TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Ảnh hưởng của yếu tố khí tượng đối với năng suất một số cây ăn quả tỉnh Phú Thọ dựa trên tương quan và hồi qui Nguyễn Đăng Mậu1*, Trịnh Hoàng Dương1, Trần Thị Tâm1, Nguyễn Hữu Quyền1, Nguyễn Bình Phong2, Đặng Như Ý2, Lê Văn Phong1 1Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; mau.imhen@gmail.com; hoangduongktnn@gmail.com; trantam1810@gmail.com; nhquyen13@gmail.com; lephong2341999@gmail.com 2 Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội; nbphong@hunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: mau.imhen@gmail.com; Tel.: +84–382072468 Tóm tắt: Tóm tắt: Bài báo phân tích ảnh hưởng của các yếu tố yếu tố khí tượng (KT) đến năng suất bưởi và chuối ở Phú Thọ dựa trên tương quan và hồi qui tuyến tính nhằm xác định những biện pháp kỹ thuật phù hợp cho gia tăng năng suất. Kết quả cho thấy đối với bưởi, số ngày rét và số lần xuất hiện gió hướng đông bắc cao là những yếu tố ảnh hưởng điển hình đến giai đoạn ra hoa và quả nhỏ của bưởi. Độ ẩm cao cũng là yếu tố thuận lợi cho hoạt động của nấm và sâu bệnh hại quả ở giai đoạn bưởi chín. Đối với chuối, tốc độ gió mạnh là yếu tố ảnh hưởng khá điển hình trong tất cả giai đoạn phát triển và hình thành năng suất. Do đó, nên áp dụng những biệt pháp kỹ thuật phù hợp để giảm ảnh hưởng của các yếu tố KT này đến giai đoạn ra hoa, quả chín của bưởi và chuối như giữ ấm gốc cây, hay trồng cây chắn gió,…Bên cạnh đó, bước đầu đã xây dựng được hai mô hình ước lượng năng suất bưởi và chuối nhằm hướng tới đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, phân vùng chuyên canh, cũng như dự báo phục vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ và xuất khẩu đối với bưởi và chuối. Từ khóa: Ảnh hưởng yếu tố khí tượng; Năng suất của cây bưởi và chuối |
1 |
2 |
Đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên, tỉnh Vĩnh Long Văn Hữu Huệ1* 1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com *Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ổn định bờ sông Cổ Chiên khu vực thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, góp phần làm rõ nguyên nhân sạt lở ngày càng gia tăng và trầm trọng. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá địa chất, lưu tốc dòng chảy, hình thái lòng sông từ đó xác định các nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông và đề xuất các giải pháp bảo vệ. Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, mô hình toán, sử dụng công nghệ GIS, ArcGIS, Google Earth, Geoslope. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định bờ sông là do hạ thấp lòng dẫn, dòng chủ lưu áp sát bờ, tỷ lệ phân lưu dòng chảy, suy giảm bùn cát từ thượng nguồn. Nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp khắc phục và có khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào giám sát, cảnh báo sạt lở cho khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Hạ thấp lòng dẫn; Nguyên nhân mất ổn định bờ sông; Ổn định bờ sông Cổ Chiên; Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long |
12 |
3 |
Nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng sản phẩm dự báo hạn nội mùa của mô hình IFS CY48R1 và CFSv1 cho khu vực Bắc Trung Bộ Đào Anh Công1*, Nguyễn Văn Lượng1, Phan Văn Vinh1, Phan Như Xuyến1, Trịnh Tuấn Long2 1 Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ; daoanhcong.k55.hus@gmail.com; luongnvkttv@gmail.com; vinhpv@gmail.com; phannhuxuyen@gmail.com 2 Trường Đại học KHTN Hà Nội; trinhtuanlong@gmail.com *Tác giả liên hệ: daoanhcong.k55.hus@gmail.com; Tel: +84–948946895 Tóm tắt: Dự báo hạn nội mùa, hay còn gọi là khoảng dự báo từ 2 tuần đến 2 tháng, trước đây vẫn được coi là “sa mạc của dự báo”, nhưng đây lại là giai đoạn lý tưởng để lập các kế hoạch trung hạn cho công tác quản lý nguồn nước, điều tiết hồ chứa. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bài toán này vẫn chỉ đang nằm ở những bước đi đầu tiên. Để lấp đầy chỗ hổng dự báo này, nhóm tác giả đã tiến hành đánh giá kỹ năng dự báo của mô hình IFS CY48R1 và CFSv1 thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ số thống kê ME, MAE, RMSE, CORR, Brier score và ROC curve cho hạn dự báo nói trên sử dụng số liệu mưa vệ tinh TRMM và số liệu dự báo lại của hai mô hình. Kết quả chỉ ra rằng cả 2 mô hình đều cho thấy tiềm năng trong việc ứng dụng vào công tác dự báo hạn nội mùa cho khu vực Bắc Trung Bộ. Mô hình CFS có kỹ năng dự báo tốt hơn IFS vào các tháng 11 - tháng 3, nhưng lại thể hiện kỹ năng dự báo kém hơn khá nhiều so với IFS vào các tháng mùa mưa (tháng 7 - tháng 10). Cả 2 mô hình đều tiềm ẩn khả năng hiệu chỉnh sai số hệ thống vào các tháng 12 - tháng 4 và tháng 8 - tháng 10 ở phía Nam khu. Cả 2 mô hình đều có kỹ năng phát hiện những đợt mưa vừa, mưa to đến rất to, tuy nhiên mô hình IFS cho thấy khả năng vượt trội so với CFS khi có tỷ lệ dự báo khống thấp hơn nhiều. Từ khóa: ECMWF; NCEP; IFS CY48R1; CFSv1; Hạn nội mùa; S2S; Bắc Trung Bộ; Dự báo. |
29 |
4 |
Phân tích chuyển dịch thẳng đứng vỏ Trái đất sử dụng hàm ANN từ kết quả xử lý chuỗi dữ liệu GNSS theo thời gian Dương Vân Phong1 , Nguyễn Gia Trọng1,2* , Nguyễn Văn Chiến3 , Nguyễn Hà Thành4 , Lý Lâm Hà6 , Nguyễn Viết Quân6 , Phạm Ngọc Quang1,2 1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; duongvanphong@humg.edu.vn; nguyengiatrong@humg.edu.vn; phamngocquang@humg.edu.vn 2 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn 3 Công ty cổ phần địa ốc Phú Long; mchoangchien@gmail.com 4 Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; hathanh5984@gmail.com 5 Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; funnylams@gmail.com 6 Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; vietquan2407@gmail.com Tác giả liên hệ: nguyengiatrong@humg.edu.vn; Tel.: +84–963124980 Tóm tắt: Chuyển dịch thẳng đứng là sự thay đổi độ cao của bề mặt đất mà nguyên nhân chính là do các hoạt động kiến tạo gây ra. Sự thay đổi độ cao của bề mặt do chuyển dịch thẳng đứng có liên hệ mật thiết với các hiện tượng tai biến thiên nhiên như mực nước biển dâng, ngập lụt hoặc xâm nhập mặn. Để xác định chuyển dịch thẳng đứng vỏ Trái đất có các phương pháp như sử dụng dữ liệu đo cao thủy chuẩn hình học, sử dụng dữ liệu định vị bằng vệ tinh (GNSS), dữ liệu giao thoa ra đa. Nghiên cứu này xác định chuyển dịch thẳng đứng cho điểm CTHO thuộc mạng lưới VNGEONET thông qua phân tích chuỗi dữ liệu GNSS sử dụng phần mềm Gamit/Globk. Để phân tích chuỗi kết quả chuyển dịch thẳng đứng trên, các tác giả đề xuất phương pháp dự báo chuyển dịch thẳng đứng vỏ Trái đất sử dụng mô hình mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) với dữ liệu đầu vào là kết quả phân tích dữ liệu GNSS sử dụng phần mềm Gamit/Globk. Kết quả tính thực nghiệm cho thấy, các đặc trưng về sai số dự báo sử dụng mô hình ANN cho độ chính xác cao thể hiện qua các chỉ tiêu sai số đó là giá trị MAE là 0,005, giá trị MSE là 0,0004 và giá trị RMSE là 0,006. Từ khóa: Chuyển dịch thẳng đứng; Sụt lún mặt đất; GNSS; AI; ANN |
41 |
5 |
Nghiên cứu phương pháp quy chuyển độ cao giữa hải đồ và bản đồ địa hình đáy biển dựa trên dữ liệu thủy triều tại khu vực Vịnh Bắc Bộ Nguyễn Đình Hải1, Nguyễn Gia Trọng2,3, Phạm Văn Tuấn1, Bùi Văn Tòng1*, Nguyễn Tiến Thành1 1 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển, Quân chủng Hải quân; hthhaithem@gmail.com; tuandvlk53@gmail.com; tongd6@gmail.com; nguyen.tien.thanh.navy@gmail.com 2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn 3 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn *Tác giả liên hệ: tongd6@gmail.com; Tel.: +84–899148655 Tóm tắt: Bản đồ địa hình và hải đồ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo cũng như phát triển kinh tế xã hội. Sự chênh lệch giá trị độ cao trên bản đồ địa hình và hải đồ là một vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Vấn đề đồng bộ hai giá trị này về cùng một mặt chuẩn trên diện rộng là rất khó khăn và vô cùng phức tạp. Để quy chuyển độ cao giữa bản đồ địa hình và hải đồ, các nhà nghiên cứu trước đây thường xác định độ chênh giữa độ cao hải đồ và bản đồ địa hình tại các trạm nghiệm triều rồi tiến hành nội suy tăng dày cho các điểm khác. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quy chuyển độ cao hải đồ và bản đồ địa hình về một mặt chuẩn bằng phương pháp dự báo thủy triều nhiều năm, cụ thể là tại khu vực Vịnh Bắc Bộ ứng dụng mô hình Delft 3D. Kết quả thủy triều đạt độ chính xác cao và thiết lập được bản đồ phân bố A0. Tác giả đã tiến hành quy chuyển độ cao hai mảnh bản đồ trong khu vực nghiên cứu và nhận được kết quả tốt từ việc so sánh các giá trị lồng ghép và đo đạc thực tế với độ lệch không vượt quá 0,5 m. Độ lệch quy chuyển độ cao giữa hải đồ và bản đồ địa hình tại các điểm kiểm tra đạt ở mức 6 cm. Từ khóa: Bản đồ địa hình; Hải đồ; Quy chuyển độ cao; Delft 3D. |
51 |
6 |
Ứng dụng công cụ ước tính độ sâu ngập lũ (FwDET) để xây dựng bản đồ ngập lũ cho lưu vực sông La Tinh, tỉnh Bình Định Trần Thanh Tùng1*, Trần Đăng Hùng2 1 Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi; t.t.tung@tlu.edu.vn 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; danghung2261991@gmail.com *Tác giả liên hệ: t.t.tung@tlu.edu.vn; Tel.: +84–913229895 Tóm tắt: Phân tích viễn thám thường được sử dụng để thành lập bản đồ ngập lũ cho những trận lũ lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Trong công tác quản lý và ứng phó với lũ lớn, lũ khẩn cấp, việc xây dựng bản đồ ngập lũ dựa trên tư liệu ảnh viễn thám rất có giá trị vì nó có thể cung cấp thông tin quan sát liên tục về mức độ ngập lũ trên các khu vực rộng lớn. Thông tin về độ sâu ngập trên toàn vùng rất quan trọng để đánh giá thiệt hại, cứu hộ và ưu tiên phân bổ nguồn lực cứu trợ. Công cụ ước tính độ sâu ngập do lũ (FwDET) đã được phát triển để có thể tính toán nhanh độ sâu nước dựa trên bản đồ vùng ngập lũ và mô hình số độ cao (DEM). Nghiên cứu đã thử nghiệm xây dựng bản đồ độ sâu ngập lũ cho lưu vực sông La Tinh, tỉnh Bình Định trong trận lũ lịch sử năm 2016 từ ảnh Sentinel 1 với các nhóm số liệu DEM khác nhau. Kết quả cho thấy công cụ FwDET có thể mô phỏng khá chính xác độ sâu ngập lũ và kết quả mô phỏng phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của số liệu DEM. Dữ liệu DEM ALOS 12,5 m cho kết quả mô phỏng tốt nhất và sát với thực tế nhất với giá trị R2 = 0,66 so với dữ liệu DEM MERIT (R2 = 0,5) và DEM SRTM (R2 = 0,12). Từ khóa: Độ sâu ngập lũ; FwDET; DEM; Sentinel 1; Sông La Tinh |
62 |
7 |
Hạn chớp nhoáng và một số đặc trưng của nó ở Việt Nam giai đoạn 1961-2020 Hoàng Thị Minh1, Nguyễn Văn Toàn2, Phan Văn Tân2* 1 Ban Quản lý TW các dự án Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và PTNT; minhprc@gmail.com 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; phanvantan@hus.edu.vn; nguyenvantoan_t64@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: phanvantan@hus.edu.vn; Tel.: +84–912066237 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, sự biến động theo không gian và thời gian của một số đặc trưng hạn chớp nhoáng (Flash Drought) giai đoạn 1961-2020 trên toàn lãnh thổ đất liền Việt Nam đã được khảo sát, đánh giá. Các sự kiện hạn chớp nhoáng được xác định theo độ ẩm đất (soil moisture) trung bình trong lớp đất tầng rễ (0-100cm), được lấy từ số liệu tái phân tích ERA5, độ phân giải 0.25o. Trên cơ sở các đợt hạn chớp nhoáng, một số đặc trưng hạn và xu thế biến đổi của chúng đã được xác định. Kết quả cho thấy, cả nước ghi nhận số đợt hạn chớp nhoáng dao động trong khoảng 1,5-5,0 đợt/năm và biến động theo vùng cũng như theo thời gian. Tần suất xuất hiện hạn ở các khu vực và các tháng trong năm cũng khác nhau. Trung bình các đợt hạn kéo dài khoảng 25 ngày/đợt, tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng và các giai đoạn. Nhìn chung các đặc trưng hạn chớp nhoáng có xu thế tăng lên ở khu vực phía Nam và Tây Bắc, các vùng còn lại có xu thế không đổi hoặc giảm rất nhẹ. Từ khóa: Hạn chớp nhoáng; Biến động; Xu thế; Việt Nam |
75 |
8 |
Kết quả ban đầu về mô phỏng ngập lụt vùng ven biển Thanh hoá do nước dâng bão Phạm Văn Tiến1, Trần Thị Thuỳ Linh2, Phạm Khánh Ngọc2, Bùi Mạnh Hà3, Nguyễn Bá Thủy2* 1 Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; phamvantienbn@gmail.com 2 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; nguyentranlinh99@gmail.com; ngocpkchibo@gmail.com; thuybanguyen@gmail.com 3 Trung tâm Hải văn; manhhamhc@gmail.com 4 Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội *Tác giả liên hệ: thuybanguyen@gmail.com; Tel.: +84–975853471 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, nguy cơ ngập lụt do nước dâng bão tại ven biển Thanh Hoá cho một số kịch bản về bão đổ bộ vào khu vực với độ cao thuỷ triều ở mức trung bình được mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp thuỷ triều, sóng biển và nước dâng do bão (mô hình SuWAT). Trong đó, mô hình SuWAT được phát triển thuật toán biên di động để mô phỏng ngập lụt do nước dâng bão. Kết quả mô phỏng cho thấy với bão cấp 12 và thời gian mô phỏng 90 giờ kể từ khi bão hình thành thì tại thời điểm 71 giờ, mực nước tại ven biển Thanh Hoá bắt đầu dâng, thời điểm sau 73 giờ nước dâng đã bắt đầu gây ngập tại một số khu vực trũng ven biển và dọc theo lưu vực các sông, tại thời điểm 79 giờ hầu hết các khu vực có nước dâng đã ngập sâu nhất. Khu vực có diện tích ngập rộng và sâu nhất là ven biển huyện Hậu Lộc, quanh lưu vực sông Yên, sông Mã, sông Trường Giang và sông Lèn. Với trường hợp bão cấp 15 đổ bộ, tổng diện tích ngập tại ven biển Thanh Hoá lên tơi 153,2 km2. Đây là những kết quả nghiên cứu ban đầu về ngập lụt ven biển do nước dâng bão, làm cơ sở để tiếp tục phát triển mô hình cũng như thực hiện trong nhiều kịch bản khác nhau về địa hình và cấp bão đổ bộ. Từ khóa: Bão; Nước dâng do bão; Ngập lụt ven biển; Mô hình tích hợp. |
87 |