MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 2 NĂM 2024

Đăng ngày: 06-12-2023 File đính kèm
Số 758 tháng 2 năm 2024

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Biến thiên theo mùa của sinh vật phù du lớp bề mặt vùng Biển Đông sử dụng mô hình sinh địa hóa độ phân giải cao

Trịnh Bích Ngọc1*, Võ Diệu Linh1, Tô Duy Thái2

1 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; trinh-bich.ngoc@usth.edu.vn; volinh111796@gmail.com

2 Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; duythaito@gmail.com

*Tác giả liên hệ: trinh-bich.ngoc@usth.edu.vn; Tel.: +84–904903945

Tóm tắt: Hệ sinh thái sinh vật phù du - cấp đầu tiên trong lưới thức ăn - đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học của vùng Biển Đông. Nghiên cứu mô phỏng sử dụng mô hình kết hợp vật lý/ sinh địa hóa với độ phân giải cao (4 km) áp dụng trên vùng Biển Đông trong các năm 2016/2017 cho thấy biến thiên mạnh theo mùa của nồng độ các chất dinh dưỡng (nitrat, phốt phát, sicilat) và chất diệp lục (Chl-a) lớp bề mặt. Trên phần lớn lưu vực, nồng độ chất dinh dưỡng và chất diệp lục đạt cực đại vào mùa đông và có giá trị thấp nhất vào mùa hè. Tại khu vực nước trồi Nam Việt Nam, nồng độ bề mặt các chất dinh dưỡng và Chl-a cao nhất vào mùa hè và thấp nhất vào mùa đông. Nồng độ nitrat, phốt phát, silicat và Chl-a trung bình lớp bề mặt vùng xa bờ lần lượt là 7,9 mmol/m3, 0,74 mmol/m3, 23,7 mmol/m3, 0,27 mg/m3 vào tháng 12-1; và 7,2 mmol/m3, 0,69 mmol/m3, 21,7 mmol/m3, 0,1 mg/m3 vào các tháng 5-6. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy chu kỳ theo mùa tương tự nhau của sinh vật phù du: nồng độ cao vào mùa xuân-hè và nồng độ thấp vào mùa đông.

Từ khoá: Mô phỏng; Mô hình sinh địa hóa; Hệ sinh thái sinh vật phù du; Biển Đông.

1

2

Vai trò của hoàn lưu nước và dòng chảy xoáy lên biến động nước trồi Nam Trung Bộ Việt Nam

Tô Duy Thái 1* , Trịnh Bích Ngọc 2 , Bùi Hồng Long 3

Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; duythaito@gmail.com;

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; trinh-bich.ngoc@usth.edu.vn;

Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam; buihonglongion@gmail.com

*Tác giả liên hệ: duythaito@gmail.com; Tel.: +84–934072641

Tóm tắt: Để đánh giá vai trò của hoàn lưu nước, dòng chảy xoáy và biến thiên nội tại đại dương (OIV, phần biến thiên không thể đoán trước được do chuyển động đa quy mô của dòng chảy xoáy) từ các cấu trúc quy mô vừa đến nhỏ ảnh hưởng lên biến động nước trồi Nam Trung Bộ Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng mô hình SYMPHONIE thủy động lực 3D độ phân giải cao (1 km gần bờ, tăng tuyến tính đến 4,5 km ngoài khơi, 50 lớp độ sâu “tựa sigma biến mất”), đồng thời thực hiện tổ hợp 10 mô phỏng với các điều kiện đầu xáo trộn quy mô nhỏ của biên bên trong khi giữ nguyên các điều kiện đầu biên mặt của lực khí quyển. Kết quả cho biết cường độ nước trồi ở khu vực ngoài khơi phát triển cực đại khi cùng tồn tại hoàn lưu nước xoáy thuận và curl ứng suất gió xoáy thuận. Bên cạn đó, OIV đóng vai trò thứ cấp trong sự biến động của nước trồi ven bờ phía nam và ngoài khơi, nhưng lại đóng góp lớn vào sự bất ổn định của nước trồi ở khu vực ven bờ phía bắc.

Từ khoá: Mô hình thủy động lực 3D; Hoàn lưu nước; Dòng chảy xoáy; Nước trồi; Nam Trung Bộ Việt Nam.

11

3

Nghiên cứu xây dựng tập Atlat địa lý Thái Nguyên nhằm hỗ trợ việc dạy học địa lý tại các trường học ở tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Thị Liễu1*, Nguyễn Đăng Tiến2, Trần Đức Văn3, Lê Thị Quý4, Nguyễn Thị Thu Hiền5

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; lieuminh2011@gmail.com

2 Trường Đại học Sao Đỏ; dangtien.dhsd@gmail.com

3 Đại học Sư phạm Thái Nguyên; vantd@tnue.edu.vn

4 Trường THPT Chuyên Thái Nguyên; quychuyentn@gmail.com

5 Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội; hienntt@hnue.edu.vn

*Tác giả liên hệ: lieuminh2011@gmail.com; Tel: +84–989316846

Tóm tắt: Nghiên cứu thành lập tập Atlat dạy học địa lý tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp kiến thức địa lý một cách trực quan nhất phục vụ quá trình dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bằng các phương pháp sử dụng trong thành tập Atlat địa lý, hệ thống các bản đồ đã được biên tập đầy đủ về mặt nội dung, hình ảnh đa dạng, có tính thẩm mỹ cao, có 16 bản đồ thành phần bao gồm các kiến thức liên quan đến địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội, từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp cận nguồn kiến thức địa lý của tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả nhất, có những hiểu biết và đánh giá đúng về tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương mình, qua đó giúp các em định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Từ khoá: Atlat địa lý; Thái Nguyên; Địa lý địa phương.

23

4

Nâng cao hiệu quả đánh giá phú dưỡng nước hồ Thác Bà sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel-3B và Co-kriging

Nguyễn Thiên Phương Thảo1, Phạm Quang Vinh2*, Nguyễn Trung Hậu1, Trần Thị Hiền3, Nguyễn Thị Thu Hà1*

1 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyenthienphuongthao_t57@hus.edu.vn; nguyentrunghau_t64@hus.edu.vn; hantt_kdc@vnu.edu.vn

2 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; pqvinh@ig.vast.vn

3 Khoa Địa tin học, Đại học Thành Công, Đài Loan; p66127059@gs.ncku.edu.tw

*Tác giả liên hệ: pqvinh@ig.vast.vn; hantt_kdc@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2435587062 

Tóm tắt: Mô hình hóa chính xác sự phân bố trong không gian của chỉ số dinh dưỡng TSI (trophic state index) là một bước quan trọng trong đánh giá hiện trạng phú dưỡng nước hồ, giúp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Nghiên cứu này nhằm xác định phương pháp phân tích không gian và dữ liệu hỗ trợ để tăng cường độ chính xác trong mô hình hóa sự phân bố trong không gian của TSI, từ đó tối ưu hóa việc đánh giá hiện trạng phú dưỡng hồ Thác Bà. Dựa vào số liệu đo hàm lượng cholorophyll-a (Chla), độ trong của nước (SD) tại 50 điểm trên hồ và ảnh vệ tinh Sentinel-3B (S3B) chụp đồng thời vào ngày 16/12/2022, chúng tôi đã xác định được hai thông số α và β từ ảnh có tương quan cao với TSI thực tế (r = 0,79 và 0,70) dùng để cải thiện độ chính xác của mô hình co-kriging trong ước tính TSI trên không gian mặt hồ (R2 từ 0,43 thành 0,83; RMSE từ 1,69 thành 1,23). Kết quả cho thấy nước hồ Thác Bà đang ở mức dinh dưỡng trung bình chuyển sang phú dưỡng và có sự thay đổi theo không gian phụ thuộc vào các hoạt động nhân sinh trên và ven hồ. Thông qua nghiên cứu, ảnh S3B được minh chứng có tiềm năng cao trong việc đánh giá chất lượng nước ở các hồ chứa có diện tích lớn như hồ Thác Bà.

Từ khoá: Mô hình hóa; Phú dưỡng; Hồ Thác Bà; Sentinel-3B; TSI.

35

5

Đánh giá nhận thức của người dân về sạt lở bờ sông liên quan đến tác động của hoạt động khai thác cát tại Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Hương1, Nguyễn Đức Thiện1*, Trần Đức Dũng1,2, Cấn Thu Văn3, Châu Nguyễn Xuân Quang1,4

1 Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia TP.HCM (IER–VNUHCM); huongnguyen300397@gmail.com; thienduc295@gmail.com; dungtranducvn@yahoo.com; cnxquang@hcmier.edu.vn

2 Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu - Viện Môi Trường và Tài Nguyên (WACC–IER), Đại học Quốc gia TP.HCM; dungtranducvn@yahoo.com

3 Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP. HCM; ctvan@hcmunre.edu.vn

4 Phòng Thủy văn và Tài Nguyên Nước, Viện Môi Trường và Tài Nguyên - Đại học Quốc gia TP.HCM (IER–VNUHCM); cnxquang@hcmier.edu.vn

*Tác giả liên hệ: thienduc295@gmail.com; Tel.: +84–374199991

Tóm tắt: Nhu cầu khai thác cát lòng sông vượt quá khả năng bồi đắp tự nhiên là một trong những nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông và ảnh hưởng xấu đến môi trường ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nhận thức của người dân về việc khai thác cát dẫn đến sạt lở bờ sông còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ nhận thức của người dân địa phương về các vấn đề môi trường và sạt lở bờ sông do hoạt động khai thác cát gây ra tại ĐBSCL. Nghiên cứu điều tra khảo sát xã hội qua bảng hỏi cho 104 người dân tại Cần Thơ và An Giang trong năm 2022 và 2023. Kết quả cho thấy người dân nhận thức được các tác động môi trường do khai thác cát, nhưng chỉ 40% người dân được hỏi hiểu rõ sạt lở bờ sông có liên quan đến hoạt động khai thác cát. Trong đó, chỉ 16,3% (17/104 người) hiểu cơ chế vật lý của việc khai thác cát dẫn đến sạt lở bờ sông. Kết quả cũng cho thấy những hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vụ sạt lở hiểu rõ hơn về cơ chế ảnh hưởng. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu cần thiết cho việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tác động của khai thác cát liên quan đến sạt lở bờ sông.

Từ khoá: Khai thác cát; Sạt lở bờ sông; Nhận thức; Môi trường; ĐBSCL.

46

6

Thực trạng và giải pháp trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn

Nguyễn Thị Thu Loan1*, Vũ Đức Long1, Trần Quang Năng1

1 Vụ Quản lý dự báo KTTV, Tổng cục KTTV; loanthunguyen268@gmail.com; longkttv@gmail.com; trannang030984@gmail.com
*Tác giả liên hệ: loanthunguyen268@gmail.com; Tel: +84–976632198

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, công tác dự báo, cảnh báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã đạt được nhiều bước tiến lớn và đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, sự thay đổi của công nghệ dự báo, cảnh báo KTTV và nhu cầu của các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới về tổ chức hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV phù hợp với tình hình thực tế. Bài báo sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và tham khảo ý kiến chuyên gia để phân tích hiện trạng và vấn đề trong phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV, từ đó đề xuất một số giải pháp phân cấp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho các nhà quản lý tổ chức phân cấp hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV, nhằm nâng cao tính hiệu quả và phát huy được vị thế, vai trò của ngành KTTV trong thời kỳ mới.

Từ khoá: Dự báo; Cảnh báo KTTV; Phân cấp dự báo.

60

7

Ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

Đậu Văn Hùng1*, Phạm Thanh Long1, Lê Hoàng Nghiêm2

1 Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; vanhung0494@gmail.com; longpham.syhimete@gmail.com

2  Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; hoangnghiem@hcmure.edu.vn

*Tác giả liên hệ: vanhung0494@gmail.com; Tel.: +84–974437773

Tóm tắt: Từ nhiều năm nay, người dân sinh sống trên địa bàn phường Trần Quang Diệu không chỉ chịu đựng ô nhiễm khí thải mà còn bị ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi do hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Phú Tài. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình Aermod mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm không khí từ khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định. Phương pháp chính sử dụng trong báo cáo là phương pháp mô hình hoá. Sau khi thiết lập mô hình dựa trên kịch bản hiện trạng năm 2022 và thông qua các thông số đánh giá kiểm định mô hình, tiến hành mô phỏng theo bốn kịch bản tính toán: kịch bản hiện trạng (KB1), kịch bản lấp đầy (KB2), kịch bản chưa lấp đầy (KB3), kịch bản sự cố (KB4). Nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm không khí gồm bụi TSP, CO, SO2, NO2 và so sánh kết quả này với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2023/BTNMT, kết quả mô phỏng cho thấy ở KB1 nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Ở KB2, nồng độ các chất bụi TSP, CO thấp hơn so với ngưỡng cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT, tuy nhiên nồng độ các chất SO2 và NO2 đều vượt so với QCVN 05:2023/BTNMT tính theo trung bình 1 giờ, 24 giờ và trung bình năm.

Từ khoá: Từ khóa: AERMOD; Mô phỏng sự lan truyền các chất ô nhiễm; Bình Định.

72

8

Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm modem LPWAN ứng dụng trong truyền dữ liệu trạm khí tượng tự động thuộc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên

Vũ Văn Sáng1*

1 Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia; sangvu2210@gmail.com

*Tác giả liên hệ: sangvu2210@gmail.com; Tel.: +84–796188866

Tóm tắt: Hiện nay, các thiết bị đo và truyền số liệu tự động trên mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn hầu như phụ thuộc nhiều vào thiết bị ngoại nhập, việc nghiên cứu, chế tạo, tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị truyền dữ liệu tự động khí tượng thủy văn là rất cần thiết. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm modem LPWAN ứng dụng trong truyền dự liệu các trạm đo mưa tự động theo công nghệ truyền tin không dây năng lượng thấp (LORA/LPWAN) đang trở nên phổ biến và ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như viễn thông, truyền tin, trao đổi thông tin số liệu, trong đó có số liệu khí tượng thủy văn. Dựa trên nghiên cứu lý thuyết về nguyên lý hoạt động mô đun LORA và thuật toán điều khiển kết hợp với các hoạt động thiết kế, chế tạo điện tử, nghiên cứu đã sản xuất thành công thiết bị modem LPWAN có khả năng liên lạc vô tuyến truyền dữ liệu các trạm đo khu vực Tây Nguyên, khoảng cách liên lạc tối thiểu trong địa hình khu vực Tây Nguyên là 15 km, tần suất ít nhất 10 phút 1 lần (tùy theo cài đặt), băng tần 920 MHz đến 923 MHz, đáp ứng quy chuẩn quốc gia QCVN 122:2020/BTTTT.

Từ khoá: Công nghệ truyền tin không dây năng lượng thấp LPWAN; Công nghệ truyền tin bằng công nghệ LORA.

87

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất