Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2015

Đăng ngày: 01-06-2015 File đính kèm
Số 654 * Tháng 6 năm 2015

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

TÍCH HỢP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC-ÁP DỤNG CHO TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

Tăng Thế Cường, Trần Thục, Trần Thị Diệu Hằng- Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tóm tắt: Vấn đề biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên - Huế được tích hợp vào quy hoạch phát triển thông qua đánh giá môi trường chiến lược của tỉnh. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương kết hợp với phương pháp tính trọng số bất cân bằng được áp dụng để đánh giá hiệu quả của việc tích hợp. Tính toán được thực hiện cho điều kiện hiện tại vàđến năm 2020.Hiệu quả của việc tích hợp được đánh giá bằng cách so sánh tính dễ bị tổn thương trong hai trường hợp: (i) chỉ thực hiện các giải pháp trong đánh giá môi trường chiến lược nhưng chưa xét đến vấn đề biến đổi khí hậu; và (ii) tích hợp vấn đề biến đổi khí hậuvào các nội dung của đánh giá môi trường chiến lược.Kết quả cho thấy,nếu không tích hợp vấn đề biến đổi hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,tính dễ bị tổn thương của 7/9 huyện thị đều ở mức cao đến rất cao, đặc biệt là các huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.Khi tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua đánh giá môi trường chiến lược,mức độ dễ bị tổn thươngcủa tỉnh đã giảm rất nhiều, chỉ có 4/9 huyện, thị có mức độ tổn thương cao.

1

2

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁC CHỈ SỐ HẠN PHỤC VỤ GIÁM SÁT VÀ DỰ BÁO HẠN HÁN TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Trương Đức Trí(1), Nguyễn Văn Thắng(2), Nguyễn Đăng Mậu(2)

(1)Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu

(2)Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng nắm bắt điều kiện khô hạn bằng chỉ số chuẩn háo giáng thủy (SPI), chỉ số khô hạn (K) và chỉ số tỉ chuẩn (TC) trên khu vực Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho một số tháng (từ tháng 12/1997 đến tháng 3/1998) trong một đợt hạn hán điển hình do tác động của hiện tượng EL Nino cho thấy chỉ số K có mức độ ổn định và phản ánh điều kiện khô/hạn phù hợp hơn. Trong khi đó, chỉ số SPI và TC vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế. Điều này có thể là chỉ số SPI và TC chỉ tính toán điều kiện khô/han do lượng mưa. Trong khi, chỉ số K có tính đến cả tác động của lượng bốc hơi đến điều kiện khô/hạn. Để phục vụ công tác giám sát và dự báo hạn hán trên khu vực Tây Nguyên, cần thiết phải tiến hành nhiều nghiên cứu cho các trường hợp hạn hán điển hình khác.

Từ khóa: Hạn hán, giám sát, cảnh báo, dự báo

8

3

PHÂN TÍCH XU THẾ THAY ĐỔI LƯỢNG MƯA LƯU VỰC SÔNG SÊRÊPÔK GIAI ĐOẠN 1981-2009

Đào Nguyên Khôi

Khoa Môi Trường, Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM

Email: dnkhoi@hcmus.edu.vn

Tóm tắt: Phân tích xu hướng lượng mưa trên lưu vực sông Sêrêpôk được thực hiện bằng các kiểm định thống kê (kiểm định Mann-Kendal, kiểm định Pettit, và kiểm định chuỗi tương quan) dựa vào chuỗi số liệu lượng mưa năm giai đoạn 1980-2009 tại 9 trạm đo mưa trên lưu vực. Kết quả phân tích cho thấy lượng mưa năm tại hầu hết các trạm mưa trên lưu vực có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ hai trạm (Đắk Nông và Buôn Hồ) là có ý nghĩa thống kê, và các điểm thay đổi xu hướng của lượng mưa năm tại các trạm trên lưu vực là không giống nhau (thay đổi từ năm 1987-2006). Bên cạnh đó, các sự kiện hạn hán xảy ra trong giai đoạn này được nhận dạng bằng chỉ số thay đổi lượng mưa. Kết quả của nghiên cứu này có thể trợ giúp các nhà quản lý trong xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Phân tích xu hướng, lượng mưa, lưu vực Sêrêpôk, kiểm định thống kê

14

4

KHẢ NĂNG KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÙNG BĐCM TRONG ĐIỀU KIỆN NBD DO BĐKH.

ĐẶNG HÒA VĨNH – Viện Địa lý tài nguyên TP Hồ Chí Minh

Tóm tắtBán đảo Cà Mau (BĐCM), là một vùngđặc biệt khó khăn về nước ngọtNước sinh hoạt cho vùng bán đảo được lấy chủ yếu từ nguồn nước dưới đất. Tuy nhiên, nước dưới đất ở đây hiện đang sụt giảm nghiêm trọng.Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu về thực trạng xâm nhập mặn (XNM) và các quy luật xuất hiện nước ngọt ở vùng BĐCM, từ đó xây dựng sơ đồ đánh giá tiềm năng khai thác tài nguyên nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho vùng BĐCM.

Tại cửa sông Hậu, mặc dù trong vùng chịu tác động bởi xâm nhập mặn nhưng nước ngọt vẫn xuất hiện trong khu vực nghiên cứu.Khả năng khai thác nguồn nước ngọt tùy thuộc vào vị trí khai thác và khả năng tích trữ nguồn nước. Trong vùng nội đồng BĐCM sự xuất hiện nước ngọt phụ thuộc vào hệ thống phân ranh mặn ngọt phục vụ sản xuất. Trong vùng canh tác mặn, hoàn toàn không xuất hiện nước ngọt. Trong vùng ngọt hoá vẫn có nhiều thời điểm độ mặn không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt. Trong điều kiện nước biển dâng các khu vực cuối nguồn sẽ được hưởng lợi nhờ vào nguồn nước ngọt từ sông Hậu chuyển về nhiều hơn. Các khu vực ven sông Hậu sẽ chịu tác động mạnh hơn của xâm nhập mặn.

Từ khóa: Nước biển dâng, xâm nhập mặn, xuất hiện nước ngọt, cấp nước sinh hoạt

20

5

CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG TỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH THANH HÓA

Hoàng Lưu Thu Thủy, Vương Văn VũViện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Thanh Hóa là một tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động nặng nề đến đời sống, sản xuất, môi trường sinh thái và của người dân. Đánh giá nguy cơ tổn thương dựa trên các giá trị tính toán của 3 hợp phần chính là độ nhạy cảm, độ hứng chịu và năng lực thích ứng đến sức khỏe cộng đồng do tác động của BĐKH là một công việc cần thiết, góp phần tích cực trong công việc xây dựng chiến lược tổng thể ứng phó với BĐKH cũng như trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Kết quả tính toán chỉ số tổn thương tổng hợp cho thấy tại 27 huyện của Tỉnh có chỉ số tổng thương từ 0.48-0.64. Hầu hết các huyện ven biển và miền núi là những nơi chịu mức độ tổn thương lớn nhất (0.60-0.64).

27

6

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NƯỚC DÂNG DO BÃO KHU VỰC VEN BIỂN TỪ QUẢNG BÌNH ĐẾN QUẢNG NAM

Đỗ Đình Chiến(1), Trần Hồng Thái(2), Nguyễn Thọ Sáo(3) và Nguyễn Bá Thủy(4)

(1)Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

(2 )Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

(3) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (4)Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương

Tóm tắt: Nước dâng do bão khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Nam giai đoạn 1951-2014 và theo các chu kì lặp được phân tích đánh giá từ các kết quả tính bằng mô hình số trị tích hợp thủy triều, sóng biển và nước dâng do bão (SuWAT-Surge Wave and Tide). Trong đó, ngoài các cơn bão lịch sử trong giai đoạn này, tập hợp bão phát sinh thống kê trong 1.000 năm được xây dựng theo phương pháp Monte-Carlo để có chuỗi số liệu đủ dài cho tính toán chu kì lặp nhiều năm. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 1951-2014 nước dâng lớn nhất đạt tới 4,1m tại Quảng Trị trong bão Harriet cấp 14 (tháng 7/1971). Với các chu kì lặp, phân bố nước dâng lớn nhất không hẳn theo một xu thế chung là giảm dần từ bắc vào nam, những khu vực có  cơ nước dâng lớn là bắc Quảng Bình, giữa Quảng Trị, giữa Huế và vịnh Đà Nẵng. Khu vực phía nam Đà Nẵng và Quảng Nam có  cơ thấp hơn. Nước dâng theo chu kì lặp 100 và 200 năm ở Quảng Trị đạt đến 4,6 và 5,4m. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão có khả năng đổ bộ vào khu vực trong tương lai.

34

7

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY LŨ HẠ LƯU SÔNG CẢ

Trần Văn Tình và Nguyễn Thị Bích Ngọc- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Lũ lụt là một trong những thảm hoạ thường xuyên nhất gây thiệt hại cho trái đất. Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình lũ lụt ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Sông Cả là một lưu vực lớn ở vùng Bắc Trung Bộ, nguồn nước sông Cả đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên,bên cạnh đó trên lưu vực lũ lại thường xuyên xảy ra và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với vùng hạ dụ. Việc nghiên cứu toàn diện về chế độ thủy động lực của lưu vực sông Cả thông qua ứng dụng mô hình toán sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra. Trong bài báo này đã sử dụng mô hình thủy động lực Mike 11 nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm và tính toán mô phỏng đánh giá dòng chảy lũ trên lưu vực sông Cả nhằm thực hiện mục tiêu trên.

40

8

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BAYESIAN TRONG TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY LŨ THIẾT KÉ

Cù Thị Phương – Trường Đại học Công nghệ Sydney

Tóm tắt: Tính toán dòng chảy lũ thiết kế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch lưu vực sông nhằm giảm nhẹ thiên thiệt hại do lũ lụt gây ra. Phương pháp tính toán dòng chảy lũ thiết kế ở Việt Nam được chủ yếu dựa trên 3 phương pháp: Phương pháp mô-men, phương pháp thích hợp và phương pháp 3 điểm. Bài báo sẽ trình bày ứng dụng phương pháp Bayesian trong tính toán dòng chảy lũ thiết kế cho 2 trạm An Khê và Củng Sơn, lưu vực sông Ba và so sánh. Bài báo đồng thời cũng phân tích những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Bayesian so với các phương pháp truyền thống trong tính toán dòng chảy lũ thiết kế.

46

9

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TỰ ĐỘNG HỒ SƠ HỆ THỐNG TRẠM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Nguyễn Kiên Dũng, Vũ Trọng Thành - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT;

Nguyễn Thị Thanh Huyền -Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Tóm tắt: Đây là kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng giải pháp quản lý mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn và hải văn tự động”. Bài báo giới thiệu nguyên lý chung việc ứng dụng công nghệ WebGIS để xây dựng chương trình quản lý hồ sơ hệ thống trạm khí tượng thủy văn trực tuyến phục vụ giám sát, phát hiện sự cố trong quá trình hoạt động của mạng lưới trạm KTTV

52

10

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2015 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương và viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

58

11

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ THÁNG 5 NĂM 2015 -Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất