy Mẫu (TSI = 90), hồ Hai Bà Trưng (TSI = 77), hồ Thiền Quang (TSI = 86) đều ở mức siêu phú dưỡng (Hypereutrophic TSI > 70). Nghiên cứu cho thấy các hoạt động của người dân sống xung quanh hồ là nguyên nhân chính gây phú dưỡng nước hồ. Từ khóa: Phú dưỡng; Hồ nội thành Hà Nội; Chỉ số phú dưỡng; Ô nhiễm hồ nội thành Hà Nội. |
1 |
2 |
Ứng dụng viễn thám, GIS đánh giá phạm vi và mức độ xói lở bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng Phan Võ Tiểu Phương 1,2 , Phạm Thị Hồng Hạnh 2,3 , Bùi Tá Long 1,2* 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh; phuong.phanthantichduyen@hcmut.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn 2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; phuong.phanthantichduyen@hcmut.edu.vn; hanhpth99@hcmut.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn 3 Phòng thí nghiệm Trọng điểm ĐHQG - HCM Công nghệ xử lý chất thải bậc cao, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh; hanhpth99@hcmut.edu.vn *Tác giả liên hệ: longbt62@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–918017376 Tóm tắt: Tình trạng sạt lở bờ biển tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra với tần suất nhiều hơn, mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn. Loại hình thiên tai này ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản, sinh kế của người dân và là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án. Viễn thám là một trong số phương pháp được lựa chọn để phân tích sự thay đổi đường bờ qua các năm. Trong nghiên cứu này, ảnh viễn thám Landsat 8 được kết hợp với công cụ DSAS tích hợp trong phần mềm ArcGIS để làm rõ biến động đường bờ cùng tình trạng sạt lở diễn ra tại vùng ven bờ biển từ Tiền Giang tới Sóc Trăng giai đoạn 2021-2023. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng 63,71% chiều dài đường bờ bị xói lở ở giai đoạn 2021-2022. Tuy nhiên, đến giai đoạn tiếp theo 2022-2023, con số này giảm còn 59,03%. Điều này cho thấy phạm vi xói lở gần như tương đương ở hai giai đoạn nhưng có xu hướng giảm nhẹ. Cùng với đó, so sánh kết quả với giai đoạn 2016-2020, có thể nhận thấy ở giai đoạn 2021-2023 các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng có tốc độ xói lở giảm nhẹ, trong khi tỉnh Trà Vinh có xu hướng xói lở tăng nhanh. Kết quả là cơ sở để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ biển, giảm thiểu tác động của sạt lở, bảo vệ an toàn cho người dân và sinh kế người dân Từ khóa: Viễn thám; Phân tích đường bờ; Bồi/xói; Đồng bằng sông Cửu Long. |
9 |
3 |
Giải pháp công trình khắc phục sạt lở cồn Thanh Long Văn Hữu Huệ 1* 1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com *Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799. Tóm tắt: Cồn Thanh Long được hình thành bởi quá trình bồi tích của sông, thời gian thành tạo ngắn nên đất chưa cố kết cao, lực dính hạn chế nên dễ sạt lở, để bảo vệ vùng đất này cần xác định rõ về địa chất, dòng chảy, hàm lượng chất lơ lửng, tác động của gió… để tìm ra nguyên nhân sạt lở và đề xuất giải pháp ứng phó. Nghiên cứu đã dùng các phương pháp điều tra, thu thập, kế thừa, đánh giá thông tin, phân tích ảnh viễn thám, mô hình toán, tham khảo chuyên gia… xác định nguyên nhân chính là dòng chảy hướng vào đầu cồn gây ra sạt lở và kiến nghị giải pháp kè và mỏ hàn bảo vệ cồn Thanh Long Từ khóa: Cồn Thanh Long; Giải pháp bảo vệ cù lao; Ổn định đất ven sông; Sạt lở cồn Thanh Long. |
26 |
4 |
Nghiên cứu phát triển bộ chỉ số đánh giá mức độ khan hiếm nước đô thị phù hợp cho thành phố Đà Nẵng Nguyễn Đại Trung 1,2* , Nguyễn Anh Đức 2 , Nguyễn Trung Việt 3 , Nguyễn Bách Tùng 5 1 NCS trường Đại học Thủy lợi; nguyendaitrung@gmail.com 2 Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung; nguyendaitrung@gmail.com 3 Viện Khoa học Tài nguyên nước; naduc@monre.gov.vn 4 Trường Đại học Thủy lợi; nguyentrungviet@tlu.edu.vn 5 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; bachtung_cefd@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: nguyendaitrung@gmail.com; Tel.: +84–905118886 Tóm tắt: Bài báo đã sử dụng phương pháp Delphi kết hợp cùng với quy tắc KAMET và phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (Analytic Hierarchy Process_AHP) để xây dựng bộ chỉ số khan hiếm nước (Water Scarcity Index_WSI) đánh giá mức độ khan hiếm nước cho đô thị. Trên cơ sở các nghiên cứu mức độ KHN bằng chỉ số WSI trên thế giới và Việt Nam, các nguyên tắc xây dựng chỉ số, các điều kiện, đặc điểm cụ thể của thành phố Đà Nẵng. Bài báo đã xây dựng được bộ chỉ số gồm 04 nhóm chỉ số, 19 chỉ số chính và 10 chỉ số phụ, đồng thời cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ số đối với bộ chỉ số. Các nhóm chỉ số để biểu thị mức độ khan hiếm nước đô thị áp dụng thí điểm cho thành phố Đà Nẵng gồm: (1) Nhóm chỉ số Nguồn nuớc và khai thác sử dụng nước (WSI_1); (2) Nhóm chỉ số Hệ sinh thái và Môi trường (WSI_2); (3) Nhóm chỉ số Cung cấp nước sinh hoạt đô thị từ công trình cấp nước tập trung (WSI_3) và (4) Nhóm chỉ số WSI Năng lực ứng phó (WSI_4) tương ứng chỉ số trong bộ chỉ số được xác định lần lượt là 50,3%, 16,8%, 20,0% và 12,9%. Chỉ số WSI tổng hợp cho từng khu vực cụ thể và toàn vùng nghiên cứu là cơ sở để đánh giá mức độ khan hiếm nước đô thị ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Từ khóa: Khan hiếm nước (KHN); Chỉ số khan hiếm nước (WSI); Delphi; KAMET , AHP. |
44 |
5 |
Nghiên cứu khả năng sử dụng số liệu mưa vệ tinh độ phân giải cao trong mô phỏng dòng chảy trên lưu vực sông thiếu số liệu Trần Bảo Chung 1* , Trần Anh Phương 1 , Trần Thị Diệu Hằng 1 , Nguyễn Nam Anh 1 , Hoàng Thị An 1 , Siliennis Blanco Campbell 2 1 Viện Khoa học tài nguyên nước - WRI: chungtb26tlu@gmail.com; phuongtran.monre@gmail.com; hangtd1001@gmail.com; namanh.luna@gmail.com; anht510@wru.vn 2 National Institute of Hydraulic Resources of Cuba - INRH; siliennis.blanco@hidro.gob.cu *Tác giả liên hệ: chungtb26tlu@gmail.com; Tel.: +84–337136556 Tóm tắt: Hiện nay sản phẩm mưa CHIRPS đang được sử dụng rộng rãi trong mô phỏng dòng chảy trên các lưu vực sông thiếu số liệu quan trắc. Tuy nhiên, để sử dụng các sản phẩm mưa này cho một lưu vực sông cụ thể, độ tin cậy và chính xác của chúng cần phải được đánh giá. Nghiên cứu đã so sánh mưa CHIRPS với mưa trạm để đánh giá độ tin cậy và sử dụng nó làm đầu vào cho mô hình SWAT mô phỏng quá trình dòng chảy trên lưu vực. Công cụ SWAT-CUP được sử dụng để thực hiện quá trình hiệu chỉnh mô hình tự động và tối ưu hóa các tham số mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng mưa trung bình tháng CHIRPS có tương quan ở mức chấp nhận được với lượng mưa tại các trạm (hệ số tương quan lớn hơn 0,6). Kết quả mô phỏng dòng chảy trên lưu vực sông La Plata sử dụng mưa CHIRPS làm đầu vào cho kết quả tương đối tốt ở giai đoạn hiệu chỉnh (R2 = 0,76, NSE = 0,66 và PBIAS = 23,18%) và chấp nhận được ở giai đoạn kiểm định (R2 = 0,63, NSE = 0,57 và PBIAS = 20,39%). Nghiên cứu này đã cho thấy tiềm năng to lớn của mưa CHIRPS trong mô phỏng quá trình dòng chảy trên các lưu vực sông sông thiếu/không có số liệu quan trắc. Từ khóa: Dòng chảy; CHIRPS; SWAT Model; SWAT-CUP; Thiếu số liệu. |
59 |
6 |
Đa dạng thực vật ngập mặn và ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn ở huyện Thạnh Phú và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Trần Quốc Cường 1* , Dương Hồng Sơn 2 , Lê Xuân Tuấn 3 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; tqcuong@hunre.edu.vn 2 Viện Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; dhson.monre@gmail.com 3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tuan.mangrove@gmail.com *Tác giả liên hệ: tqcuong@hunre.edu.vn; Tel.: +84–949018686 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đa dạng sinh học loài và đánh giá một số chỉ số đa dạng sinh học thực vật ngập mặn huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Kết quả ghi nhận 43 loài cây ngập mặn thuộc 22 họ, trong đó 23 loài thực vật ngập mặn thực thụ ở Thạnh Phú, 17 loài cây ngập mặn thực thụ ở Bình Đại và 20 loài cây ngập mặn tham gia. Khu vực nghiên cứu có 5 nhóm dạng sống được xác định là thân cỏ, cây bụi, dây leo, gỗ nhỏ, gỗ lớn. Định lượng chỉ số đa dạng sinh học chỉ ra tính đa dạng thực vật rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu biến động với chỉ số H’ từ 0,51 đến 1,26. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của nước biển dâng đến thực vật ngập mặn cũng được thảo luận. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng để xuất giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Thực vật ngập mặn; Chỉ số đa dạng sinh học; Thạnh Phú; Bình Đại. |
71 |
7 |
Phân tích, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp công trình chống sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây Văn Hữu Huệ 1* 1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com *Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799 Tóm tắt: Hiện nay việc mất ổn định bờ sông dẫn đến sạt lở xảy ra nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây (VCT) đoạn từ Rạch Góc đến đường Phan Văn Lại, TP. Tân An, T. Long An. Bài báo nghiên cứu dòng chủ lưu áp sát bờ sông, góp phần làm rõ nguyên nhân mất ổn định nhằm bảo vệ trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của TP. Tân An. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá địa chất, lưu tốc dòng chảy, hình thái lòng sông, bình đồ lòng sông kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, phần mềm Plaxis, Geo 5, MIKE 11, MIKE 21; từ đó xác định các nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định bờ sông là do hình thái sông, dòng chủ lưu áp sát bờ, gia tải bờ sông, lưu chuyển bùn cát và đề xuất giải pháp công trình bảo vệ khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Dòng chủ lưu áp sát bờ sông; Ổn định bờ sông VCT; Ổn định bờ sông; Sạt lở ở ĐBSCL. |
79 |
8 |
Nghiên cứu diễn biến đường bờ và quá trình xói lở - bồi tụ dải ven biển thành phố Đà Nẵng Ninh Thu Trang 1, Nguyễn Quang Minh 2, Nguyễn Thái Sơn 3, Nguyễn Minh Hải 4, Nguyễn Anh Ngọc 4* 1 Tổng công ty Thành An, Bộ Quốc Phòng; ninhthutrang.789@gmail.com 2 Viện Hải văn và Môi trường; nguyenquangminh2110@gmail.com 3 Viện Địa lý; nguyenthaison99@gmail.com 4 Trung tâm Hải văn; haimesigol@gmail.com; anhngoc150986@gmail.com *Tác giả liên hệ: anhngoc150986@gmail.com; Tel: +84–983983086 Tóm tắt: Nghiên cứu đã ứng dụng các công nghệ viễn thám, nền tảng Google Earth Engine (GEE), Hệ thông tin địa lý (GIS) và công cụ DSAS (Digital Shoreline Analysis System) để thành lập bản đồ diễn biến đường bờ biển và phân tích cường độ xói lở - bồi tụ dải ven biển Đà Nẵng. Các chỉ số về nước: AWEIsh; AWEInsh; NDWI, MNDWI 1, MNDWI 2 và thuật toán phân ngưỡng Otsu cho phép xác định chính xác đường bờ ở từng thời điểm ảnh. Tính toán bồi xói cho bờ biển TP Đà Nẵng được chia thành ba giai đoạn gồm: 1965 ÷ 1995; 1995 ÷ 2005 và 2005 ÷ 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các giai đoạn này, bờ biển Đà Nẵng đều có hiện tượng bồi xói xen kẽ, khu vực bồi tụ mạnh nhất ở cửa sông Hàn với tốc độ trung bình khoảng 15 m/năm. Quá trình xói lở chỉ xuất hiện trong giai đoạn gần đây ở bãi biển phía Bắc và phía Nam của thành phố với tốc độ thấp, khoảng 1,2 m/năm nhưng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan bãi biển và phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, cần thực hiện nghiên cứu chi tiết về nguyên nhân gây xói lở để phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường. Từ khóa: Chỉ số nước; Otsu; GEE; DSAS; GIS; Xói lở - bồi tụ. |
101 |