Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2015

Đăng ngày: 01-02-2015 File đính kèm
Số 650 * Tháng 02 năm 2015

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

XEM XÉT KHẢ NĂNG DỰ BÁO HÌNH THẾ NHIỆT ĐỘ MÙA ĐÔNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TOÀN CẦU

Tạ Hữu ChỉnhLương Tuấn Minh,.Nguyễn Thị Diễm Hương

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Tóm tắt: Bài viết đánh giá kỹ năng dự báo hình thế nhiệt độ mùa đông của một số mô hình toàn cầu. Phương pháp sử dụng là phép phân tích quay thành phần chính (REOF). Kết quả phân tích cho thấy, phổ biến các mô hình đều diễn tả được xu thế tăng, giảm nhiệt độ trên qui mô lớn, đặc biệt vào những năm có cực trị điển hình như năm lạnh (1983) và năm ấm (1997). Thông qua kết quả phân tích, bài viết nhằm cung cấp thông tin về khả năng dự báo xu thế qui mô lớn của lớp các mô hình toàn cầu này.

1

2

 

RÃNH ĐÔNG Á VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ QUA NHỮNG THẬP KỈ GẦN ĐÂY

Thái Thị Thanh Minh- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng nguồn số liệu phân tích lại của NCEP/NCAR, chỉ số khí hậu PNA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ranh Đông Á có xu thế lệch đông, phát triển từ mực 500-200 mb, hoạt động mạnh nhất trên mực 200 mb. Rãnh Đông Á khơi sâu nhất vào các tháng chính đông, giảm dần trong mùa xuân va mùa thu, hầu như ít tồn tại trong mùa hè. Vị trí trung bình của rãnh nằm trong khoảng 30-400N; 140-1510E, cường độ hoạt động của rãnh phụ thuộc vao độ nghiêng của trục ranh, có nghĩa phụ thuộc vào gradient nhiệt độ theo hướng đông-tây. Phạm vi hoạt động của rãnh Đông Á đang thu hẹp lại, thể hiện đường đẳng cao 1240 dam tại mực 200 mb, đường 580 dam tại mực 500 mb va đường 310 dam tại mực 700 mb đang rút lui về phía bắc trong những năm gần đây. Hơn nữa, phân tích sự biến thiên theo thời gian của chỉ số PNA cho thấy giá trị của PNA luôn có giá trị âm, có nghĩa là cường độ hoạt động của rãnh Đông Á đang suy yếu và rãnh Bắc Mỹ đang được tăng cường.

6

3

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM

Trần Duy Kiều- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Một trong các giải pháp chủ yếu phục vụ cảnh báo và dự báo sớm lũ lụt nhằm phòng tránh các thiệt hại do lũ gây ra là xây dựng được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lớn (PVNCLL) cho từng khu vực, từng lưu vực sông… bởi bản đồ PVNCLL: chỉ ra vùng có khả năng xuất hiện lũ lớn với nguy cơ khác nhau; là một trong công cụ tạo cơ sở lựa chọn và phối hợp các biện pháp phòng tránh lũ lớn; trợ giúp nhiệm vụ phân vùng quản lý sử dụng đất trong khu vực có nguy cơ lũ lớn; là công cụ giúp nghiên cứu biện pháp phòng lũ lớn và ngập lụt trong xây dựng cơ bản; và là tài liệu cơ bản để thiết kế các công trình khống chế lũ và ngập úng.

Bằng việc nghiên cứu, phân tích nguồn số liệu thủy văn hiện có trên lưu vực từ năm 1961 đến nay, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng lũ lớn cho lưu vực sông Lam.

12

4

XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ “SỨC KHỎE DÒNG SÔNG” THỂ HIỆN CÁC MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỜI SÔNG THỦY SINH VẬT (WQIal), MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN DÒNG SÔNG (WQIhi)  VÀ MỨC ĐỘ CHẾT CỦA DÒNG SÔNG (DRo) (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SÔNG NHUỆ VÀ SÔNG ĐÁY)

Dương Hồng Sơn, Cái Anh Tú- Đại học Khoa học Tự Nhiên

Tóm tắt: “Sức khỏe dòng sông” được nghiên cứu thực hiện đối với sông Nhuệ và sông Đáy qua việc phân tích và đánh gía 3 loại chỉ số “sức khỏe dòng sông” là: chỉ số mức độ ảnh hưởng của sông đối với đời sông thủy sinh vật  (WQIal), chỉ số mức độ ảnh hưởng của của con người đối với sức khỏe dòng sông  (WQIhi) và chỉ số thể hiện dòng sông chết (DRo).

Kết quả xác định các chỉ số “sức khỏe dòng sông” (chỉ số mức độ ảnh hưởng của sông đối với đời sông thủy sinh vật , chỉ số mức độ ảnh hưởng của của con người đối với sức khỏe dòng sông, Tỷ lệ xuất hiện dấu hiệu sông chết tại sông Nhuệ) năm 2014 cho thấy sông Đáy có sức khỏe tốt hơn sông Nhuệ.

16

5

MỘT CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC VUNG

Ngô Trọng Thuận, Ngô Sỹ Giai- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn va Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Có rất nhiều cách đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, một khu vực trong một vùng. Bài báo giới thiệu phương pháp đánh giá do Iyengar và Sudarshan đề xuất năm 1982, dựa trên chỉ số phát triển được xác định theo nguyên tắc gia quyền các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp này được sử dụng để xác định chỉ số về mức độ dễ bị tổn thương ở các vùng do biến đổi khí hậu. Một số khuyến cáo cũng được chỉ ra trong quá trình áp dụng.

22

6

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NAM ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC CÁC SÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Phạm Văn Chiến Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ

Tóm tắt: Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp va độc đáo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vao nhau thành một mạng lưới chằng chịt. Hầu hết các con sông trước khi ra biển đều hội tụ thành một vực nước lớn, kéo dài gần 70 km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía tây, va sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới. Với mạng lưới sông phong phú va đa dạng như trên, nhưng hiện nay chỉ có duy nhất một trạm đo dòng chảy trên sông Tả Trạch, khống chế lưu vực chỉ có 208 km2, nên việc đánh giá chế độ dòng chảy- nguồn tài nguyên nước mặt gặp rất nhiều khó khăn. Bai viết nay sẽ trình bày tổng quát quá trình ứng dụng mô hinh thuỷ văn NAM tính toán, đánh giá nguồn tài nguyên nước mặn trên hầu hết các sông của tỉnh Thừa Thiên Huế.

26

7

PHÂN TÍCH TẦN SUẤT THỦY VĂN THEO PHÂN BỐ XÁC SUẤT GIÁ TRỊ CỰC HẠN TỔNG QUÁT KHÔNG DỪNG

Châu Nguyễn Xuân Quang- Trung tâm Quản lý Nước va Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia thanh phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Tác động của hoạt động con người và biến đổi khí hậu (BĐKH) lên lưu vực sông lam cho chuỗi số liệu quan trắc thủy văn có tính không dừng nên nó không còn phù hợp với phương pháp phân tích tần suất thủy văn với giả thiết chuỗi tính toán là chuỗi dừng. Trong nghiên cứu này, các kiểm định Dickey-Fuller, Mann-Kendall va Sen được sử dụng để nhận dạng tính không dừng và xu thế của chuỗi số liệu. Giá trị thiết kế theo chu kỳ lại cho trước được tính với phân bố xác suất giá trị cực hạn tổng quát dừng và không

dừng để so sánh sự ảnh hưởng của chuỗi không dừng đến kết quả tính toán. Số liệu mực nước lớn nhất năm tại các trạm Bến Lức, Tân An va Biên Hòa ở vùng hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn trong thời kỳ 1980-2013 được sử dụng như một trường hợp nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra rằng phân bố xác suất không dừng có khả năng mô phỏng chuỗi số liệu có xu thế tốt hơn so với phân bố xác suất dừng. Do ảnh hưởng của xu thế gia tăng của chuỗi nên giá trị mực nước thiết kế tính theo phân bố không dừng có sự gia tăng theo thời gian và lớn hơn so với trường hợp phân bố dừng. Do đó phương pháp phân tích tần suất thủy văn không dừng sẽ rất hữu ích để đánh giá rủi ro tiềm năng cho những công trình thủy lợi trong suốt vòng đời dự án trong bối cảnh các thông số thủy văn có nhiều biến động.

32

8

HOÀN NGUYÊN LŨ ĐẦU THÁNG 10 NĂM 2007 TRÊN SÔNG HOÀNG LONG

Nguyễn Kiên Dũng- Trung tâm Ứng dụng công nghệ va Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn va môi trường

Tóm tắt: Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 (Lekima), kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, đã gây ra mưa, lũ lớn trên lưu vực các sông Bắc Trung Bộ va Tây Bắc, đặc biệt là trên sông Chu và sông Hoàng Long. Tỉnh Ninh Bình phải phân lũ sông Hoàng Long qua ba tran Đức Long, Gia Tường va Lạc Khoái, gây ngập lụt va thiệt hại nghiêm trọng cho 21 xã của huyện Nho Quan va Gia Viễn. Bài báo nay trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 hoàn nguyên trận lũ lớn xảy ra đầu tháng 10 năm 2007; giúp người đọc

và các dự báo viên hiểu rõ hiện trạng và nguyên nhân lũ lụt, có thêm một phương pháp tính toán, dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt trong trường hợp phân chậm lũ; cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lí và các nhà quy hoạch tìm ra những biện pháp, phương án khả thi nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nhân dân địa phương.

40

9

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY VÀ BÙN CÁT LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN

Nguyễn Kiên DũngTrung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường

Tóm tắt: Dòng chảy bùn cát là một thông tin quan trọng, không thể thiếu trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên, hiện có rất ít các trạm thủy văn ở nước ta, đặc biệt là vùng núi và cao nguyên đo bùn cát. Mô hình SWAT (Soil and Water Assessment Tool) là một mô hình mô phỏng dòng chảy nước và bùn cát dựa trên cơ sở vật lý của hiện tượng thuỷ văn. Bài báo này giới thiệu việc ứng dụng mô hình SWAT tính toán dòng chảy nước và dòng chảy bùn cát bình quân ngày tại trạm Kon Tum và Trung Nghĩa trên lưu vực sông Sê San. Qua đó, độc giả có thể tham khảo trong quá trình ứng dụng các mô hình toán tính dòng chảy cát bùn cho các lưu vực khác..

47

10

HỘI THÁO “THÔNG TIN THỜI TIẾT MÙA ĐÔNG XUÂN VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT MÙI 2015”

Nguyễn Xuân

51

11

Ban Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế: Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp hỗn hợp lần thứ 3 của Ủy ban Bão và Xoáy thuận nhiệt đới tại Thái Lan

52

12

NÚI MẪU SƠN NHIỆT ĐỘ TỤT XUỐNG CÒN 1,80C

Lưu Minh Hải

53

13

DẬP TẮT KỊP THỜI MỘT VỤ CHÁY RỪNG

Lưu Minh Hải

53

14

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY VĂN THÁNG 1 NĂM 2015 - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

54

15

TÓM TẮT TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC THÁNG 12 NĂM 2014 - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

62

16

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ THÁNG 1 NĂM 2015 - Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

64

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất