Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2011

Đăng ngày: 01-09-2011 File đính kèm
Số 609 * Tháng 9 năm 2011

STT

Tên bài

Trang

1

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ VÀ MÙA CHÁY RỪNG Ở TỈNH NGHỆ AN

PGS.TS. Nguyễn Đăng Quế - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

KS. Phạm Ngọc Hằng - Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội

KS. Nguyễn Thị Thu Bình - Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn

Một trong những nguyên nhân hàng đâu tác động lên nguy cơ và mùa cháy rừng là điều kiện khí hậu khu vực, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa. Vì vậy, sự biến đổi theo thời gian và phân hóa theo không gian của các yêu tố khí hậu nêu trên, cùng với các điều kiện về trạng thái rừng và hoàn cảnh địa lý quy định sự biến động của nguy cơ và mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần nghiên cứu định lượng hóa sẽ tác động của biến đổi khí hậu lên quá trình, mức độ và diễn biến của nguy cơ và mùa cháy rừng nhằm tạo cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch chiến lược phòng chống cháy rừng.

Bài báo trình bày một phương pháp định lượng nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nguy cơ và mùa cháy rừng tại các khu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.Trong công trình cũng trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu lên nguy cơ và mùa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

1

2

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY KHU VỰC VEN BIỂN CỬA LẤP – VŨNG TÀU

PGS.TS. Nguyễn Thị Bảy - Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh

PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng - Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Bài báo này giới thiệu việc ứng dụng mô hình toán 2D nghiên cứu chế độ dòng chảy ở khu vực cửa Lấp. Tác giả đã tiến hành mô phỏng dòng chảy trong hai mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. So sánh kết quả dòng chảy tính toán mô hình với kết quả nghiên cứu của Phân Viện Vật Lý số liệu thực đo khá phù hợp chứng tỏ mô phỏng tốt.

7

3

BỘ CHỈ TIÊU CÁC ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC CHO SỰ HÌNH THÀNH XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG MỞ RỘNG

ThS. Hoàng Phúc Lâm - Trung tâm Dự báo KTTV Trung Ương

Nghiên cứu về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) đã được bắt đầu từ những năm giữa của thế kỷ 20 nhưng hiện nay vẫn còn là một chủ đề thu hút được nhiều sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học khí tượng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong bài báo này, tiếp theo những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học trong nước như Trịnh Văn Thư [6], Bùi Minh Tăng [5], Lê Đình Quang [2, 3], Nguyễn Thị Sênh [4] và Phạm Vũ Anh [1], tác giả sử dụng một cách tiếp cận mới để xây dựng nên bộ chỉ tiêu các đặc trưng nhiệt động lực cho sự hình thành XTNĐ cho khu vực Biển Đông có mở rộng đến kinh tuyến 1400E.

Sau khi khảo sát số liệu trong 30 năm (1980 – 2009) với 398 trường hợp của XTNĐ , tác giả đưa ra các đặc trưng phục vụ cho bài toán dự báo sự hình thành của XTNĐ trên khu vực Biển Đông có mở rộng đến kinh tuyến 1400E. Các ngưỡng này được dùng cho bài toán dự báo sự hình thành của XTNĐ dựa trên số liệu dự báo của các mô hình số trị.

14

4

HỆ THỐNG DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO LŨ LỤT TẠI TRUNG TRUNG BỘ (DỰ ÁN ODA – Italia)

Bùi Đức Long - Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

20

5

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG  LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG BẰNG DỮ LIỆU ẢNH MODIS

TS. Dương Văn Khảm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Trước những đòi hỏi của xã hội trong việc bảo đảm an ninh lương thực và tăng cường vị thế xuất khẩu gạo của Việt Nam thì công tác giám sát và dự báo năng suất, sản lượng cây lúa là hết sức quan trọng. Bài báo đã lựa chọn phương pháp nghiên cứu mới đã và đang được áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới là sử dụng dữ liệu viễn thám quang học MODIS kết hợp với các số liệu khí tượng thủy văn trong việc xây dựng mô hình dự báo năng suất, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Hồng. Kết quả dự báo với sai số năng suất dưới 5%, và sai số tổng sản lượng trong khoảng 5% đến10% đã chứng minh tính ưu việt của công nghệ viễn thám trong dự báo năng suất, sản lượng lúa ở nước ta.

25

6

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT KHÍ ĐỘC AMMONIA, HYDROGEN SULFIDE TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH CÀ MAU

ThS. Cao Phương Nam, ThS. Cao Thanh Liêu, KS. Lê Văn Hậu

Trường Đại học Thủy Lợi - Viện Thủy Lợi và Môi Trường Tp. Hồ Chí Minh

Đề tài thực nghiệm giải pháp kiểm soát  khí độc ammonia (NH3), hydrogen sulfide (H2S) trong nước đáy ao, nước bùn đáy nuôi tôm sú trên đất phèn tại xã Thới Bình, huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau, bằng chế phẩm sinh học EM (effective microorganims) kết hợp cấp oxy, được tiến hành trên 3 đợt thí nghiệm với các ao thí nghiệm (vụ 1, mỗi ao diện tích 4000 m2, vụ 2, 3 mỗi ao 4800 m2): ao đối chứng ĐC không dùng EM, DOd: 2 - 2,8 mg/l; ao M0 không dùng EM, DOd: 3,2 - 4 mg/l; ao M1 dùng 1 lít EM/800 m3/ 7ngày,  DOd: 3,2 - 4 mg/l,; ao M2 dùng 1 lít EM/534 m3/ 7ngày,  DOd: 3,2 - 4 mg/l. Giai đoạn cải tạo vụ 1 sử dụng 200 lít EM/ao/vụ; và 250 lít EM/ao/vụ cho mỗi ao M1, M2 ở vụ 2, vụ 3). Kết quả ao M2 đạt hiệu quả kiểm soát xử lý khí độc NH3, H2S đạt cao nhất, nồng độ trung bình NH3 suốt các vụ nuôi được duy trì trong các vụ nuôi ≤ 0,06 mg/l ở nước đáy ao, và ≤ 0,12 mg/l ở nước bùn đáy; nồng độ trung bình H2S trong nước sát đáy ≤ 0,04 mg/l, bùn đáy ≤ 0,06 mg/l, năng suất đạt 5,9 - 7,2 tấn/ha/vụ, tỷ lệ sống của tôm nuôi đạt 67- 72%, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR=1,47 - 1,53, tỷ lệ tổng thu/tổng chi phí B/C=1,49 - 2,18, thời gian nuôi trung bình 140 ngày.

35

7

BƯỚC ĐẦU QUAN TRẮC HÀM LƯỢNG CÁC BON VÔ CƠ HÒA TAN (DIC) TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

Vũ Hữu Hiếu, Lê Thị Phương Quỳnh - Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên

Dương Thị Thuỷ, Hồ Tú Cường - Viện Công nghệ Môi trường

Trần Thị Bích Nga - Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

DIC là thành phần chính của tải lượng cacbon tổng số trong hầu hết các sông trên thế giới, chịu tác động bởi nhiều yếu tố như sự phong hóa đá – đặc điểm địa chất, lưu lượng nước - lượng mưa, độ cao tương đối của lưu vực và các tác động bởi con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng DIC trung bình tại 8 trạm quan trắc trên hệ thống sông Hồng dao động từ 15,2 - 18,3 mgC/l. Không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng DIC giữa các vị trí trong suốt quan trắc thời gian từ tháng 1/2009 – 12/2010. Hàm lượng DIC trong nước sông tỉ lệ nghịch với lưu lượng nước tại tất cả các trạm quan trắc, thể hiện sự pha loãng các chất tan trong nước sông khi lưu lượng nước tăng lên. Mối quan hệ giữa hàm lượng DIC và các yếu tố khác như mật độ dân số, độ cao tương đối được thể hiện không rõ ràng.

41

8

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐIỆN THUỶ TRIỀU TẠI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM

TS. Dư Văn Toán - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

ThS. Nguyễn Quốc Trinh - Trung Tâm Dự Báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương

Bài báo nêu phương pháp nghiên cứu và các công thức đánh giá tổng điện thuỷ triều năm, công suất thiết kế từ thuỷ triều có thể ứng dụng vào sản xuất điện, những phương án thiết kế trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam. Tại Việt Nam có 8 phương án,  trạm điện thuỷ triều (TĐTT) thấp nhất có công suất 168 MW.h, tổng điện năng 1 năm là 0,45 tỷ kW.h/năm, lớn nhất đạt 1509 MW.h và tổng điện năng 1 năm là 4 tỷ kW.h/năm. Tổng các phương án tại vùng Đông Nam Bộ là 3500 MW.h và 8,5 tỷ kW.h/năm. Đây là những con số tiềm năng điện thuỷ triều có thể giúp ích nước ta rất nhiều.

47

9

Ngọc Hà: Ngày quốc tế Bảo vệ tầng ô zôn năm 2011: “Loại trừ các chất HCFC – Một cơ hội duy nhất”

52

10

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 8 năm 2011

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

53

11

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 8 - 2011 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

64

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất