TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá thiệt hại tiềm năng diện tích đất trồng lúa do hạn mặn năm 2018 ở khu vực huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Trần Thanh Vũ1, Lê Thiên Bảo2, Nguyễn Trọng Nhân2, Nguyễn Văn Khánh2, Đỗ Minh Tuấn2, Trần Thống Nhất2 1 Công ty TNHH MTV Tài Nguyên và Môi Trường miền Nam – Đoàn Công tác 309; tranthanhvutd1@gmail.com 2 Đại học Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh; ltbao@hcmunre.edu.vn; ntnhan@hcmunre.edu.vn; nvkhanh@hcmunre.edu.vn; tuandm@hcmunre.edu.vn; ttnhat@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: ttnhat@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–868696265 Tóm tắt: Hiện nay tình hình đất nhiễm mặn đang diễn ra phức tạp và đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các huyện ven biển, điển hình là huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu đo mặn thực địa kết hợp với công nghệ viễn thám và GIS để thành lập bản đồ phân vùng chịu mặn của lúa bằng phương pháp phân loại lớp phủ theo hướng đối tượng trên ảnh Sentinel 2A có độ chính xác toàn cục là 80,83 % và chỉ số Kappa là 0,76, đồng thời xác định diện tích đất trồng lúa là 8220,942 ha. Kết hợp với thuật toán nội suy bề mặt IDW các điểm đo mặn nhằm phân ngưỡng chịu mặn của lúa vụ Đông Xuân năm 2018 và kết quả tính toán cho thấy diện tích đất trồng lúa bị thiệt hại là 7164,4381(ha) chiếm 87,15%. Chính vì vậy, đánh giá thiệt hại tiềm năng diện tích đất trồng lúa bị từ hạn mặn là vấn đề cần thực hiện nghiêm túc nhằm kịp thời đưa ra cảnh báo về mức độ ảnh hưởng và xu hướng của hạn mặn. Từ khoá: Độ mặn; Đất trồng lúa; GIS; IDW; Viễn thám. |
1 |
2 |
Đánh giá mức độ đa dạng của cộng đồng vi khuẩn hiếu khí và xác định các loài vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông Cái – tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp MALDI–TOF Nguyễn Văn Sơn1*, Phùng Chí Sỹ1, Nguyễn Thế Tiến1, Hồ Kỳ Quang Minh2 1 Viện Nhiệt đới môi trường; sonvittep@gmail.com; entecvn@yahoo.com; thetien1960@gmail.com 2 Trường Đại học Sài Gòn; hkqminh@sgu.edu.vn *Tác giả liên hệ: sonvittep@gmail.com; Tel.: +84–909 988 410 Tóm tắt: Vi sinh vật được xem là nhân tố chính của quá trình tự làm sạch nước tự nhiên, trong đó vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước sông. Đánh giá mức độ đa dạng của cộng đồng vi khuẩn hiếu khí và xác định các loài vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông nhằm làm rõ bản chất của quá trình phân hủy chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và bổ sung vào cơ sở dữ liệu thống kê thành phần vi khuẩn hiếu khí trong nước sông, từ đó làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông. Trong nghiên cứu này mẫu nước sông là mẫu tổ hợp của 18 mẫu đơn lấy theo 2 thời điểm triều cường và triều kiệt tại 1 vị trí và 1 thời điểm; có tất cả 5 vị trí lấy mẫu theo chiều dài dòng sông Cái và lấy tại 6 thời điểm: tháng 6/2019, 8/2019, 10/2019, 12/2019, 2/2020, 4/2020. Kết quả đã xác định 25 dòng khuẩn lạc hiếu khí ở nước sông Cái, trong đó có 6 loài vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông và có 2 loài tồn tại quanh năm trong số 6 loài vi khuẩn hiếu khí chủ đạo này. Từ khoá: Vi khuẩn hiếu khí; Sông Cái; MALDI–TOF. |
12 |
3 |
Kết hợp công nghệ chụp ảnh từ UAV và mặt đất xây dựng dữ liệu không gian địa lý 3D cho thành phố thông minh Lê Thị Thu Hà1, Nguyễn Quốc Long1* 1 Trường Đại học Mỏ – Địa chất; lethithuha@humg.edu.vn; nguyenquoclong@humg.edu.vn *Tác giả liên hệ: nguyenquoclong@humg.edu.vn; Tel.: +84–916196336 Tóm tắt: Hạ tầng cơ sở dữ liệu của thành phố thông minh bao gồm một hệ thống dữ liệu không gian địa lý 3D được sử dụng như một nền tảng cho các ứng dụng như thiết kế, xây dựng, đề xuất phương án ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp. Hiện nay, trong quá trình xây dựng dữ liệu không gian địa lý thành phố 3D thường sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng các công nghệ địa không gian trong đó công nghệ chụp ảnh mặt đất và công nghệ chụp ảnh bằng máy bay không người lái (UAV) là phương pháp đảm bảo độ tin cậy và có giá thành thấp. Mặc dù các tiêu chuẩn đã được quy định theo chuẩn quốc tế, tuy nhiên do sự khác nhau về độ tin cậy của các loại dữ liệu, các mức độ chi tiết khác nhau đối với mỗi loại đối tượng địa lý cho từng khu vực cụ thể, do vậy vẫn cần phải nghiên cứu bổ sung, kết hợp các loại dữ liệu cho phù hợp với nhu cầu và đặc thù từng khu vực. Nghiên cứu này tập trung vào đề xuất quy trình xây dựng dữ liệu không gian địa lý 3D cho thành phố thông minh từ các dữ liệu bay chụp ảnh bằng UAV và chụp ảnh mặt đất. Kết quả thực nghiệm đã xây dựng được dữ liệu không gian địa lý 3D của dãy biệt thự liền kề ở mức độ chi tiết cao (LoD3), mức LoD3 với sai số trung phương của các điểm kiểm tra nhân được mΔx = 1,4 cm; mΔy = 1,6 cm; mΔz = 1,7 cm. Từ khoá: Dữ liệu không gian địa lý 3D; UAV; Chụp ảnh mặt đất; Thành phố thông minh. |
21 |
4 |
Phân tích diễn biến của các chỉ số mưa trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn Lê Ngọc Viên1, Nguyễn Mai Đăng2* 1 Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy lợi miền Trung; lnvckt@gmail.com 2Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Thuỷ lợi; dang@tlu.edu.vn *Tác giả liên hệ: dang@tlu.edu.vn; Tel.: +84–989551699 Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm thay đổi quá trình mưa và dòng chảy trên các lưu vực sông, ảnh hưởng đến việc quy hoạch, thiết kế và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện và phòng, chống thiên tai… Do vậy, bài báo này nghiên cứu sự biến đổi của các chỉ số mưa trên lưu vực sông Vu Gia–Thu Bồn trên cơ sở phân tích số liệu mưa thực đo và từ các mô hình khí hậu toàn cầu. Kết quả cho thấy các chỉ số liên quan đến mưa sinh lũ P95p, Prcp, R5dp đều tăng trong tương lai, và P95p tăng khoảng 50–100 mm so với thời kỳ nền, do vậy nguy cơ lũ lụt sẽ cao hơn. Chỉ số tổng lượng mưa năm (Ptot) và cường độ mưa ngày trung bình (SDII) cũng đều tăng, sự gia tăng này chủ yếu tập trung vào những tháng mưa lũ chính vụ (IX-XI). Bên cạnh đó, nguy cơ các đợt khô hạn cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do chỉ số Pcdd (số ngày không mưa liên tục trong năm) tăng lên, cụ thể số đợt có số ngày không mưa liên tục > 20 ngày sẽ tăng khoảng 15%, dẫn đến nguy cơ hạn hán sẽ gia tăng. Những thông tin này có thể tham khảo cho nhà quản lý và chuyên môn đề xuất các giải pháp để thích ứng với BĐKH và đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai. Từ khoá: Chi tiết hóa thống kê; Biến đổi khí hậu; Hiệu chỉnh sai số; Chỉ số mưa; Vu Gia–Thu Bồn. |
32 |
5 |
Phân tích địa không gian đánh giá định lượng quan hệ giữa các yếu tố môi trường và nước ngầm mạch lộ khu vực Gia Lai, Việt Nam Nhữ Việt Hà1*, Trần Vũ Long1, Phạm Minh Tuấn1, Nguyễn Viết Nghĩa1 1 1 Trường đại học Mỏ - Địa chất; nhuvietha@humg.edu.vn; tranvulong@humg.edu.vn; xinghiepkhaosat@gmail.com; nguyenvietnghia@humg.edu.vn. *Tác giả liên hệ: nhuvietha@humg.edu.vn; Tel.: +84–903462689 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả phân tích địa không gian đánh giá định lượng quan hệ giữa các yếu tố môi trường và nước ngầm mạch lộ khu vực Gia Lai. Hệ phương pháp phân tích không gian GIS bao gồm 03 bước đã được sử dụng, cho phép tạo lập cơ sở dữ liệu địa không gian về nước ngầm mạch lộ và 12 yếu tố có quan hệ ảnh hưởng. Theo đó, mức độ quan hệ chặt chẽ được đánh giá ở các khu vực độ dốc địa hình nhỏ hơn 12,8 độ, hướng sườn bằng phẳng, độ cong địa hình -0,004-0,005, ngưỡng cao độ 666-802,6 m, các thành tạo đất đá và sản phẩm phong hóa hệ tầng Túc Trưng, thực phủ cây thân gỗ, và các chỉ số NDVI 0,45-0,54, NDMI -03-0,04, NDWI 0-0,17. Với yếu tố khoảng cách tớ đứt gãy và sông, mức độ quan hệ được đánh giá chưa rõ nét. Với yếu tố lượng mưa, mức độ quan hệ chưa phù hợp quy luật tuyến tính bổ cập trữ lượng. Từ các đánh giá định lượng, kết quả nghiên cứu đã cung cấp bức tranh toàn diện về sự ảnh hưởng và tác động giữa nước ngầm mạch lộ và 12 yếu tố môi trường tự nhiên. Là cơ sở khoa học đầu vào tin cậy cho các mô hình dự báo, đánh giá nguy cơ suy thoái nước ngầm mạch lộ phục vụ quản lý, khai thác bền vững. Từ khoá: Nước ngầm mạch lộ; Địa không gian; GIS; Gia Lai; Việt Nam. |
52 |
6 |
Phân loại đặc điểm mưa và ước tính mưa bằng quan trắc Ra đa phân cực cho khu vực Tây Bắc Nguyễn Khắc Quân1*, Phạm Thị Thanh Ngà2 1 1 Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc; mr.nguyenkhacquan@gmail.com 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; pttnga.monre@gmail.com *Tác giả liên hệ: mr.nguyenkhacquan@gmail.com; Tel.: +84–966031851 Tóm tắt: Mưa nhìn chung có thể mang đặc điểm đối lưu và phân tầng, mỗi loại mưa gắn với các quá trình phát triển vi vật lí mây là khác nhau dẫn đến sự khác nhau về cường độ, thời gian và diện mưa. Sử dụng số liệu quan trắc Ra đa phân cực trên khu vực Tây Bắc, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng một phương pháp nhằm phân loại đặc điểm mưa dựa trên thuật toán phân loại Máy vectơ hỗ trợ. Kết quả phân loại sau đó được sử dụng nhằm tìm ra các hệ số thực nghiệm trong các công thức ước tính mưa dựa trên phương pháp bình phương tối thiểu. Qua đánh giá cho thấy với phương pháp phân loại được đưa ra chỉ dưới 10% khu vực có dải sáng bị phân loại là mưa đối lưu, phương pháp cũng đã khắc phục được các phân loại sai so với phương pháp tham khảo trong các trường trường hợp mưa được xem xét. Kết quả ước tính mưa cho thấy lượng mưa ước tính từ Ra đa thấp hơn giá trị quan trắc, các công thức với việc phân loại đặc điểm mưa và sử dụng các biến phân cực có kết quả tốt hơn công thức chỉ sử dụng giá trị của Z, trong đó công thức R(Z, ZDR, KDP) có hệ số tương quan cao và sai số nhỏ nhất. Từ khoá: Phân loại đặc điểm mưa; Máy vectơ hỗ trợ; Ra đa phân cực; Tây Bắc. |
71 |
7 |
Nghiên cứu xây dựng lượng mưa trên lưới kết hợp giữa dữ liệu mưa vệ tinh GSMaP và mưa tự động tại Việt Nam Thái Thị Bé Vân1,2*, Lê Thị Thanh Nga3 1 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia; thaivan.meteo@gmail.com 2 Học viên cao học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; thaivan.meteo@gmail.com 3 Trung tâm Ứng dụng công nghệ khí tượng thủy văn; thanhnga1324@gmail.com *Tác giả liên hệ: thaivan.meteo@gmail.com; Tel.: +84–941365898 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán lượng mưa trên lưới bằng việc kết hợp giữa số liệu mưa vệ tinh GSMaP và các trạm đo mưa tự động tại Việt Nam trong 04 tháng, tháng 8 và 9 của năm 2020 và 2021 thông qua phương pháp phân tích khách quan. 80 trạm quan trắc mưa tự động (tương đương 40% số liệu) đã được tách riêng để làm số liệu độc lập, 60% số trạm đưa vào chương trình phân tích khách quan để kết hợp 2 loại số liệu với nhau. Kết quả cho thấy, bộ số liệu kết hợp cho chất lượng ước lượng mưa tốt hơn khoảng 2–5% so với số liệu GSMaP gốc; số liệu kết hợp với bán kính ảnh hưởng 30km (L30) có sai số RMSE nhỏ nhất, cải thiện khoảng 5% so với số liệu GSMaP và có thể ứng dụng làm đầu vào cho các bài toán dự báo cực ngắn lượng mưa cũng như dự báo lũ, lũ quét và sạt lở đất. Từ khoá: Mưa trên lưới; GSMaP; Phân tích khách quan; Mưa tự động; Số liệu mưa kết hợp. |
85 |
8 |
Phân tích ngưỡng mưa phát sinh một số trận lũ quét, lũ bùn đá thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La Vũ Bá Thao1*, Bùi Xuân Việt1 1 Phòng Nghiên cứu Địa kỹ thuật, Viện Thủy Công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; vubathao@gmail.com; vietbx188@gmail.com *Tác giả liên hệ: vubathao@gmail.com; Tel.: +84–961782626 Tóm tắt: Cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá dựa vào lượng mưa gặp nhiều thách thức như: trạm đo mưa ít và đặt xa khu vực tập trung nước và hình thành lũ, công nghệ dự báo mưa cho lưu vực nhỏ có địa hình chia cắt ở vùng núi còn hạn chế, ngưỡng mưa sinh lũ thay đổi theo không gian và thời gian, v.v.... Nhằm đánh giá mức độ chính xác ngưỡng mưa cảnh báo phát sinh lũ quét, lũ bùn đá, nghiên cứu này phân tích ngưỡng mưa của 16 trận mưa đã từng sinh lũ quét, lũ bùn đá thuộc các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La và so sánh với ngưỡng mưa cảnh báo lũ quét theo quy định hiện hành của Việt Nam. Bên cạnh đó, lượng mưa tích lũy sinh lũ và không sinh lũ cũng được phân tích dựa trên số liệu của 142 trận mưa thống kê từ 6 trạm đo mưa: Tam Đường, Mường Tè, Mù Căng Chải, Văn Chấn, Tuần Giáo, Bắc Yên trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 thuộc 5 năm từ 2015 đến 2019. Kết quả cho thấy, lượng mưa tích lũy sinh lũ quét, lũ bùn đá chênh lệch lớn giữa các lưu vực, biến động phổ biến trong khoảng từ 80 mm đến 240 mm, trong đó có 7/16 trận có ngưỡng thấp hơn ngưỡng cảnh báo hiện hành, tức nhỏ hơn 100 mm/24h. Rất nhiều trận mưa, 133/142 trận, có lượng mưa tích lũy lớn hơn ngưỡng mưa đã từng sinh lũ nhưng không làm phát sinh lũ quét, lũ bùn đá. Một số đề xuất nâng cao độ chính xác cảnh báo lũ quét, lũ bùn dựa vào lượng mưa cũng được trình bày trong bài báo này. Từ khoá: Lũ bùn đá; Lũ quét; Ngưỡng mưa. |
96 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 5 NĂM 2023
Đăng ngày: 30-05-2023-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 12 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 12 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11 NĂM...
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 11 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 10 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ TIẾNG ANH THÁNG 6 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 8 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH SỐ THÁNG 9 NĂM
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 7 NĂM 2023
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 06 NĂM...
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.