Bổ sung trạm phân tích số liệu cao không từ Mô hình GFS tại khu vực Việt Bắc

Đăng ngày: 18-09-2019 | Lượt xem: 2788
Sau nhiều năm (từ 2011 đến nay) sử dụng số liệu cao không từ Mô hình GFS cho phần mềm Bufkit để đánh giá sự bất ổn định khí quyển liên quan đến khả năng xuất hiện TTNH như Mưa đá, tố lốc, dông sét... trong phạm vi quét của ra đa Việt Trì. Chúng tôi đã xin NCEP (Mỹ) bổ sung 1 trạm gfs_488100.buf tại Hà Giang.

Trong nghiệp vụ hàng ngày, việc sử dụng số liệu TKVT trạm 48820 phân tích bằng phần mềm RAOB để đánh giá sự bất ổn định khí quyển trong 12h (obs 00Z và 12Z) liên quan đến khả năng xuất hiện mây đối lưu mạnh và kèm theo mưa đá, tố lốc, dông sét... vẫn được thực hiện thường xuyên. Nhưng số liệu TKVT chỉ phân tích được cho thời đoạn ngắn 12h. Đôi khi không lấy được số liệu TKVT để phân tích do sự cố.

Hình 1. Phân phối số liệu cao không GFS của NCEP tại Mỹ

Vì vậy, sử dụng số liệu cao không từ mô hình GFS không những phân tích được cho thời gian dài đến 7 ngày tới, mà còn có 4 obs/ngày (00Z, 06Z, 12Z, 18Z). Hơn nữa số liệu này còn có thể phân tích ở những quãng thời gian 1h hoặc 3h. Giai đoạn trước năm 2018, khu vực Việt Nam được NCEP phân phối cho 2 trạm là gfs_488200 (21.02N - 105.8E, độ cao 9m) tại Láng – Hà Nội và gfs_489000 (10.82N - 106.67E, độ cao 6m) tại Tân Sơn Hòa – Tp Hồ Chí Minh. Việc sử dụng số liệu cao không GFS rất phổ biến ở Mỹ (hình 1).

Đánh giá ngẫu nhiên biến trình nhiệt độ không khí bề mặt, nhiệt độ không khí mực 500mb, vận tốc gió mực 500mb giữa số liệu TKVT và số liệu GFS lúc 00Z tại trạm 48820 trong thời kỳ 2012-2017 cho thấy sai số rất nhỏ. Sai số nhiệt độ không khí mực 500mb thường xuyên nhỏ hơn so với sai số nhiệt độ không khí bề mặt, có thể do nhiệt độ không khí mực 500mb không bị ảnh hưởng bởi điều kiện mặt đệm địa phương (hình 2).

Hình 2: Biến trình nhiệt độ KK bề mặt (Ts), nhiệt độ KK mực 500mb (T500), vận tốc gió mực 500mb (Vwin500mb) giữa số liệu TKVT và GFS lúc 00Z tại trạm 48820

Từ tháng 07/2018, chúng tôi đã xin NCEP bổ sung cho trạm gfs_488100 tại vị trí trạm khí tượng Hà Giang. Tọa độ: 22o49'N - 104o58'E (22.82N - 104.97E), độ cao 117m (hình 3).

Hình 3. Phân phối số liệu cao không GFS của NCEP tại châu Á

Trong thời gian tới, tùy theo nhu cầu sử dụng có thể xin bổ sung các trạm khác tại những nơi xa trạm quan trắc TKVT để phục vụ nghiệp vụ thông qua hợp tác với NCEP.

Thông tin chi tiết tham khảo tại: http://www.meteo.psu.edu/bufkit/Asia_GFS_00.html

Đào Thăng Long - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc

Vụ KHQT (Tổng hợp)  

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: