MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4

Đăng ngày: 24-05-2022 File đính kèm
Số 736(1) tháng 4 năm 2022

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Đánh giá chất lượng không khí tại Thành phố Hạ Long, Tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2016–2019

Dương Thị Huyền Trang1, Đỗ Hữu Tuấn1*

 

1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Địa

chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Hà Nội; duongthihuyentrang_t61@hus.edu.vn; tuandh@vnu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel.: +84–2438584995

 

Tóm tắt: Ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn là vấn đề đáng báo động, đặc biệt là tại các nước kém phát triển và đang phát triển. Tại Việt Nam chất lượng không khí tại các thành phố lớn cũng đang là vấn đề nổi cộm. Việc đánh giá chất lượng không khí tại các thành phố là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá chất lượng không khí tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2016–2019 bằng phân tích thống kê, so sánh với quy chuẩn Việt Nam qua các chỉ số riêng lẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về cơ bản có chất lượng tốt. Hầu hết các thông số quan trắc đều dưới mức quy chuẩn. Tuy nhiên Thànhh phố đang có dấu hiệu ô nhiễm bụi tại một số địa điểm quan trắc. Các nguồn phát thải chính cần được quan tâm kiểm soát như khai thác than, khu công nghiệp, hoạt động du lịch và giao thông vận tải.

Từ khoá: Chất lượng không khí; Môi trường không khí; Ô nhiễm không khí; Hạ Long

1

2

Plastic waste, microplastics in the Saigon – Dong Nai river basin, the risk of impacts on the health of people

Huynh Phu1*, Huynh Thi Ngoc Han2, Nguyen Ly Ngoc Thao1

1 HUTECH University; h.phu@hutech.edu.vn; nln.thao@hutech.edu.vn

2 Hochiminh City University of Nature Resources & Environment; htnhan_ctn@hcmunre.edu.vn

*Correspondence: h.phu@hutech.edu.vn; Tel.: +84–966687548

 

Tóm tắt: With the increasing demand for plastic, the environment is now suffering from more plastic waste than ever before; especially disposable plastic waste and medical waste plastic in the post–Covid–19 period. Plastics cannot be biodegraded but persist over time, they are broken down into smaller pieces. These pieces are called microplastics. By means of an overview research method to make theoretical arguments about the risks related to human health from microplastics and we have conducted a survey to sample water on the Saigon–Dong Nai river, the purpose of This paper presents a method to identify microplastics in the continental surface water environment under Vietnamese conditions. The research method has been applied on the Saigon river basin from Dau Tieng lake and Dong Nai tributary from Tri An lake to Thanh Da, at the confluence of the Saigon–Dong Nai rivers; and analyzed some of the impacts of microplastics on human health.

Từ khoá: Harm of microplastics; Microplastics; Plastic waste; Saigon–Dong Nai River; Surface water.

14

3

Đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước nhờ tầng thấm lọc ven song

Nguyễn Trung Hiếu1, Đoàn Thu Hà1*

1 Trường Đại học Thủy lợi; trunghieu.ma@hotmail.com; thuha_ctn@tlu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: thuha_ctn@tlu.edu.vn; Tel.: +84–948172299

Tóm tắt: Các giếng ven sông tại có vị trí phù hợp có thể thu được lượng nước thấm từ sông và một phần nước dưới đất. Nghiên cứu được thực hiện tại bãi giếng thử nghiệm khai thác nước thấm từ sông tại Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải dương, nhằm đánh giá và chứng minh khả năng cải thiện chất lượng nước nhờ tầng thấm lọc ven sông. Các mẫu nước đã được phân tích chất lượng nước, đánh giá sự thay đổi thành phần các chất giữa nước sông và nước thấm với các khoảng cách từ sông khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng COD trong nước thấm tại vị trí khoan nghiên cứu cách bờ sông 11 m giảm tới 86% so với nước sông, NH4+ giảm 81%. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh tầng lọc thềm sông giúp làm giảm các ô nhiễm như NH4+, NO3–, COD. Nước thấm từ sông hứa hẹn một giải pháp nguồn nước phù hợp trong tình hình nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt hiện nay.

Từ khoá: Nước thấm từ sông; Lưu lượng nước thấm; Chất lượng nước thấm; Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm.

28

4

Đánh giá diễn biến đường bờ và xu thế bồi – xói khu vực bờ biển

Cửa Đại – Hội An, tỉnh Quảng Nam

Quỳnh K.N. Cao1,2, Phạm T.H. Hạnh1,2, Bùi Tá Long1,2*

1 Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM; quynh.cao06032000@hcmut.edu.vn;

hanh.pham.1229221@hcmut.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn

2 Đại học Quốc gia Tp. HCM; quynh.cao06032000@hcmut.edu.vn;

hanh.pham.1229221@hcmut.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn

*Tác giả liên hệ: longbt62@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–918017376

 

Tóm tắt: Xói lở bờ biển đang diễn ra ở cả ba miền của đất nước, gây thiệt hại lớn về công trình, kinh tế–xã hội và môi trường sinh thái. Trong thời gian qua, tại bờ biển miền Trung hiện tượng xói lở diễn ra thường xuyên với nhiều quy mô khác nhau. Dưới tác động của các yếu tố thủy động lực học cùng với hiện tượng thời tiết cực đoan, tình trạng xói lở tại vùng biển Cửa Đại– Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn ra với mức độ báo động. Nghiên cứu này có mục tiêu đánh giá biến động đường bờ biển Cửa Đại giai đoạn 2016–2021, sử dụng phương pháp tích hợp phân tích đường bờ kết hợp (Digital Shoreline Analysis System–DSAS) với GIS, viễn thám. Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn 2016–2017 khoảng 36% chiều dài đường bờ tại khu vực nghiên cứu (KVNC) bị xói lở. Giai đoạn 2017–2018, con số này tăng lên 95%, tức gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2016–2017. Tuy nhiên, giai đoạn 2018–2020 đã có sự chuyển hướng sang bồi tụ, qua giai đoạn 2020–2021, đường bờ có xu hướng xói lở trở lại. Tổng diện tích mất đất của cả khu vực lên đến 112 ha sau năm năm. Các kết luận phù hợp hiện trường khảo sát

Từ khoá: Landsat 8; GIS; DSAS; Biến động đường bờ; Sạt lở; Cửa Đại.

41

5

Đánh giá hiện trạng phân bố và sự biến động theo mùa mức độ ô nhiễm PM2.5 tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Châu1,2, Đinh Thị Ái Liên1,2, Nguyễn Hoàng Phong1,2, Bùi Tá Long1,2*

1 Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM; chau.nguyen2610@hcmut.edu.vn; lien.dinh2520@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn

2 Đại học Quốc gia Tp. HCM; chau.nguyen2610@hcmut.edu.vn; lien.dinh2520@hcmut.edu.vn; nhphong@dcselab.edu.vn; longbt62@hcmut.edu.vn

*Tác giả liên hệ: longbt62@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–918017376

 

Tóm tắt:  Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) với diện tích chỉ chiếm 12,5% nhưng đóng góp khoảng 50,0% sản lượng lúa, 90,0% sản lượng gạo xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong bối cảnh ô nhiễm không khí hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5)  đã tạo mối nguy tiềm tàng cho canh tác nông nghiệp của vùng. Với mục tiêu đánh giá sự biến thiên theo không gian–thời gian ô nhiễm PM2.5 cho mùa khô (tháng 03/2018) và mùa mưa (tháng 05/2018), nghiên cứu sử dụng các nhóm dữ liệu phát thải kiểm kê và hệ thống các mô hình WRF (Weather Research and Forecast)/CMAQ (Community Multiscale Air Quality Modeling System) kết hợp để tính toán. Từ kết quả mô hình phản ánh, mức nồng độ PM2.5 hàng ngày trong mùa khô là cao hơn hẳn mùa mưa và hầu hết đều vượt ngưỡng quy định, trung bình từ 40,82–114,56 μg/m3 so sánh với chỉ 13,35–95,31 μg/m3. Mức nồng độ cực đại trong ngày thường diễn ra tại các huyện ven biển như Hòn Đất và Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được xem là những kết quả sơ bộ bước đầu, đã chứng minh được sự ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng khác nhau và ba loại phát thải tiền chất chính NOx, cacbon đen BC và NMVOCs đóng góp đáng kể đến sự hình thành PM2.5 ở vùng TGLX; đồng thời, khung phương pháp nghiên cứu cũng là cơ sở cho việc mở rộng thời gian và quy mô mô phỏng, hướng đến việc lượng hóa chi tiết thiệt hại nông nghiệp do phơi nhiễm PM2.5 gây ra.

Từ khoá: Ô nhiễm PM2.5; Phát thải tiền chất; TGLX; WRF/CMAQ.

54

6

Đánh giá chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019–2020

Lê Ngọc Cầu1*, Lê Văn Quy1, Phạm Thị Quỳnh1

1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; caukttv@gmail.com; vanquymt@gmail.com; quynhpt0310@gmail.com

*Tác giả liên hệ: caukttv@gmail.com; Tel.: +84–912598027

   

Tóm tắt:  Sông Cầu là con sông quan trọng cung cấp tổng lượng nước hằng năm khoảng 4,5 tỷ m3 và đóng vai trò huyết mạch giao thông đường thủy hỗ trợ gắn kết kinh tế – văn hóa giữa các địa phương. Số liệu quan trắc cho thấy, chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất tại làng nghề và khu công nghiệp. Căn cứ các nguồn số liệu quan trắc nước mặt thu được tại 24 điểm quan trắc chất lượng nước mặt và Hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước được ban hành tại Quyết định số 1460/QĐ–TCMT của Tổng cục Môi trường, nghiên cứu đã thực hiện tính toán chỉ số chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bài báo lựa chọn đánh giá trong hai mùa mưa và mùa khô của các năm 2019 và 2020. Kết quả tính toán 11 thông số tương ứng với ba nhóm cho thấy vào mùa khô năm 2019–2020, chỉ số chất lượng nước (WQI) dao động từ 28–97; trong khi đó, kết quả chỉ số vào mùa mưa dao động từ 28–100 trong hai năm nghiên cứu. Nhìn chung, chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh đã có sự suy giảm trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020. Vào mùa khô năm 2020, số lượng điểm quan trắc đạt chất lượng nước rất tốt và tốt giảm còn 9/24 điểm và 4/24 điểm tương ứng; và mức chất lượng trung bình tăng từ 3/24 lên 9/24 điểm so với 2019. Đến mùa mưa, mặc dù số điểm quan trắc ghi nhận chất lượng nước rất tốt tăng từ 9/24 điểm năm 2019 lên 11/24 điểm năm 2020; tuy nhiên chất lượng nước đạt mức trung bình tăng từ 4/24 điểm năm 2019 lên 7/24 điểm năm 2020.

Từ khoá: Sông Cầu; Chỉ số chất lượng nước; Tỉnh Thái Nguyên.

75

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất