TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá khả năng cung cấp của nguồn nước tự nhiên cho mô hình canh tác hành tím và nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Lâm Thị Bích Tuyền1, Nguyễn Quế Trân2, Võ Thị Phương Linh3, Nguyễn Hiếu Trung4, Võ Quốc Thành3* 1 Công ty TNHH Tỷ Xuân; ltbtuyen0911@gmail.com 2 Công ty Cổ phần xử lý Môi trường Việt Nam; quetran131099@gmail.com 3 Khoa Môi trường và TNTN, Trường Đại học Cần Thơ; vtplinh@ctu.edu.vn; quocthanh@ctu.edu.vn 4 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ; nhtrung@ctu.edu.vn *Tác giả liên hệ: quocthanh@ctu.edu.vn; Tel.: +84–45152202 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá khả năng cung cấp của nguồn nước tự nhiên so với nhu cầu sử dụng nước của người dân trong canh tác hành tím và tôm thẻ chân trắng tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn cấu trúc và tính toán nhanh được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở mô hình canh tác hành tím, nước dưới đất là nguồn nước chính được sử dụng với nhu cầu ở mức cao (42,4 triệu m3/năm – 44,2 triệu m3/năm, giai đoạn 2019–2020). Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt chỉ mang tính chất cục bộ do nhu cầu nước vượt mức khai thác an toàn nhưng vẫn nằm trong mức khai thác tiềm năng của nguồn nước dưới đất tại địa phương. Với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, nguồn nước mặt là nguồn chính được sử dụng kết hợp với nước dưới đất là nguồn bổ trợ. Hiện tại, nguồn nước mặt vẫn đáp ứng đủ và đạt nhu cầu của người dân. Mặc dù độ mặn có tăng cao ở một số thời điểm (2020) nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể đến nhu sử dụng nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, dưới tình trạng nắng nóng kéo dài có thể làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước dưới đất (do nước mặt bị nhiễm mặn với độ mặn cao), từ đó thể góp phần gây suy giảm nguồn nước dưới đất trong tương lai. Từ khoá: Canh tác hành tím; Khả năng cung cấp nước; Nuôi tôm thẻ chân trắng; Vĩnh Châu |
1 |
2 |
Nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Đông Bắc Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà1, Vũ Anh Tài1*, Trần Thị Thúy Vân1, Phạm Hoàng Hải1, Dương Thị Hồng Yến1, Nguyễn Thu Nhung1, Hoàng Bắc1, Nguyễn Văn Hồng1, Đỗ Ngọc Thực2 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; haig2007@gmail.com; tranthithuyvan@ig.vast.vn; phhoanghai@yahoo.com; duongthihongyen@gmail.com; nthunhung@gmail.com; hoanhbaok2@yahoo.com; nguyenhong.ig@gmail.com 2 Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; dothuc.vn@gmail.com *Tác giả liên hệ: vatai@ig.vast.vn; Tel.: +84–983353711 Tóm tắt: Các kết quả điều tra thực địa và nghiên cứu về đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước khu vực ven biển Đông Bắc Việt Nam đã được phân tích, đánh giá với 4 sinh cảnh chính: rừng ngập mặn, vùng cửa song, thảm cỏ biển và trảng cỏ ngập nước. Diễn thế sinh thái của các quần xã thực vật ngập mặn đã được xác định bắt đầu từ các quần xã tiên phong Mắm trắng, Sú cong phân bố thành các quần thể đơn loài ở ngoài cùng trên nền bùn lỏng, vào sâu hơn có Trang, Vẹt dù mọc xen nhau, vùng trung tâm có Đước vòi, ở những triền đất cao hơn Bần chua. Hệ sinh thái có mức độ đa dạng nhất là Rừng ngập mặn 1379 loài, cửa sông 1024 loài, thảm cỏ biển 976 loài, trảng cỏ ngập nước chỉ có 433 loài. Các loài quý hiếm được xác định với 26 loài theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và 17 loài theo IUCN (2020). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hệ sinh thái vùng ven biển Đông Bắc vẫn đang trong quá trình diễn thế và chưa đạt trạng thái đỉnh cực, vì vậy, cần phải có các kế hoạch cụ thể để bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thủy sản ở từng sinh cảnh nói riêng và toàn khu vực ven biển Đông Bắc nói chung. Từ khoá: Hệ sinh thái; Đa dạng sinh học, Đất ngập nước; Rừng ngập mặn; Ven biển đông bắc. |
13 |
3 |
Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Nam Định giai đoạn 2011–2019 Đỗ Hữu Tuấn1*, Lê Thúy Diệu1 1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; tuandh@vnu.edu.vn; dieuthuy.mt45@gmail.com *Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995 Tóm tắt: Diễn biến chất lượng nước sông là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý môi trường nói chung và công tác quản lý môi trường nước nói riêng. Kết quả đánh giá làm căn cứ cho các quyết định về quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Các phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số riêng lẻ, chỉ số tổng hợp và phân tích xu thế đã được sử dụng trong ghiên cứu này để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011–2019. Kết quả phân tích xu thế các chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy các thông số COD, BOD5, Nitrat, Coliform có xu thế giảm từ 2011–2019, thông số NH4+ có xu thế tăng nhẹ, các thông số TSS, PO43–, Cr6+ có xu thế ổn định. Nghiên cứu cho thấy chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Nam Định có chất lượng tốt và ngày càng được cải thiện từ 2011–2019. Các giá trị trung bình quan trắc từ 2011–2019 đều nằm dưới QCVN 08–MT:2015/BTNMT cột B1. Từ khoá: Chất lượng nước; Diễn biến chất lượng nước; Sông Đáy; WQI. |
28 |
4 |
Nghiên cứu ứng dụng chỉ số khô hạn K đánh giá mức độ hạn hán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Trường1*, Trần Văn Hưng1, Từ Thị Năm2 1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ; truongmeteo@gmail.com; tranhungdubao@gmail.com 2 Trường Đại học TNMT TP Hồ Chí Minh; ttnam@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: truongmeteo@gmail.com; Tel.: +84–905490246 Tóm tắt: Bình Thuận diễn biến hạn hán, thiếu nước ngày càng gia tăng, nguồn nước đang ngày càng khan hiếm. Để đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thì công tác quản lý, phòng chống hạn là vấn đề cần được quan tâm. Trong bài báo này ứng dụng chỉ số hạn K (chỉ số cán cân nguồn nước), đánh giá mức độ khô hạn, thiếu nước và xây dựng bản đồ hạn hán tại tỉnh Bình Thuận đã cho một cái nhìn tổng quan về hạn và khả năng xảy ra hạn và đây cũng là cơ sở để tham khảo trong thiết lập hệ thống đánh giá, giám sát và cảnh báo hạn hán, cho phép định hướng khai thác nguồn nước hợp lý. Từ khoá: Chỉ số khô hạn (K); Tần suất hạn; Bình Thuận. |
39 |
5 |
Ứng dụng phần mềm UTIDE dự báo mực nước triều ở khu vực ven Nam Bộ Nguyễn Văn Tín1*, Trần Thị Ngọc Diệu1, Bùi Kiến Quốc1, Nguyễn Kỳ Phùng2 1 Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM; nvtin@hcmunre.edu.vn; dieutran1731@gmail.com; kienquoc24092000@gmail.com; 2 Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán; kyphungng@gmail.com *Tác giả liên hệ: nvtin@hcmunre.edu.vn; Tel: +84–909537565 Tóm tắt: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) làm cho xu thế biến đổi mực nước tại các trạm ven biển có xu hướng gia tăng nhanh. Bài báo này nhằm mục đích đánh giá xu thế biến đổi mực nước triều và ứng dụng phần mềm Utide tính toán, dự báo thủy triều tại các trạm đo mực nước ven biển khu Nam Bộ. UTide là chương trình phân tích và dự báo thủy triều bằng phương pháp phân tích điều hòa, điểm nổi bật của UTide so với các mô hình dự báo mực nước triều khác là nổi trội về khả năng phân tích chuỗi số liệu nhiều năm, số liệu bị lỗi, thiếu. Nghiên cứu này tập trung phân tích hằng số triều tại các trạm Vũng Tàu, Vàm Kênh, An Thuận, Gành Hào, Sông Đốc, Rạch Giá dựa trên số liệu mực nước giờ thực đo từ năm 2010 đến 2019, UTide đã phân tích được 68 phân triều và số phân triều này được sử dụng để dự tính mực nước triều. Kết quả kiểm định mực nước triều năm 2020 cho thấy dao động mực nước tính toán phù hợp với dao động mực nước thực đo với hệ số tương quan tại các trạm: Vũng Tàu: là 0,964, Vàm Kênh; 0,97, An Thuận; 0,97, Gành Hào; 0,959, Sông Đốc; 0,85, Rạch Giá; 0,79. Vì vậy, Utide có thể dùng để dự báo mực nước các trạm chịu ảnh hưởng triều cho khu vực Nam Bộ. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Xu thế; Utide; Nước biển dâng. |
50 |
6 |
Đánh giá định lượng rủi ro do ngập lụt tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu trong bối cảnh Biến đổi khí hậu Nguyễn Kim Ngọc Anh1*, Trần Ngọc Anh1,2, Nguyễn Thanh Bình1, Phạm Hồ Quốc Tuấn3, Lê Thị An Hải3, Lê Ngọc Quyền3 1 Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; ngocanhnk@hus.edu.vn; tranngocanh@hus.edu.vn; binh.gis.cefd@hus.edu.vn. 2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tranngocanh@hus.edu.vn 3 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phamhoquoctuan@yahoo.com; lehai0013@gmail.com; quyentccb@gmail.com *Tác giả liên hệ: ngocanhnk@hus.edu.vn; Tel.: +84–973556201 Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp và các kết quả đánh giá định lượng rủi ro do ngập lụt áp dụng đối với tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu dựa trên các loại dữ liệu về: hiểm họa (độ sâu ngập theo các kịch bản tương ứng với tần suất xuất hiện), độ lộ diện (bản đồ sử dụng đất, dân cư) và các hàm thiệt hại của các đối tượng khác nhau. Kết quả đánh giá cho thấy, ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổng số dân chịu rủi ro do ngập lụt khoảng là 14.000 người/năm, và tổng rủi ro đối với các ngành, lĩnh vực khoảng 1.130 tỷ VNĐ/năm. Khu vực có mật độ rủi ro tính theo đơn vị diện tích lớn nhất là 776.8 triệu VND/ km2 chủ yếu tập trung tại thành phố Vũng Tàu. Trong tương lai, theo các kịch bản BĐKH đến năm 2050 thì tổng giá trị các rủi ro kinh tế này đều tăng lên 902% đến 1058% và mở rộng khu vực chịu tác động thêm từ 86 km2 đến 120 km2 so với hiện trạng. Từ khoá: Bà Rịa–Vũng Tàu; Biến đổi khí hậu; Ngập lụt; Rủi ro. |
63 |
7 |
Đánh giá xu thế biến động của độ cao và chu kỳ sóng tại khu vực vịnh Bắc Bộ thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam Hoàng Trung Thành1, Nguyễn Trung Thành2* 1 Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; thanhphutho2002@gmail.com 2 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên – môi trường biển khu vực phía Bắc, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; thanhnt2212@gmail.com *Tác giả liên hệ: thanhnt2212@gmail.com; Tel.: +94–904695966 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào việc tính toán, đánh giá xu thế biến đổi độ cao và chu kỳ sóng có nghĩa tại 05 điểm đại diện trên vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Việt Nam khoảng 24 hải lý (44 km). Việc tính toán xu thế được dựa trên các kết quả tính toán trường sóng trong 20 năm (2000–2019) ở khu vực Vịnh Bắc Bộ bằng mô hình SWAN sau khi đã kiểm định với số liệu quan trắc. Các kết quả tính toán tại 05 điểm này cho thấy các yếu tố sóng đều có xu hướng gia tăng, trong đó độ cao sóng có nghĩa cực đại trung bình các tháng trong năm gia tăng trong khoảng từ 0,0026 m/năm đến 0,0285 m/năm, độ cao sóng có nghĩa trung bình năm gia tăng trong khoảng từ 0,0004 m/năm đến 0,0046 m/năm, chu kỳ sóng có nghĩa trung bình năm gia tăng trong khoảng từ 0,0003 s/năm đến 0,0176 s/năm. Keywords: Mô hình SWAN; Xu thế biến đổi độ cao và chu kỳ sóng; Vịnh Bắc Bộ. |
78 |
8 |
Nghiên cứu đặc điểm và sự tích lũy vi nhựa trong than bùn tại xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An Nguyễn Minh Kỳ1,2*, Nguyễn Tri Quang Hưng2, Nguyễn Công Mạnh2, Bạch Quang Dũng3 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; quanghungmt@hcmuaf.edu.vn 2 Bộ môn Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở Gia Lai; nmky@hcmuaf.edu.vn 3 Phòng 1703, Chung cư 25, Tân Mai, Phường Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội; dungmmu05@gmail.com *Tác giả liên hệ: nmky@hcmuaf.edu.vn; Tel.: +84–916121204 Tóm tắt: Mục đích nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm và sự tích lũy vi nhựa trong trầm tích than bùn, trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh Long An. Nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa và chọn lấy mẫu đại diện tại 10 vị trí khác nhau trong khu vực có các lớp than bùn thuộc địa bàn xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, Long An. Các mẫu được xử lý nhằm xác định hàm lượng, kích thước hạt, màu sắc, hình dạng và định danh chủng loại vi nhựa. Mức độ nhiễm bẩn vi nhựa cho thấy hàm lượng trong than bùn tại Long An có sự dao động 0–360,0 hạt/kg. Vi nhựa có kích thước tương đối lớn, hình dạng chủ yếu là dạng mảnh (69,6%), bọt (17,4%), sợi (8,7%) và dạng film (4,3%), chúng thường có màu trắng, nước biển, xanh. Về thành phần vi nhựa được phát hiện gồm các loại như polypropylene (PP), polyethylene (PE), polyvinyl chloride (PVC) và các dạng sợi polyester; trong đó, nhựa PVC chiếm chủ yếu với tỷ lệ 70,6%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự phân bố vi nhựa theo không gian và chỉ thị dấu hiệu tác động của con người lên hiện trạng than bùn. Do đó, về lâu dài cần có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên than bùn một cách hữu hiệu trước các áp lực phát triển kinh tế–xã hội. Từ khoá: Vi nhựa; Nhiễm bẩn; PVC; Than bùn; Polypropylene; Tích lũy. |
88 |