TT |
Tên bài và tác giả |
Trang |
1 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ NGẬP LỤT Ở TỈNH NGHỆ AN Trần Hồng Thái, Hoàng Văn Đại, Lưu Đức Dũng Biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến mực nước biển dâng (NBD) là một trong những thách thức to lớn đối với các tỉnh ven biển ở Việt Nam. Theo các báo cáo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009; 2012), Nghệ An là một trong những địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề trong tương lai. Do vậy, kết quả đánh giá khả năng ngập lụt theo các kịch bản cung cấp cơ sở khoa học quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế trong bối cảnh BĐKH ở địa phương. Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá nguy cơ ngập lụt do BĐKH trong tương lai ở khu vực ven biển Nghệ An. Kết quả tính toán cho thấy, đến 10% diện tích các huyện ven biển Nghệ An có thể bị ngập lụt vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản BĐKH trung bình. Từ khóa: Ngập lụt, biến đổi khí hậu |
1 |
2 |
XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VÀ ĐÔ THỊ DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Trần Duy Hiền, Trần Hồng Thái, Hoàng Văn Đại, Lê Thị Kim Ngân Biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH&NBD) hiện nay đang là vấn đề hết sức quan trọng đối với các quốc gia chịu tác động mạnh mẽ như Việt Nam và đặc biệt với các đô thị ven biển như Đà Nẵng. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng đang tăng, theo đó hệ thống giao thông và đô thị (GT&ĐT) ngày một phát triển và mở rộng về cả không gian và quy mô. Hệ thống GT&ĐT bị tác động và cũng dễ bị tổn thương trước những tác động của BĐKH&NBD. Vì vậy, việc đánh giá mực độ dễ bị tổn thượng của hệ thống GT&ĐT trước những tác động của BĐKH&NBD sẽ cho cái nhìn tổng quan trong quá trình lập quy hoạch phát triển lĩnh vực GT&ĐT nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Bài báo sẽ trình bày kết quả định lượng về mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH&NBD trong lĩnh vực GT&ĐT của thành phố Đà Nẵng.
|
5 |
3 |
THỬ MÔ PHỎNG CÁC NGUY CƠ NGẬP LỤT BỞI NƯỚC BIỂN DÂNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CỬA SÔNG MÃ, THANH HÓA Lưu Đức Dũng, Hoàng Văn Đại, Hoàng Anh Huy, Nguyễn Khánh Linh Nằm ở điểm tận cùng bờ tây của Vịnh Bắc Bộ, Sông Mã là hệ thống sông lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa và một trong bốn hệ thống sông lớn nhất Việt Nam. Nước sông đổ ra ba cửa chính: Lạch Sùng, Lạch Trường và Hội. Tại khu vực cửa sông, dao động mực nước phụ thuộc vào lưu lượng nước từ thượng lưu, chế độ thủy triều và nước dâng do gió mạnh và bão, khiến cho sự thay đổi hình dạng đường bờ do nước dâng trở nên phức tạp. Trong nghiên cứu này, sự thay đổi mực nước trung bình và cao nhất hàng năm tại khu vực cửa sông Mã trong thế kỷ 21 được tính toán từ mô hình động lực biển quy mô khu vực có độ phân giải cao. Bản đồ ngập lụt được thử xây dựng nhằm ước lượng diện tích ngập lụt dưới một số kịch bản biến đổi khí hậu A1FI, A1B và A2 được đưa ra bởi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ đồng bằng sông Cửu Long mà còn nhiều khu vực khác ở nước ta, như cửa sông Mã, cũng có khả năng chịu tác động rất lớn từ nguy cơ nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Từ khóa: biến đổi khí hậu; nước biển dâng; mực nước cực đại hàng năm; nguy cơ ngập lụt; cửa sông Mã (Thanh Hóa). |
12 |
4 |
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI ĐỊNH KÌ Đào Trung Chính, Nguyễn Thị Thu Trang Bài báo trình bày về trình tự, nội dung và phương pháp thực hiện giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua kết quả điều tra, đánh giá đất đai định kì. Trong đó, việc thực hiện giám sát cần tiến hành: Xác định các khu vực đất chịu ảnh hưởng của BĐKH theo các vùng đặc thù; tổng hợp dữ liệu bản đồ đối với từng loại hình giám sát theo từng khu vực đặc thù để xác định diện tích đất bị ảnh hưởng của BĐKH thông qua kết quả điều tra, đánh giá đất; xác định những nội dung (loại hình)cần quan trắc giám sát theo tiêu chí đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của BĐKH theo từng vùng; xác định các khu vực cần giám sát thông qua quan trắc theo định kì hàng năm, số lượng điểm quan sát, tần xuất quan trắc; xây dựng bản đồ giám sát tài nguyên đất cấp tỉnh. Kết quả thử nghiệm tại tỉnh Nam Định và Gia Lai cho thấy quy trình giám sát tài nguyên đất trong điều kiện BĐKH có tiềm năng ứng dụng rộng rãi để giám sát tài nguyên đất tại Việt Nam. Từ khóa: Giám sát tài nguyên đất, quy trình giám sát
|
20 |
5 |
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP AHP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG DO THIÊN TAI TẠI CÁC XÃ THUỘC THÀNH PHỐ QUY NHƠN, BÌNH ĐỊNH Phạm Thanh Long, Bùi Chí Nam, Nguyễn Văn Tín Đánh giá tính dễ tổn thương ở Việt Nam hiện nay thường áp dụng theo phương pháp khuyến cáo của IPCC, trong đó thiệt hại có quan hệ chặt chẽ với độ phơi lộ, độ nhạy và khả năng thích ứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tính dễ tổn thương cho thấy co nhiều vấn đề khó khăn trong việc định lượng mức độ quan trọng của các yếu tố thành phần. Bài báo này trình bày kết quả của việc ứng dụng AHP để đánh giá tính dễ tổn thương của các xã thuộc thành phố Quy Nhơn. Các kết quả của nghiên cứu này bao gồm, các trọng số của các yếu tố thành phần như: mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, mức độ thích ứng và các chỉ số tổn thương của các xã ở thành phố Quy Nhơn.
|
26 |
6 |
THIẾT KẾ HỆ HỖ TRƠ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Đinh Tuấn, Cấn Thu Văn, Cao Duy Trường, Lê Thị Vinh Hương Bài báo trình bày các kết quả đạt được trong việc thiết kế và xây dựng một hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) không gian phục vụ quản lý bền vững tài nguyên đất và nước trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH). Các nghiên cứu đã được tiến hành có tính liên ngành, bao gồm việc thu thập các số liệu, phân tích và xử lí các dữ liệu GIS, tiến hành chạy các kịch bản BĐKH, thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin, khảo sát mô hình ra quyết định nhóm nhằm thống nhất ý kiến chuyên gia để đưa ra các quyết định tập thể. DSS sử dụng được thiết kế có các chức năng: quản trị hệ thống, tác nghiệp dữ liệu bản đồ, quản lí cơ sở dữ liệu, giải mô hình ra quyết định dựa trên ý kiến chuyên gia. Từ khóa: DSS, SDSS, tài nguyên nước, tài nguyên đất
|
32 |
7 |
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ LIÊN KẾT CỒN CÁT VEN BIỂN THÀNH ĐÊ BIỂN TỰ NHIÊN XÃ CÁT TIẾN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH Lê Ngọc Cương Cồn cát ven biển miền Trung có vai trò như một tuyến đê biển tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có một một giải pháp khoa học công nghệ cụ thể nào để biến các cồn cát này thành đê biển tự nhiên.Trong khuôn khổ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ổn định và liên kết các cồn cát ven biển tại các tỉnh Trung Bộ để tạo thành đê biển tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng", chúng tôi tiến hành xây dựng cồn cát xã Cát Tiến, huyện phù cát, tỉnh Bình Định thành đê biển tự nhiên. Bài báo sẽ trình bày từ vấn đề khảo sát đánh giá đến phân tích lựa chọn giải pháp, thiết kế và xây dựng cồn cát xã Cát Tiến thành đê biển tự nhiên. Từ khóa: Cồn cát, đê biển, biến đổi khí hậu, sinh thái.
|
38 |
8 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA LỚN TRÊN LƯU VỰC SÔNG BA ĐẾN BỒI LẮNG HỒ CHỨA BA HẠ VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT XUỐNG HẠ LƯU Nguyễn Văn Sỹ Đắp đập ngăn sông tạo thành các hồ chứa sẽ làm thay đổi sâu sắc các thành phần môi trường đất, nước và hệ sinh thái vùng hồ và hạ lưu. Bài báo này sẽ phân tích và đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lớn trên lưu vực sông Ba bao gồm: Sông Hinh, Ayun Hạ, Ba Hạ, Krông Hnăng, An Khê – Ka Nak đối với nồng độ và lưu lượng bùn cát lơ lửng vận chuyển xuống hạ lưu qua trạm thủy văn Củng Sơn theo thời gian từ khi chưa có hồ nào đến khi cả 5 hồ được đưa vào vận hành. Từ khóa: bùn cát, đánh giá tác động tích lũy, liên hồ chứa, lưu vực sông Ba. |
43 |
9 |
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG NHIỆT ĐỘ TRÊN KHU VỰC BẮC BỘ BẰNG MÔ HÌNH MM5BATS Nguyễn Bình Phong, Trần Đình Bài báo này trình bày một số kết quả thử nghiệm sử dụng mô hình MM5 với sơ đồ tham số hóa bề mặt BATS (Biosphere Atmosphere Transfer Scheme) để mô phỏng trường nhiệt độ trung bình theo các tháng của năm 2014 cho khu vực Bắc Bộ. Bài báo cũng tiến hành đánh giá kết quả mô phỏng bằng việc so sánh với trường nhiệt từ số liệu tái phân tích của ECMWF và dùng các chỉ số thống kê để đánh giá định lượng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, mô hình mô phỏng khá tốt phân bố theo không gian và thời gian của trường nhiệt. |
48 |
10 |
TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2015 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu |
54 |
11 |
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ THÁNG 11 NĂM 2015 Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường |
64 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2015
Đăng ngày: 01-12-2015-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2015
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2015
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.