TT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
THƯ CHÚC TẾT CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG HẠN MỘT SỐ ĐIỂM TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN THEO CHỈ SỐ PALMER Nguyễn Văn Liêm, Nguyễn Hồng Sơn, Ngô Tiền Giang Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Báo cáo đánh giá khả năng sử dụng chỉ số Palmer về mức khắc nghiệt hạn trong việc nhận định diễn biến hạn hán một số điểm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Để tính chỉ số Palmer, đã bước đầu nghiên cứu xác định trữ lượng ẩm hữu hiệu dựa trên kết quả nghiên cứu của FAO. Với chuỗi số liệu 1981-2005, đã phát hiện được những đợt hạn kéo dài, và cả những đợt hạn xảy ra trong mùa mưa (mùa sinh trưởng). Đây là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp ở vùng này. |
2 |
3 |
ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÀ PHÊ CHÈ TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP EAKMAT Ngô Sỹ Giai, Nguyễn Hồng Sơn, Ngô Tiền Giang Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Dựa trên số liệu quan trắc khí hậu nông nghiệp đối với cây cà phê chè tại trạm khí tượng nông nghiệp Eakmat, đã xác định được các chỉ tiêu tối ưu cho trồng cà phê nói chung và cà phê chè nói riêng ở khu vực tây nguyên. Ngoài ra, trên cơ sở các đặc trưng khí hậu nông nghiệp ở khu vực này, báo cáo cũng đã đưa ra được các thông tin về mức độ phù hợp về khí hậu, những hạn chế cần lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cà phê ở đây.
|
7
|
4 |
VAI TRÒ CỦA BAN ĐẦU HÓA XOÁY TRONG MÔ HÌNH HWRF ĐỐI VỚI MÔ PHỎNG CẤU TRÚC BÃO KETSANA (2009) Nguyễn Thị Hoan(1), Hoàng Đức Cường(2), Trương Bá Kiên(1), Nguyễn Văn Hiệp(1) Kiều Quốc Chánh(3), Vijay Tallapragada(3), Đàng Hồng Như(1), Lã Thị Tuyết(1), Mai Văn Khiêm(1) (1). Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2). Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương (3). Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia (NCEP) Hoa Kỳ Tóm tắt: Ban đầu hóa xoáy bão đã được chứng minh là một trong những cách tiếp cận đã mang lại hiệu quả tốt cho bài toán dự báo bão. Trong nghiên cứu này, phương pháp ban đầu hóa xoáy của mô hình HWRF được ứng dụng để nghiên cứu vai trò của ban đầu hóa xoáy đối với mô phỏng cấu trúc cơn bão Ketsana (2009). Bài báo xem xét về tính cân bằng và phù hợp của sơ đồ ban đầu hóa xoáy đối đối với mô hình thông qua nghiên cứu biến động trường áp và gió các giờ tích phân đầu của 53 trường hợp chạy thuộc 9 cơn bão mùa bão 2009. Số liệu đầu vào cho mô hình được lấy từ dự báo toàn cầu GFS của Hoa Kỳ với độ phân giải 1 độ kinh vĩ. Kết quả cho thấy sơ đồ ban đầu hóa xoáy giúp cải thiện đáng kể cấu trúc bão mô phỏng tại thời điểm ban đầu cũng như trong quá trình tích phân. Xoáy được tạo ra bằng sơ đồ ban đầu hóa xoáy của mô hình HWRF là phù hợp với mô hình thể hiện qua ổn định động lực của xoáy bão trong các giờ đầu tích phân mô hình. |
11 |
5 |
XÁC ĐỊNH SAI SỐ CHO PHÉP DỰ BÁO LŨ HẠN NGẮN MỚI TẠI CÁC TRẠM TRÊN TOÀN HỆ THỐNG SÔNG CHÍNH CỦA VIỆT NAM Nguyễn Bá Ngọ - Trung tâm Dự báo Khí tượng, Thủy văn Trung ương Tóm tắt: Trong đánh giá dự báo, việc xác định sai số cho phép của dự báo là một vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi các kết quả tính phản ánh được tính chất của yếu tố dự báo một cách khách quan, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu sử dụng kết quả dự báo cũng như phải phù hợp về khả năng dự báo, đảm báo công bằng để đánh giá kết quả dự báo của một tổ chức hay cá nhân.Sai số cho phép là một yếu tố có tính pháp lý cao trong dự báo. Do điều kiện hiện nay dòng chảy trong sông bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là của các hồ chứa, bởi vậy cần phải xem xét xác định các sai số cho phép cho phù hợp với các biến đổi đó. |
17 |
6 |
XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ VẬN HÀNH KHẨN CẤP KIỂM SOÁT LŨ Lê Xuân Cầu- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Tóm tắt: Vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ phải đạt hai mục tiêu chính: bảo đảm an toàn đập và bảo vệ nhiều nhất có thể vùng hạ lưu. Vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ có hiệu quả thường được dựa vào biểu đồ vận hành khẩn cấp. Biểu đồ vận hành khẩn cấp được biểu diễn dưới dạng họ các đường cong quy tắc. Các đường cong này biểu diễn lượng nước xả của hồ là hàm của trạng thái hồ, thường là dòng chảy đến hồ (hoặc cường suất mực nước hồ) và mực nước hồ. Biểu đồ vận hành khẩn cấp không phụ thuộc vào kết quả dự báo lượng mưa và dự báo dòng chảy đến, vào điều kiện lũ hạ lưu hoặc các dữ liệu khác. Các biểu đồ vận hành khẩn cấp hướng dẫn người vận hành hoạt động trong điều kiện khẩn. Cơ sở khoa học của phương pháp xây dựng biểu đồ vận hành khẩn cấp và áp dụng cho hồ Sông Hinh được trình bày trong bài báo này |
22 |
7 |
NGHIÊN CỨU VẬN ĐỘNG KHỐI NƯỚC Ô NHIỄM TRONG KÊNH VÙNG TRIỀU ỨNG VỚI TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI LƯU LƯỢNG NGUỒN VÀ VỊ TRÍ ĐẶT KÊNH Nguyễn Đình Vượng- Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Tóm tắt: Bài này trình bày kết quả tính toán mô phỏng quá trình vận động khối nước ô nhiễm trong kênh vùng triều thông qua việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước và sử dụng mô hình toán MIKE11, xét với điều kiện thay đổi lưu lượng nguồn và vị trí khoảng cách kênh chứa thành phần nước ô nhiễm so với biển. Kết quả tính toán cho thấy rằng lưu lượng nguồn đóng vai trò quan trọng trong quá trình triết giảm thành phần nước ô nhiễm ở các kênh cách xa biển, kênh gần biển triết giảm thành phần nước ô nhiễm ít phụ thuộc vào lưu lượng mà ảnh hưởng chủ yếu vào triều. Từ khóa: Lý thuyết thành phần nguồn nước, TPN ô nhiễm, lưu lượng nguồn, vị trí đặt kênh Xk, vùng triều. |
27 |
8 |
ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY VÙNG HẠ LƯU SÔNG HƯƠNG SAU KHI CẢI TẠO ĐẬP ĐÁ, THÀNH PHỐ HUẾ Trần Hữu Tuyên và Hoàng Ngô Tự Do- Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Dự án Cải tạo Đập Đá nhằm cải thiện môi trường, bổ sung lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hương.Sau khi cải tạo Đập Đá, chất lượng nước, dòng chảy trên các sông nhánh (trừ sông Như Ý) có sự thay đổi lớn theo hướng tích cực. Vào mùa khô, mực nước trên các sông nhánh tăng 0,5m, lưu lượng tăng 0,3 đến 6m3/s với tổng lượng nước bổ sung trên 4,6 triệu m3/tháng. Giá trị DO tăng từ 3,5 mg/l đến 6,0 mg/l, BOD5giảm từ 3mg/l xuống 0,7mg/l so với hiện đại.Hiệu quả của cải tạo Đập Đá rất lớn vào mùa lũ, nhưng làm tăng nguy cơ ngập úng đất trồng lúa trong các trận lũ tiểu mãn khi mực nước đỉnh lũ vượt quá cao trình đê. Cần tăng hiệu quả của dự án cải tạo Đập Đá, nên tiến hành công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông Như Ý. |
33 |
9 |
MÔ PHỎNG MƯA ĐẶC TRƯNG THÁNG TẠI LƯU VỰC HỒ DẦU TIẾNG TÂY NINH BẰNG MÔ HÌNH THOMAS FIERING Đặng Quốc Dũng1, Nguyễn Minh Giám2 1. Trường Đại Học Tôn Đức Thắng, 2. Đài Khí Tượng Thủy Văn Khu Vực Nam Bộ Email: dangquocdung@tdt.edu.vn Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về các cơ sở khoa học để mô phỏng lượng mưa tháng tại lưu vực hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh. Phương pháp nghiên cứu dựa vào việc thu thập số liệu của 5 trạm đo mưa (Dầu Tiếng, Núi Bà, Kà Tum, Lộc Ninh, Chơn Thành) trong vòng 16 năm (1990 – 2005). Phương pháp Thiessen và mô hình Thomas Fiering được áp dụng để tính toán mưa đặc trưng và mô phỏng lượng mưa tháng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bộ tham số đặc trưng tốt, được kiểm định với các số liệu đo đạc thực tế, làm nền tảng cho dự báo mưa-dòng chảy ngắn hạn và dài hạn về sau. |
39 |
10 |
THỬ NGHIỆM MÔ PHỎNG TRƯỜNG SÓNG TẠI KHU VỰC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA BẰNG MÔ HÌNH MIKE 21SW ThS. Nguyễn Tấn Hương, ThS. Bùi Văn Chanh, KS. Nguyễn Văn Lý- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ Tóm tắt: Đặc điểm sóng khu vực quần đảo Trường Sa phụ thuộc vào chế độ gió mùa khu vực Đông Nam Á và địa hình đáy biển của Biển Đông. Nghiên cứu đặc điểm sóng là rất cần thiết phục vụ đánh bắt hải sản và giao thông trên biển. Để nghiên cứu đặc điểm sóng khu vực quần đảo Trường Sa, nhóm nghiên cứu đã sử dụng số liệu hải văn tại trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa và gió tại các trạm Khí tượng của khu vực Nam Trung Bộ. Ứng dụng mô hình MIKE 21SW của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) để nghiên cứu đặc điểm phân bố độ cao và hướng sóng theo không gian. Sóng ở khu vực quần đảo Trường Sa thịnh hành theo hướng tây nam và đông bắc, tương ứng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Độ cao sóng lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 12 là tháng hoạt động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam gây ra sóng cao nhất thường xuất hiện vào tháng 9. Tháng 4 là tháng chuyển từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam nên độ cao sóng trong tháng này là nhỏ nhất trong năm. Độ cao sóng lớn nhất trong thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc phổ biến từ 6,0 - 9,0m, của gió mùa Tây Nam phổ biến từ 4,0 - 6,0m. Ngoài ra, do tác động của bão và áp thấp nhiệt đới đến khu vực giữa và nam Biển Đông cũng là nguyên nhân gây ra sóng lớn cho khu vực quần đảo Trường Sa. Từ khóa: sóng, quần đảo Trường Sa. |
43 |
11 |
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TƯƠNG QUAN PEARSON Nguyễn Đăng Quang-Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Tóm tắt: Bài báo này nêu ra một số lưu ý khi sử dụng hệ số tương quan Pearson. Dựa trên một số chuỗi số liệu giả lập, chúng tôi đã chỉ ra ảnh hưởng của các giá trị quan trắc bất thường tới chất lượng của hệ số Pearson. Chúng tôi cho rằng hiển thị số liệu theo dạng đồ thị là một trong những cách thức đơn giản và hiệu quả để khảo sát chuỗi số liệu trước khi tính toán hệ số Pearson. |
49 |
12 |
MÔ HÌNH HEC-6 TÍNH BỒI LẮNG VÀ NƯỚC DỀNH HỒ CHỨA PLEIKRÔNG Nguyễn Kiên Dũng |
51 |
13 |
TUYẾT Ở SAPA VẪN CHƯA TAN HẾT; Lưu Minh Hải |
55 |
14 |
SƯƠNG MUỐI PHỦ TRẮNG NÚI ĐỒI SAPA VÀ BÁT XÁT Lưu Minh Hải |
55 |
15 |
LỄ KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Nguyễn Xuân |
56 |
16 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2014 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương va Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu |
57 |
17 |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ THÁNG 11, 12 - 2014 - Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường |
67 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2015
Đăng ngày: 01-01-2015-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2015
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.