Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2012

Đăng ngày: 01-05-2012 File đính kèm
Số 618 * Tháng 6 năm 2012

STT

Tên bài

Trang

1

VIỆT NAM VÀ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT LẮNG ĐỌNG AXÍT ĐÔNG Á (EANET)

TS. Dương Hồng Sơn  - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Lắng đọng axit đang là một trong những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng tới cuộc sống con người và các hệ sinh thái đồng thời vì tính chất xuyên biên giới, vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia tới quy mô khu vực và toàn cầu. Lắng đọng axit làm giảm chất lượng môi trường xung quanh của các hệ sinh thái đất, nước, sinh vật và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, rừng, phá hoại các công trình xây dựng… và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.

1

2

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH ĐỘNG LỰC SÔNG BIỂN TỚI HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN BỒI TỤ - XÓI LỞ VÀ BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ VÙNG CỬA LẤP VÀ CỬA LỘC AN

TS. Trương Văn Bốn - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TS. Nguyễn Kiên Dũng - Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV & MT

Nghiên cứu diễn biến bồi/ xói và biến động đường bờ có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra biện pháp chỉnh trị đảm bảo an toàn bờ biển. Ngày nay, bằng nhiều phương pháp như thống kê, đo đạc định kỳ hay sử dụng công nghệ viễn thám với ảnh vệ tinh đa thời gian… có thể theo dõi được diễn biến của quá trình biến động đường bờ, luồng lạch theo thời gian. Tuy nhiên, có thể thấy rằng quá trình diễn biến hình thái bờ biển là kết quả của các tương tác đông lực xảy ra tại vùng biển, vì vậy, nhằm tìm ra nguyên nhân, cơ chế diễn biến, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các quá trình động lực tới diễn biến hình thái là cần thiết. Hiện trạng diễn biến khu vực Cửa Lấp và Cửa Lộc An đã và đang xảy ra rất mạnh mẽ ảnh hưởng tới an toàn bờ biển và sự phát triển kinh tế xã hội vùng bờ biển. Bài báo giới thiệu những kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình động lực tới biến động hình thái tại khu vực Cửa Lấp và Cửa Lộc An.

9

3

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI BẰNG MÔ HÌNH DPSIR

TS. Dương Hồng Sơn, TS. Ngô Thọ Hùng - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Mô hình đánh giá DPSIR là một công cụ để thiết lập các chỉ thị môi trường. Mô hình này được phát triển bởi Cơ quan quản lý môi trường Châu Âu (European Environmental Agency) và đã được áp dụng rộng rãi trong việc đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường. Đây là một công cụ tốt dùng để phân tích các vẫn đề môi trường tổng hợp. Trong bài báo này, mô hình đánh giá DPSIR được áp dụng để đánh giá một cách toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội và đưa ra các kiến nghị cho giải pháp quản lý.

16

4

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT SINH DỊCH CÚM GIA CẦM Ở HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN

TS. Dương Văn Khảm - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường

Trên cơ sở nghiên cứu nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, kỹ thuật và các điều kiện thời tiết khí hậu có nguy cơ gây nên dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, bài viết đã bước đầu đánh giá được vai trò của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự phát sinh dịch cúm gia cầm nhằm làm cơ sở khoa học trong công tác giám sát và dự báo dịch cúm gia cầm ở nước ta. 

24

5

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG BÙN CÁT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU XÓI LỞ - BỒI LẤP ĐỚI VEN BIỂN QUẢNG NAM

TS. Đỗ Quang Thiên, ThS. Nguyễn Thị Nở - Đại học Huế

Trên cơ sở các tài liệu quan trắc sóng, gió hàng ngày và theo 8 hướng của năm 2008 tại trạm hải văn Sơn Trà, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp tính toán cân bằng bùn cát để đánh giá hoạt động xói lở - bồi lấp khu vực nghiên cứu. Kết quả tính toán cho thấy, tổng lượng bùn cát tải vào trong một năm là 248.078 m3 nhỏ hơn tổng lượng bùn cát đổ ra biển là 596.689 m3, cùng với kết quả nghiên cứu thực trạng đã khẳng định khu vực cửa sông ven biển Quảng Nam đang bị xói lở với tốc độ trung bình khoảng 4 m/năm.

29

6

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HẤP PHỤ DẦU CỦA CÁC CHỦNG TÓC

Nguyễn Vũ Anh Tuấn - Cục Quản lý khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an

Nước bị ô nhiễm dầu được cho là một trong những hiểm họa rất nguy hại trên thế giới. Sự có mặt của dầu trong nước gây nhiều tác động tới nền kinh tế, môi trường và sức khỏe con người bởi các đặc tính vật lý cũng như sự độc hại của nó. Trong những giải pháp xử lý truyền thống và tiên tiến được áp dụng để loại bỏ dầu ra khỏi nước, chất hấp thu sinh học là hấp dẫn, thú vị hơn cả bởi vì các chất này không chỉ kinh tế, tiết kiệm mà còn có khả năng hấp thu cao và có khả năng tái sử dụng. Có nhiều chất hấp thu (hấp thụ hoặc hấp phụ), tuy nhiên chúng đều được phân thành 4 dạng cơ bản: hữu cơ, vô cơ, tự nhiên và nhân tạo tổng hợp, có thể kể tên như là than hoạt tính, than bùn, cát, poli-propilen hay sợi thủy tinh, v.v... Trong số đó, tóc là một chất hấp phụ đã được lần đầu tiên sử dụng từ năm 1989 và sau đó tính hiệu quả của nó đã được các cơ quan nghiên cứu uy tín công nhận, đồng thời đưa vào áp dụng rộng rãi. Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra tính hiệu quả của từng chủng tóc cho việc tách dầu, cụ thể là 3 chủng tóc của 3 khu vực khác nhau trên thế giới, đó là châu Á, châu Âu và châu Phi. Kết quả cho thấy, tóc châu Phi loại bỏ được nhiều dầu ra khỏi hỗn hợp nước - dầu hơn 2 loại tóc còn lại, thể hiện ở 85,76% lượng dầu được hấp phụ từ lượng dầu ban đầu, trong khi so sánh với tóc châu Á và châu Âu chỉ là 30,09% và 26,40%.

38

7

HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN ĐỊA HÌNH CỬA LẤP VÀ CỬA LỘC AN QUA PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VÀ ẢNH VIỄN THÁM

TS. Trương Văn Bốn - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam                     

Sự tương tác các quá trình động lực và hình thái tại khu vực ven biển bất kỳ có thể gây ra sự biến động nhất định về bờ, bãi và luồng lạch trong khu vực. Kết quả của quá trình tương tác thể hiện trong thời đoạn ngắn như sau một cơn bão hay thời gian dài từng năm, nhiều năm...Các quá trình tự nhiên thông thường rất khó nắm bắt, vì vậy, bằng các lý thuyết và các công cụ hỗ trợ phân tích diễn biến nhằm tìm ra qui luật chủ yếu và đề xuất biện pháp ứng xử nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi. Để theo dõi quá trình diễn biến địa hình có thể thông qua các phân tích dữ liệu thống kê qua các mốc thời gian hay sử dụng công nghệ vệ tinh đa thời gian giám sát quá trình diễn biến đó. Với mục tiêu phân tích diễn biến địa hình Cửa Lấp và Cửa Lộc An, bài viết sử dụng phân tích theo thống kê và ảnh viễn thám nhằm tìm ra những diễn biến chủ yếu, đa thời gian tạo cơ sở cho việc chọn lựa giải pháp giảm thiểu những tác động bất lợi ảnh hưởng đến an toàn bờ biển.

44

8

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ CHỈ SỐ CHẤT LƯƠNG KHÔNG KHÍ (AQI) ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP MINH HƯNG - HÀN QUỐC

ThS. Nguyễn Huyền Trang, TS. Tôn Thất Lãng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

Đề tài đã nghiên cứu và tính toán chỉ số chất lượng không khí đối với khu công nghiệp Minh Hưng –Hàn Quốc (KCN MH-HQ) và xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng không khí trong KCN MH-HQ. Kết quả chất lượng môi trường không khí KCN MH-HQ được chia làm 3 vùng chính. Vùng ô nhiễm nhất (màu đỏ), là vùng có chất lượng không khí Xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vùng thứ hai (màu da cam) ứng với chất lượng môi trường không khí Kém. Vùng ba (màu vàng) tương ứng với chất lượng môi trường Trung bình. Từ đó, bài báo đã đề xuất một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khu vực này.

51

9

TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA “NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ MỚI”

TS. Bùi Văn Đức - Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia

57

10

Thu Hằng: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC GẶP MẶT BÁO CHÍ NHÂN KỶ NIỆM 87 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

59

11

BƯỚC TIẾN MỚI TRONG CÔNG TÁC DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Lê Thanh Hải -  Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

60

12

Ngọc Hà: Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia Tuyên dương học sinh giỏi năm học 2011-2012

62

13

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 5 năm 2012

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

63

14

Tóm tắt tình hình môi trường không khí và nước tháng 3/2012

74

15

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 5 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất