Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2015

Đăng ngày: 01-08-2015 File đính kèm
Số 656 * Tháng 8 năm 2015

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN DÒNG CHẢY LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI

Lê Ngọc Anh, Vũ Thị Vân Anh và Nguyễn Thống

Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến dòng chảy trên các lưu vực sông Đồng Nai bao gồm sự thay đổi theo không gian và thời gian, xu hướng biến động của các giá trị cực trị tại các lưu vực. Mô hình Swat (Soils and Assessment tools) được ứng dụng để mô phỏng diễn biến dòng chảy với các kịch bản BĐKH. Dữ liệu khí tượng được lấy từ mô hình CMIP3 (CCCMA-CGC3.1, CNRM-CM3, GFDL-CM 2.1, MIROC3.2 medres, IPSL CM4, MRI CGCM 2.3.2) ứng với kịch bản A1B; mô hình có kết quả phù hợp nhất sẽ được lựa chọn để mô phỏng cho 3 thời kì gồm: thời kì 1 (1978-2000), thời kì 2 (2046-2064), thời kì 3 (2081-2100), trong đó thời kì 1 là thời kì cơ sở để xem xét sự thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, dòng chảy bình quân năm giảm (20-30%) ở khu vực thượng lưu Hồ Trị An; phía hạ lưu dòng chảy có xu hướng tăng (>30%), trong đó, lưu vực Sài Gòn dòng chảy tăng nhiều nhất. Dòng chảy kiệt có xu hướng tăng lên ở phần lớn lưu vực, phía thượng lưu giảm (20- 50%). Dòng chảy lũ ở khu vực thượng lưu Hồ Trị An có xu hướng giảm, hạ lưu có xu hướng tăng. Sự biến động của dòng chảy cực trị ở thời kì 2081 – 2100 lớn hơn so với thời kì 2046- 2064, mức độ biến động xảy ra không giống nhau ở các lưu vực.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, LVSĐN, Mô hình Swat.

1

2

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CẢNH QUAN RỪNG NGẬP MẶN KHU VỰC MŨI CÀ MAU

Phạm Hạnh Nguyên - Tổng cục Môi trường

Tóm tắtBiến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, cũng như ở Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến cảnh quan ven biển. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tác động của BĐKH đối với cảnh quan rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau (4 xã thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau). Đây là khu vực ven biển đặc thù có rừng ngập mặn phát triển với giá trị kinh tế, sinh thái cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, BĐKH có tác động mạnh mẽ đến khu vực Mũi Cà Mau, nước biển dâng (NBD), kết hợp với bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) góp phần làm xói lở bờ biển phía đông nam của khu vực, làm mất đất, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của quần xã cây ngập mặn tiên phong, dẫn đến suy giảm diện tích các quần xã rừng ngập mặn (RNM) ven biển. Mực nước biển tại khu vực Mũi Cà Mau đang có xu hướng tăng, dự báo sẽ làm biển đổi sâu sắc cảnh quan RNM khu vực này. Trong trường hợp kịch bản NBD theo mức phát thải trung bình nếu đến năm 2100 mực NBD cao đến 70cm so với hiện nay, cảnh quan RNM tại khu vực nghiên cứu có nguy cơ bị mất đi hoàn toàn.

Từ khóa:  Mũi Cà Mau,  rừng ngập mặn, biến đổi khí hậu

10

3

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC NHẠT DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN HÀ TĨNH

Phan Văn Trường(1), Dương Văn Nam(1) và Đỗ Ngọc Thực(2)

1- Viện Khoa học Vật liệu, 2- Viện Địa chất và Địa vật lý biển

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá những tác động của sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và mực nước biển dâng đối với các tầng chứa nước thuộc đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Trên cơ sở sử dụng chuỗi số liệu quan trắc về hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) và các yếu tố khí hậu tính đến năm 2014 cùng với kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực đã chỉ ra những khả năng suy giảm trữ lượng và xâm nhập mặn đối với nguồn nước nhạt dưới đất vùng nghiên cứu.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nước dưới đất, xâm nhập mặn.

16

4

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP CAO THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN NẮNG NÓNG TRÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Chu Thị Thu Hường- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Ảnh hưởng của ACTBD đến SNNN vùng B4 trong thời kì 1961-2010 đã được phân tích trong bài biết này. Các kết quả đã được đưa ra dựa trên nguồn số liệu tái phân tích có độ phân giải 2,0 x 2,0 độ kinh vĩ của trường Pmsl, trường HGT trung bình tháng trên toàn cầu tại các mực khí áp chuẩn và số liệu Tx tại 12 trạm khí tượng vùng B4. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời kì 1991-2010, ACTBD có xu hướng mở rộng và hơn sang phía tây. Đồng thời, trên tất cả các mực, cường độ trung bình của áp cao này trong thời kì từ tháng 3 đến tháng 9 cũng có xu thế tăng lên, với tốc độ tăng mạnh nhất ở mực 500 hPa. Hơn nữa, trong những năm ACTBD mạnh và lấn sang phía tây thì SNNN trên vùng B4 sẽ tăng lên và ngược lại.

21

5

THỬ NGHIỆM DỰ TÍNH SỐ NGÀY NẮNG NÓNG KHU VỰC VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH CLWRF

Phạm Quang Nam, Vũ Văn Thăng, Trương Bá Kiên, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Bùi Phong, Đàng Hồng Như, Lã Thị Tuyết, Nguyễn Thị Hoan và Ngô Tiền Giang

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả mô phỏng và dự tính số ngày nắng nóng cho khu vực Việt Nam bằng mô hình clWRF. Ngưỡng nắng nóng của mô hình được xác định dựa vào phân vị quan trắc của ngưỡng nắng nóng nhiệt độ cực đại ngày ≥ 35oC tại 65 trạm quan trắc khí tượng bề mặt của Việt Nam, thời kỳ 1986-2005. Ngưỡng nắng nóng của mô hình tại mỗi trạm sau đó được dùng để tính số ngày nắng nóng trong tương lai.

Kết quả dự tính cho thấy, vào giữa thế kỷ 21, theo kịch bản trung bình RCP4.5, số ngày nắng nóng trung bình năm tăng phổ biến 20-40 ngày so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 trên hầu hết phạm vi cả nước. Theo kịch bản cao RCP8.5, số ngày nắng nóng tăng phổ biến 30-60 ngày trên phạm vi cả nước, phổ biến 30-40 ngày đối với các vùng khí hậu phía Bắc, phổ biến 50-70 ngày đối với các vùng khí hậu phía Nam. Theo cả hai kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, số ngày nắng nóng ở các vùng khí hậu phía Nam tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc.

Từ khóa: Dự tính khí hậu, nắng nóng, clWRF

28

6

ĐÁNH GIÁ XU THế HIỆN TƯỢNG NẮNG NÓNG Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đặng Văn Trọng - Vũ Ngọc Linh

Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

Tóm tắt: Trên cơ sở tính toán các đặc trưng của hiện tượng nắng nóng dựa trên bộ số liệu nhiệt độ không khí tối cao ngày Tmax (oC) giai đoạn 1961 – 2014 của các trạm khí tượng điển hình của khu vực Bắc Trung Bộ. Bài báo trình bày kết quả xu thế của các đặc trưng nắng nóng như: Ngày bắt đầu mùa nắng nóng, ngày kết thúc mùa nắng nóng, độ dài mùa nắng nóng, tần số nhịp nắng nóng, cường độ nắng nóng. Kết quả cho thấy, sự biến đổi các đặc trưng có xu thế cực đoan hơn, điều này phù hợp với xu thế gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu và nắng nóng, xu thế nắng nóng, nắng nóng ở Bắc Trung Bộ.

33

7

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG MÃ

Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thu Huyền và Vũ Đình Cương

38

8

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG KHOÁNG SÉT TỰ NHIÊN KHU VỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRONG XỬ LÍ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG

Từ Thị Cẩm Loan(1), Nguyễn Kim Hoàng(2), Nguyễn Xuân Doanh(1) và Hoàng Thị Thanh Thủy(1)

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Khoáng sét tự nhiên trong đó có kaolinite và montmorillonite đã được chứng minh là những nguyên liệu hấp phụ rất có triển vọng để loại bỏ nhiều chất ô nhiễm trong nước thải như kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ và sinh học. Dựa trên các tài liệu tổng quan về trữ lượng, thành phần và chất lượng của hai loại khoáng sét nói trên, bài báo tập trung đánh giá khả năng sử dụng hai khoáng sét này như là chất hấp phụ tự nhiên để loại bỏ các kim loại nặng trong nước thải.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy với trữ lượng kaolinite và montmorillonite, đặc biệt là kaolinite, khá phong phú ở khu vực Đông Nam Bộ thì việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nói trên là rất khả thi. Tổng cộng có 21 điểm mỏ và 7 biểu hiện khoáng sản kaolinite với trữ lượng có thể khai thác 45 triệu tấn.Đối với montorillonite, trữ lượng của riêng mỏ Gia Quy đã đạt 15 triệu tấn.Tuy nhiên, do hàm lượng kaolinite và montmorillonite tương đối thấp so với thế giới nên rất cần nghiên cứu chi tiết hơn để nâng cao hiệu suất xử lý.

Từ khóa: sét, kaolinite, montmorillonite, chất hấp phụ,kim loại nặng, nước thải

45

9

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp và thủy văn tháng 7 năm 2015 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

53

10

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 7 năm 2015 - Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

64

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất