TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Nghiên cứu ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) để lập bản đồ vi phạm hành lang kỹ thuật công trình vườn quan trắc khí tượng bề mặt Võ Văn Hòa1*, Lê Minh Tuấn1, Phạm Văn Hanh1 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ; vovanhoa80@yahoo.com; letuantv@gmail.com, hanhkttv@gmail.com *Tác giả liên hệ: vovanhoa80@yahoo.com; Tel.: +84–912509932 Tóm tắt: Bài báo dựa trên dữ liệu ảnh chụp phân giải cao từ thiết bị bay không người lái Phantom 4 RTK để tiến hành chích xuất dữ liệu độ cao số bề mặt (DSM) cho khu vực xung quanh vườn quan trắc khí tượng (tính từ 4 góc vườn ra 100m theo các chiều khác nhau) của trạm khí tượng Hà Nam và Ninh Bình. Các kết quả đánh giá với các điểm khống chế cho thấy sai số DSM nằm trong phạm vi cho phép. Bản đồ hiện trạng vi phạm hành lang kỹ thuật được thiết lập dựa theo quy định tại Điểm a, khoản 2 Điều 7 của Nghị định 38/2016/NĐ–CP và đã chỉ ra chi tiết mức độ vi phạm hành lang kỹ thuật tại 02 trạm này. Các kết quả phân tích cho thấy bản đồ vi phạm được thiết lập hoàn toàn phù hợp với thực tế. Từ khoá: Mô hình số bề mặt; Thiết bị bay không người lái; Vi phạm hành lang kỹ thuật. |
1 |
2 |
Một số đặc điểm thành phần loài động vật đáy vịnh Đà Nẵng mùa hè năm 2022 Nguyễn Hải Anh1, Nguyễn Hoàng Anh1, Mai Kiên Định 1* 1 Viện Nghiên cứu biển và hải đảo; anhnh.wru@gmail.com; ahoang1983@gmail.com; maikiendinh79@yahoo.com *Tác giả liên hệ: maikiendinh79@yahoo.com; Tel.: +84–394931579 Tóm tắt: Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính góp phần đánh giá đa dạng loài, phân bố, tần suất xuất hiện (TSXH) và chỉ số sinh học của quần xã động vật đáy (ĐVĐ) trong vịnh Đà Nẵng mùa hè năm 2022. Tại vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 55 loài, thuộc 45 chi, 38 họ, 17 bộ, 4 lớp, 3 ngành động vật đáy, trong đó, ngành Thân mềm (Mollusca) có 41 loài chiếm tỷ lệ 74,55%, ngành Chân khớp (Arthropoda) có 12 loài chiếm tỷ lệ 21,82% và ngành Giun đốt (Annelida) có 02 loài chiếm tỷ lệ 3,64%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 15 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu ĐVĐ 154 có 28 loài, tiếp đến là trạm ĐVĐ 250 có 27 loài; thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVĐ 12 có 4 loài, tiếp theo là các trạm ĐVĐ 15, ĐVĐ 39, ĐVĐ 44 có 5 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 12–19 loài. Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Donax striatus có TSXH cao nhất trong các loài ĐVĐ là 166/250, tiếp đến là loài Nassarius stolatus có TSXH là 155/250, loài Cerithium ruppelli có TSXH là 144/250 và thấp nhất là loài Diogenes lophochir có TSXH là 7/250, tiếp đến là Clithon oualaniense có TSXH là 13/250. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này mức độ đa dạng sinh học khá cao (H’ = 2,37). Từ khoá: Động vật đáy; Đa dạng sinh học; Vịnh Đà Nẵng. |
11 |
3 |
Kết quả khoanh định các khu vực nhạy cảm về trượt lở, lũ quét khu vực Thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Huyền 1*, Nguyễn Quốc Khánh 1, Nguyễn Huy Dương 1, Nguyễn Hoàng Ninh 1, Nguyễn Đức Hà 1 1 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; huyenkhanh216@gmail.com; khanhrigmr@gmail.com; nguyenhuyduong112358@gmail.com; ninh.dcks@gmail.com; nh14vn@gmail.com *Tác giả liên hệ: huyenkhanh216@gmail.com; Tel.: +84–989642542 Tóm tắt: Trong những năm qua, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu làm cho tần suất và cường độ của các loại hình thiên tai như trượt lở, lũ quét ngày càng gia tăng với diễn biến bất thường. Đặc biệt, tại nhiều khu vực, các loại hình thiên tai này được xác định có liên quan mật thiết với nhau và khi chúng xảy ra đồng thời sẽ trở thành thảm họa thiên tai. Nghiên cứu này trình bày kết quả khoanh định các khu vực nhạy cảm về trượt lở, lũ quét khu vực thành phố Đà Nẵng để đánh giá và đề xuất danh sách các khu vực nhạy cảm phục vụ nghiên cứu ở tỷ lệ 1:10.000. Bản đồ các khu vực nhạy cảm được thành lập từ các lớp bản đồ (phân vùng nguy cơ TL, LQ; dân cư, giao thông, công trình trọng điểm; lưu vực sông suối). Kết quả được kiểm chứng và đối sánh với CSDL hiện trạng cho thấy độ tin cậy về mặt khoa học. Các kết quả đạt được trong nghiên cứu này sẽ giúp cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế–xã hội và tập trung nghiên cứu chi tiết các khu vực có nguy cơ cao về TL, LQ nhằm tìm ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro hiệu quả do thiên tai gây ra. Từ khoá: Trượt lở; Lũ quét; Thành phố Đà Nẵng. |
21 |
4 |
Đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên ngành Môi trường Đỗ Hữu Tuấn 1*, Nguyễn Thùy Linh 1, Đặng Thị Hải Linh 1 1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; tuandh@vnu.edu.vn; thuylinh_mt@hus.edu.vn; linhdth@hus.edu.vn *Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995 Tóm tắt: Hiện nay việc sử dụng điện thoại thông minh trong sinh viên ngày càng phổ biến. Việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động đào tạo sinh viên ngành môi trường. Nghiên cứu này tiến hành điều tra khảo sát sinh viên môi trường tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đánh giá nhu cầu sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 42,2% số sinh viên tham gia khảo sát đã sử dụng ít nhất một ứng dụng hỗ trợ học tập, phương thức trao đổi tài liệu phổ biến là email (81,2%). Sinh viên yêu cầu tài liệu học tập cần dễ tìm kiếm và sử dụng (92,3%), sử dụng mọi lúc mọi nơi (76,1%), thường xuyên cập nhật (76,9). 97,5% sinh viên cho rằng cần thiết phải xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập và thực tập cho sinh viên, tài liệu cần đa dạng, có hình ảnh, video minh họa (82,1%), thuận tiện hỏi đáp, tương tác là 70,9%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập cho sinh viên nói chung và sinh viên môi trường nói riêng. Từ khoá: Ứng dụng hỗ trợ học tập; Điện thoại thông minh; Sinh viên môi trường. |
32 |
5 |
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn dựa trên ảnh vệ tinh Sentinel 2 khu vực tỉnh Quảng Trị Doãn Hà Phong 1* 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu; dhphong@gmail.com *Tác giả liên hệ: dhphong@gmail.com; Tel.: +84–913212325 Tóm tắt: Độ mặn là một đặc tính quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện để phát triển một mô hình dự báo độ mặn của đất hiệu quả sử dụng dữ liệu vệ tinh Sentinel 2A cho tỉnh Quảng Trị. Ban đầu các mẫu đất thu thập được phân tích độ mặn (ECe). Sau đó phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện giữa các giá trị ECe thu được với cái chỉ số của đất thu được từ ảnh Sentinel 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy ECe có mối tương quan cao với các băng tần riêng lẻ SWIR1 và chỉ số SBI (chỉ số độ sáng đơn giản) với R2 = 0,65. Kết quả nghiên cứu chứng minh khả năng ước tính đáng tin cậy EC dựa trên sử dụng dữ liệu Sentinel 2. Từ khoá: Ảnh vệ tinh; Sentinel 2; Độ mặn; Phân tích hồi quy tuyến tính; SWIR1; SBI. |
42 |
6 |
Đánh giá chất lượng nước Búng Bình Thiên bằng chỉ số WQI tích hợp với GIS và Viễn thám Phan Trường Khanh 1*, Nguyễn Vi Thiên Vũ 2, Trần Thị Hồng Ngọc 1 1 Khoa Kỹ Thuật Công nghệ Môi trường, Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TPHCM; ptkhanhagu@gmail.com; tthngocagu@gmail.com 2 Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang; nvthienvu@gmail.com *Tác giả liên lạc: ptkhanhagu@gmail.com; Tel.: +84–918440275 Tóm tắt: Búng Bình Thiên là khu bảo tồn đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Những năm gần đây nước bên trong Búng luôn bị tù đọng, ô nhiễm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lượng nước của Búng và kiến nghị cho người dân vùng nghiên cứu về biện pháp sử dụng nước. Có 21 vị trí được thu thập phía trái, giữa và phải dọc theo chiều dài của Búng qua hai đợt khảo sát vào mùa mưa 2020 và mưa khô 2021. Mỗi vị trí cách nhau 700m. Tổng cộng có 42 mẫu được thu thập để phân tích các thông số pH, DO, COD, NH4+–N, PO43–, Chlorophyll–a và tổng Coliform. Các mẫu nước được đánh giá bằng chỉ số WQI. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nước trong Búng có dấu hiệu nhiễm Phosphate và vi sinh không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng hàm lượng Chlorophyll–a cao nhất ở vị trí bên trái dọc theo chiều dài của Búng và ở cuối Búng. Chỉ số NDVI có mối quan hệ tuyến tính với Chlorophyll–a theo phương trình y = 3.5106x2 + 8.3298x + 0.601 với hệ số tương quan R2 = 0,89, trong đó y = Chlorophyll–a, x = NDVI. Các bản đồ lớp phủ trong và xung quanh Búng cũng được thành lập bằng kỹ thuật Viễn Thám giúp cho chúng ta có cái nhìn trực quan về chất lượng nước trong hồ thông qua sự phân bố thực vật và chlorophyll–a. Từ khoá: GIS; Viễn thám; Chất lượng nước; Búng Bình Thiên. |
51 |
7 |
Xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm ngập lụt sử dụng mô hình Light Gradient Boosting Machine Nguyễn Thanh Tuấn 1, Vũ Cao Đạt 1*, Nguyễn Đức Đảm 1, Phạm Thái Bình 1 1 Trường Đại học Công nghệ GTVT, 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam; datvc@utt.edu.vn; damnd@utt.edu.vn; tuannt94@utt.edu.vn; binhpt@utt.edu.vn *Tác giả liên hệ: datvc@utt.edu.vn; Tel.: +84–384026586 Tóm tắt: Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm ngập lụt khu vực huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) sử dụng mô hình Light Gradient Boosting Machine LGBM – một trong những mô hình trí tuệ nhân tạo hiệu quả trong đánh giá và dự báo thiên tai. Cơ sở dữ liệu bao gồm 173 vị trí ngập lụt trong quá khứ và 07 tham số thành phần (mưa, địa mạo, độ bao phủ mặt đất, độ cao, hình dáng bề mặt địa hình, góc mái dốc, và hướng mái dốc) đã được thu thập để xây dựng dữ liệu đào tạo (70%) và dữ liệu kiểm tra (30%) dùng cho xây dựng và kiểm chứng mô hình. Độ chính xác của mô hình được đánh giá thông qua nhiều thông số thống kê định lượng bao gồm diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng LGBM có độ chính xác cao trong dự báo và phân vùng nhạy cảm ngập lụt tại khu vực nghiên cứu (AUC = 0,96 cho dữ liệu đào tạo và AUC = 0,88 cho dữ liệu kiểm tra). Bản đồ phân vùng nhạy cảm ngập lụt xây dựng từ mô hình có độ chính xác cao có thể được dùng trong việc nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất và đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác hại gây ra bởi ngập lụt tại khu vực nghiên cứu. Từ khoá: Ngập lụt; Light Gradient Boosting Machine; Quảng Trạch; Việt Nam. |
65 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 1 NĂM 2023
Đăng ngày: 07-03-2023-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 10 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 6 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 8 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 9 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 7 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 06 NĂM...
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.