MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2022

Đăng ngày: 01-03-2022 File đính kèm
Số 735 tháng 3 năm 2022

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu các quá trình thủy động lực tích hợp (sóng, dòng chảy và mực nước) bằng MIKE 21/3 coupled model FM vùng biển Đà Nẵng

Hoàng Thái Bình1, Đào Đình Châm1,2, Đào Thị Thảo1, Lê Đức Hạnh1, Nguyễn Thái Sơn1, Nguyễn Minh Huấn3, Nguyễn Quốc Trinh1,2*

1Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); hoangthaibinh@yahoo.com; chamvdl@gmail.com; thaodt010@wru.vn; hanhvdl@gmail.com; nguyenthaison99@gmail.com; maitrinhvinh@gmail.com

2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; nmhuan61@gmail.com

Tóm tắt: Nghiên cứu này giải quyết bài toán hai chiều về chế độ thuỷ động lực tích hợp (sóng, dòng chảy và mực nước) khu vực biển Đà Nẵng bằng mô hình MIKE 21/3 Couple Model FM của DHI. Đây là một mô hình hiện đại đã và đang được áp dụng nghiên cứu mạnh mẽ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Mô hình đã được áp dụng tính toán hiệu chỉnh và kiểm định với số liệu khảo sát thực địa và trạm quan trắc Hải văn Sơn Trà (tháng 05/2021) để tìm ra bộ thông số phù hợp cho kết quả chỉ số Nash và tương quan trên 70% của hiệu chỉnh và 75% của kiểm nghiệm. Từ đó, nghiên cứu sử dụng để mô phỏng chế độ thuỷ động lực khu vực biển Đà Nẵng biến động theo gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Các đặc trưng chế độ thủy động lực cũng cho thấy thể hiện tính chất mùa rõ nét và hình thành các hoàn lưu ven bờ với quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy vào từng thời điểm. Nhìn chung, kết quả này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về thủy động lực ba chiều, hệ thống hoàn lưu ven bờ (dòng RIP), vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình, bài toán ô nhiễm môi trường, sinh thái.

Từ khóa: MIKE 21/3 Couple model FM; Mô phỏng; Thủy động lực; Đà Nẵng.

1

2

Đánh giá và dự báo chất lượng nước các kênh, rạch, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nguyễn Đức Thiện1, Trần Đức Dũng1*, Nguyễn Thế Tùng Lâm2, Nguyễn Quốc Quân1, Phạm Đặng Mạnh Hồng Luân1

1 Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu – Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; thienduc295@gmail.com; dungtranducvn@yahoo.com; quocquannguyen1987@gmail.com; hongluanosgeo@gmail.com

2 Trung tâm Quan trắc Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường Bình Dương (BREM); lambk2000@gmail.com

Tóm tắt: Chất lượng nước tại các kênh, rạch sông, suối dưới tác động của phát triển công nghiệp và đô thị hóa là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu thực hiện đánh giá chất lượng nước tại 26 lưu vực sông, suối và kênh rạch tỉnh Bình Dương cho cái nhìn tổng quát về tình hình chất lượng nước và dự báo chất lượng nước thay đổi trong tương lai qua kịch bản xả thải năm 2025. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mực nước khá tốt với NSE và R2 trên 0,7 đồng thời kết quả hiệu chỉnh nồng độ mặn tạm chấp nhận với NSE và R2 trên 0,5. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định cho chất lượng nước (BOD, COD, NH4+, NO3, PO43–) cho phần trăm sai số so với thực tế dưới 25%. Nghiên cứu thực hiện mô phỏng chất lượng nước theo các kịch bản với kết luận nhiều lưu vực vượt ngưỡng nồng độ cho phép theo QCVN 08–MT:2015/BTNMT cột B1 đặc biệt là các lưu vực nằm gần khu công nghiệp, khu đô thị và một số vùng nông nghiệp chăn nuôi lớn. Chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính toán bằng các kết quả trích xuất từ mô hình MIKE 11 cho phép đánh giá rõ hơn về phân vùng ô nhiễm của tỉnh Bình Dương.

Từ khóa: MIKE 11; Ecolab; Chất lượng nước; WQI; Lưu vực.

12

3

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số tại ba huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Mai Thị Huyền1*, Trần Thanh Lâm1, Bùi Thế Đồi2, Hà Quang Anh3, Phùng Ngọc Trường4, Phạm Văn Toản4, Nguyễn Thị Xuân Thắng5, Trần Bình Minh6

1 Viện Khoa học Môi trường và Biến Đổi khí hậu; maihuyenhus@gmail.com; lamiesccvn@gmail.com;

2 Trường Đại học Lâm nghiệp; doibt@vnuf.edu.vn

3 Trung tâm bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các–bon thấp; qanhsilvi@gmail.com

4 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường; ngoctruongrpe@gmail.com; quangtoan9622@gmail.com

5 Bộ Công Thương; ntxthang@gmail.com

6 Viện Ứng dụng Công nghệ; minh07111996@gmail.com

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả áp dụng chỉ số LVI để đánh giá định lượng tính dễ bị tổn thương (TDBTT) do biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) tại 03 huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nơi có Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha–Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận là một trong những khu Di sản Thiên nhiên Thế giới. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 64 yếu tố phụ, 07 yếu tố chính: Thảm họa tự nhiên và BĐKH (E), hiện trạng chăm sóc sức khỏe (S1), hiện trạng cung cấp thực phẩm (S2), tiếp cận các tiện nghi (S3), hiện trạng sinh kế (AC1), dân số–xã hội (AC2), hỗ trợ cộng đồng (AC3) và 03 nhóm cấu thành theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC): mức độ phơi bày (E–Exposure), mức độ nhạy cảm (S–Sensitivity), khả năng thích ứng (AC–Adaptive Capacity). Kết quả cho thấy tác động của BĐKH đến cộng đồng DTTS khu vực nghiên cứu là khá lớn nhưng (AC) chưa thật sự đáp ứng được những diễn biến khó đoán định của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan,... Việc áp dụng LVI sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý, nhà hoạch định chính sách giám sát diễn biến TDBTT, làm cơ sở đề xuất xây dựng chính sách nhằm thúc đẩy đa dạng hóa sinh kế, nâng cao khả năng thích ứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Cộng đồng dân tộc thiểu số; Chỉ số dễ bị tổn thương sinh kế (LVI).

26

4

Đánh giá chất lượng nước hồ chứa Hòa Bình giai đoạn 2011–2020 và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước hồ

Lê Ngọc Cầu1*, Ngô Thị Vân Anh1, Phạm Thị Quỳnh1, Nguyễn Thị Hồng Chiên2

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; caukttv@gmail.com; vananhmd@gmail.com; quynhpt0310@gmail.com

2 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc; nchien77@gmail.com

Tóm tắt: Hồ chứa Hòa Bình đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế–xã hội, phòng chống thiên tai cho khu vực đồng bằng sông Hồng và các vùng lân cận. Trong thời gian vừa qua, với sự gia tăng nguồn thải từ các hoạt động dân sinh, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ của vùng, chất lượng nước mặt hồ chứa Hòa Bình đã bắt đầu suy giảm. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích, đánh giá chất lượng nước hồ Hòa Bình trong thời gian gần đây (giai đoạn từ năm 2011–2020) và đề xuất giải pháp tổng hợp phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước hồ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung, chất lượng nước hồ Hòa Bình còn khá tốt, phần lớn các thông số chất lượng nước đạt QCVN 08:2015 loại A1, chỉ một vài thông số như TSS, COD, BOD5 tại một số mặt cắt đạt giá trị xấp xỉ loại A2. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra một xu thế gia tăng nhẹ nồng độ TSS, COD, BOD5 trong những năm gần đây, thậm chí tại một số mặt cắt vào một số thời điểm vượt QCVN 08:2015 loại A2.

Từ khóa: Hồ Hòa Bình; Chất lượng nước; Ô nhiễm.

38

5

Đề xuất bộ tiêu chí về điều kiện thủy động lực cho phép nhận chìm chất nạo vét ở biển Việt Nam

Vũ Minh Cát1*, Lê Đức Dũng2

1 Khoa Xây dựng, Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh; vuminhcat@gmail.com

2 Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên – Môi trường; dung.ld.visi@gmail.com

Tóm tắt: Ở nước ta, các hoạt động kinh tế xã hội liên quan tới biển đang diễn ra rất sôi động, trong đó việc xây dựng các cảng biển, cảng cửa sông hay xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp đã nạo vét một khối lượng lớn vật chất và một phần của vật chất nạo vét được nhận chìm ở ngoài biển. Việc nhận chìm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tính chất hóa lý của vật chất nạo vét, điều kiện khí tượng, thủy hải văn, công nghệ và kỹ thuật nạo vét, vận chuyển và nhận chìm v.v…vì các yếu tố này gây tác động tới hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh khu vực nhận chìm. Bài báo này nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí liên quan tới điều kiện sóng, gió, dòng chảy phục vụ cho công tác nhận chìm nhằm giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái vùng lân cận và các hoạt động kinh tế xã hội khu vực nhận chìm.  

Từ khóa: Tiêu chí; Chỉ số; Nhận chìm ở biển; Chất nạo vét; Dòng chảy tổng cộng.  

51

6

Giám sát và kiểm kê phát thải khí nhà kính (CO2 tương đương) trên cơ sở phân loại lớp phủ bằng ảnh Sentinel 1 tỉnh Quảng Bình

Doãn Hà Phong1*, Nguyễn Huệ2

1 Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; doanhaphong@gmail.com;

2 Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình; nghue66@gmail.com.

Tóm tắt: Các-bon dioxide (CO2) là một trong những khí nhà kính quan trọng có tác động mạnh mẽ và góp phần lớn trong việc biến đổi khí hậu, việc theo dõi xu hướng phát thải khí nhà kính là hết sức cần thiết để có cái nhìn tổng thể nhằm có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu tốt hơn. Ước tính trữ lượng CO2 trong khí quyển bằng vệ tinh viễn thám là một nghiên cứu khoa học được phát triển nhanh chóng, từ đó có những cơ sở nhất định về chu trình cacbon trên toàn cầu và cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự hiện diện của CO2 trên bề mặt của Trái Đất. Trong nghiên cứu, từ dữ liệu vệ tinh Ra-đa Sentinel 1 tác giả sẽ tiến hành giải đoán lớp phủ và phân tách được riêng lớp phủ rừng. Sau đó sử dụng phần mềm tính toán AFOLU để tính được tổng CO2 tương đương cho lớp phủ rừng tỉnh Quảng Bình. Đánh giá độ chính xác thảm phủ rừng từ Sentinel–1 có độ chính xác từ nhà sản xuất và độ chính xác từ người dùng lần lượt là 95.83 và 82.14 % cho thấy khả thi trong việc sử dụng ảnh Sentinel 1 để giải đoán rừng. Đến năm 2021, theo tính toán từ AFOLU, nếu thực hiện tốt các biện pháp cải tạo, bảo vệ rừng, Quảng bình tạo ra khoảng trên 68 triệu tấn CO2 (bao gồm cả giảm phát thải và tăng hấp thụ các–bon rừng) trong thời gian thực hiện đề án từ 2018–2025 và ước đạt trên 400 triệu tấn CO2e vào năm 2025.

Từ khóa: Lớp phủ rừng; CO2t; Sentinel–1; AFOLU; Quảng Bình.

63

7

Nâng cao chất lượng tín hiệu tán xạ ngược từ vệ tinh Sentinel 1 phát hiện sạt lở đất do mưa tại tỉnh Hòa Bình

Doãn Hà Phong1*, Trần Đăng Hùng1, Doãn Trần Anh1, Nguyễn Văn Hà1, Giang Hoàng Hiệp1

1 Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; doanphong@gmail.com; danghung221991@gmail.com; dtanh2612@gmail.com; ha.dodac@imh.ac.vn; gianghiep111@gmail.com

Tóm tắt: Các nhiễu (Noise) trong ảnh SAR được hình thành do quá trình tán xạ ngược khác nhau từ các vật thể trên bề mặt trái đất. Điều này dẫn đến hình ảnh hay có nhiễu hạt, làm giảm khả năng xác định đối tượng từ hình ảnh radar. Do đó, lọc nhiễu đã được tiến hành để giảm nhiễu hay nâng cao chất lượng tín hiệu tán xạ ngược từ hình ảnh SAR. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu suất của các loại bộ lọc đốm khác nhau, đặc biệt khi được sử dụng để phát hiện sạt lở đất do mưa tại tỉnh Hòa Bình. Có 5 bộ lọc được sử dụng trong nghiên cứu này, tức là Frost, Gamma–MAP, Median, Mean và Refined Lee. Kết quả đã chứng minh bộ lọc Lee là bộ lọc tốt nhất để giữ lại và/ hoặc tăng cường tín hiệu tán xạ ngược trong dữ liệu Sentinel–1 được sử dụng trong mô hình đánh giá sạt lở đất.

Từ khóa: Lọc nhiễu; Sentinel 1; Hòa Bình; Sạt lở do mưa.

74

8

Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2021 và dự báo trong mùa bão năm 2022 ở Việt Nam

Nguyễn Văn Hưởng1*, Mai Văn Khiêm1, Hoàng Phúc Lâm1, Trần Ngọc Vân1, Hoàng Thị Mai1, Nguyễn Thanh Hoa1, Trịnh Thùy Nguyên1, Trần Quang Điệp1

1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; nvhuonghanngan@gmail.com; nvhuonghanngan@gmail.com; maivankhiem77@gmail.com; lamhpvn@gmail.com; nvhuonghanngan@gmail.com; tranngocvan281285@gmail.com; ms.hoa2510@gmail.com; hoangmaik52dubao@gmail.com; nguyentt607@gmail.com; diep.quanghn@gmail.com

Tóm tắt: Bài báo gồm hai phần: phần một đưa ra đánh giá tổng quan mùa bão năm 2021, số bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương(TBTBD) và Biển Đông ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN). Thời gian hoạt động của bão và ATNĐ trên TBTBD bắt đầu sớm, tuy nhiên trên Biển Đông bắt đầu muộn. Thời gian kết thúc bão trên TBTBD và Biển Đông muộn, vào tháng 12, tuy nhiên, khá phổ biến. Mùa bão 2021, có 05 cơn bão và 02 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, nhiều hơn so với TBNN. Cơn bão số 9 có cường độ mạnh nhất trong 40 năm gần đây. Phần thứ hai đưa ra dự báo thử nghiệm mùa bão ở Việt Nam bao gồm bão hoạt động trên Biển Đông và đổ bộ Việt Nam bằng phương pháp phân tích thành phần chính kết hợp với hồi qui (PCR) trong phần mềm dự báo khí hậu CPT (Climate Prediction Tool). Kết quả thử nghiệm cho thấy nhân tố dự báo nhiệt độ trung bình tháng từ số liệu tái phân tích ERSST5 và nhân tố dự báo nhiệt độ trung bình bề mặt biển (SST) trung bình trượt 3 tháng của mô hình GFDL– CM2p1–aer04 đều dự báo xu hướng bão hoạt động trên Biển Đông và đổ bộ trực tiếp Việt Nam trong năm 2022 cao hơn TBNN khoảng từ 0,5–1,5 cơn.

Từ khóa: Bão; ATNĐ; Biển Đông; Đất liền Việt Nam; Dự báo mùa bão.

84

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất