Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2012

Đăng ngày: 01-06-2012 File đính kèm
Số 619 * Tháng 7 năm 2012

STT

Tên bài

Trang

1

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN PHÂN PHỐI CẶP TRONG NGHIỆP VỤ VẬN HÀNH HỒ CHỨA PHỤC VỤ KIỂM SOÁT LŨ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Oliver SAAVEDRA - Trường Đại học Tổng hợp Tokyo

TS. Dương Văn Khánh - Trung tâm Quy họach và Điều tra tài nguyên nước

Bài báo này đề cập khả năng mô phỏng lũ lớn trên lưu vực sông Hương ở Miền Trung của Việt Nam sử dụng dự báo lượng mưa từ qui mô toàn cầu và qui mô khu vực. Số liệu mưa thực đo và mây ảnh vệ tinh được sử dụng để xác định lượng mưa. Để tạo ra sự sử dụng lớn nhất của tính không đồng nhất theo không gian của các loại số liệu mưa khác nhau, mô hình thủy văn phân phối được sử dụng để mô tả quá trình thủy văn này. Bằng cách này, mô phỏng dòng chảy lũ sử dụng số liệu mưa xác định từ sản phẩm vệ tinh so sánh với số liệu thực đo. Dự báo từ quy mô toàn cầu đã chỉ ra việc thực hiện mô phỏng đỉnh lũ bình thường tốt hơn so với thời kỳ lũ lớn và đặc biệt lớn. Mặt khác, cũng cho thấy trong thời kỳ lũ đặc biệt lớn, sử dụng dự báo khu vực và ảnh mây vệ tinh là phương pháp cho kết qủa tương đối gần với số liệu thực đo. Tổng lượng dòng chảy mô phỏng tại điểm khống chế ở hạ lưu và phạm vi vùng ngập lụt được xác định sử dụng các đặc điểm địa hình.

Nghiên cứu này là bước khởi đầu định hướng giúp phát triển chiến lược cứu hộ, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và tăng cường năng lực cảnh báo sớm thiên tai lũ lụt hiệu quả trong tương lai.

1

2

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

PGS.TS. Nguyễn Văn Đản - Viện Tài nguyên Nước

TS. Nguyễn Kiên Dũng - Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV &MT

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu và đề xuất mở rộng hệ thống các chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước dưới đất (TNNDĐ) góp phần phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

8

3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ - SINH THÁI QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

PGS. TSKH. Bùi Tá Long, CN. Phạm Hoàng Thu Hiền  - Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM

Hoạt động nuôi trồng thủy sản tự phát, không được quản lý phù hợp sẽ gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, dẫn đến giảm nguồn thu nhập của chính những người lao động. Quản lý nuôi trồng thủy sản chỉ chú trọng tới sản lượng sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn kéo theo những rủi ro sinh thái, bởi lẽ hoạt động nuôi trồng thủy sản phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng tài nguyên và môi trường biển. Quản lý nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi sự hiểu biết về xung đột và tương tác giữa sử dụng tài nguyên với người sử dụng. 

Để đảm bảo sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững, cần phải hiểu được những giới hạn sinh thái và kinh tế mà vượt qua giới hạn đó nuôi trồng thủy sản trở nên kém hiệu quả. Mô hình Market cung cấp công cụ, giúp hiểu biết về các tác động qua lại giữa các khía cạnh sinh thái và kinh tế của sản xuất nuôi trồng thủy sản. Từ đó thấy rõ sự cần thiết phải quản lý tài nguyên và hoạch định chính sách, cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa tính bền vững của sinh thái với hệ thống kinh tế.

Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng mô hình Market cho quản lý nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, lấy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm ví dụ nghiên cứu. Kết quả cho phép khẳng định mô hình Market có thể được chuyển giao cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhằm định hướng, đưa ra các phương pháp quản lý bền vững nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.

16

4

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG SÀI GÒN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MỤC TIÊU AN TOÀN CẤP NƯỚC

ThS.NCS. Lê Việt Thắng – ĐH Thủ Dầu Một

TS. Nguyễn Hồng Quân – Viện Môi trường và Tài nguyên

GS.TS. Lâm Minh Triết – Viện Nước và Công nghệ Môi trường

PGS.TS. Lê Mạnh Tân - ĐH Thủ Dầu Một

Sông Sài Gòn là phụ lưu của hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, là nguồn cấp nước cho các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là nguồn tiếp nhận nước thải từ các tỉnh, thành trong lưu vực sông. Nguồn nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm với nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép tại nhiều vị trí. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 trong đánh giá và dự báo chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn từ chân đập Dầu Tiếng đến Phú An trong mùa khô (tháng 1 – 4/2010) cho 3 chỉ tiêu DO, BOD5 và NH4+. Để tăng tính khách quan của dữ liệu đầu vào tại các biên, chúng tôi áp dụng phương pháp xác xuất thống kê xác định giá trị các thông số mô phỏng tại các biên chất lượng nước. Kết quả tính toán cho thấy mô hình đã mô phỏng được hiện trạng chất lượng nước đoạn sông nghiên cứu. Kết quả dự báo cho thấy các thông số mô phỏng (DO, BOD5, NH4+) đều vượt quy chuẩn nguồn cấp nước loại A2 – QCVN 0: 2008 đoạn từ Thị Tính đến trạm bơm Hòa Phú. Do vậy, cần nhanh chóng triển khai các giải pháp công trình và phi công trình trong quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn khu vực thượng nguồn các nhà máy cấp nước, đảm bảo đạt quy chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt.

24

5

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM TRONG BỐI CẢNH BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU

PGS.TS. Lê Văn Thăng - Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học - Đại học Huế

ThS. Lê Văn Hoàng - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam

Trên cơ sở sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: phân tích tổng hợp, khảo sát thực địa, tham vấn ý kiến chuyên gia, công nghệ GIS, bài báo tập trung nghiên cứu về trữ lượng, động thái cũng như những bất cập trong khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt của một số ngành ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Sử dụng thông tin dự báo mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu của một số nghiên cứu đi trước, bài báo đã xây dựng được bản đồ mực nước biển dâng chi tiết cho một số khu vực ở hạ lưu hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia. Từ đó đề xuất định hướng một số giải pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên nước mặt vùng nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

31

6

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI CÁC PHỤ PHẨM CÂY LÚA

ThS. Hoàng Thị Huê - Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về năng lượng sử dụng cho các ngành công nghiệp và sinh hoạt tại Việt Nam ngày càng tăng. Nước ta vẫn đang là nước nông nghiệp, với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, nguồn phụ phẩm trong quá trình canh tác nông nghiệp tạo ra rất lớn. Áp dụng hệ thống lò đốt tầng sôi đồng phát nhiệt - điện là một hướng nghiên cứu mới và hiệu quả. Công nghệ này có nguyên lý hoạt động như sau: Hệ thống bơm sẽ cấp nước cho nồi hơi, sau đó nhiên liệu (trấu, rơm rạ,…) được cấp cho lò đốt. Quá trình cháy tại lò đốt tạo ra một lượng nhiệt cung cấp cho nồi hơi, kéo tuốc bin hơi quy máy phát điện, từ đó cung cấp cho nhà máy sấy hoặc xay xát. Nguồn hơi ra khỏi tuốc bin (hơi thứ cấp), nguồn nhiệt này dùng để sấy nông sản. Việc đưa nguồn năng lượng sinh khối vào sử dụng không chỉ thay thế nguồn năng lượng hoá thạch mà còn góp phần xử lý chất thải rắn trong nông thôn hiện nay, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và làm giảm sức ép đến môi trường.

39

7

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS XÂY DỰNG  BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG NGẬP LỤT TỈNH QUẢNG NINH

TS. Dương Văn Khảm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Đông Bắc Việt Nam. Là một tỉnh miền núi duyên hải, với 80% diện tích đất đai là đồi núi.  Địa hình được chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng và vùng biển đảo. Với vị trí địa lý trải dài từ Bắc xuống Nam, sông suối ngắn và dốc, có bờ biển dài và địa hình phân bố nhiều vùng miền tương đối phức tạp, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là lũ lụt, lũ quét ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng được bản đồ ngập lụt và thời gian ngập lụt  sẽ là một công cụ trực quan rất hữu ích, cho phép đánh giá được khả năng ngập lụt cho từng lưu vực sông theo các kịch bản mưa khác nhau. Điều này rất cần thiết cho các nhà quản lý khi quyết định xử lý tình huống khẩn cấp trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hai do lũ lụt gây ra.

44

8

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT CÂN BẰNG CHE PHỦ TRÊN LƯU VỰC SÔNG CHU (PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)

NCS. Lê Kim Dung - Đại học Hồng Đức

Mục đích của bài báo này là dựa vào hệ số mất cân bằng che phủ (được tính qua mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ hiện tại và tỷ lệ che phủ cần có theo đề xuất quy hoạch) để đánh giá mức độ mất cân bằng che phủ (MCBCP) trên lưu vực sông Chu. Các kết quả đánh giá cho thấy, trên lưu vực sông Chu, hệ số MCBCP có sự khác nhau giữa ba khu vực thượng - trung và hạ lưu; giữa các phụ lưu; các đơn vị hành chính. Chỉ số MCBCP được đánh giá theo 4 cấp: thấp, trung bình, cao và đạt CBCP. Trong 38 xã xét MCBCP (là những xã có từ 200 ha rừng và chiếm 20% DTTN trở lên) có 18 xã đạt CBCP, 20 xã MCBCP cần được ưu tiên đầu tư phục hồi lớp phủ, phát triển sản xuất trên đất lâm nghiệp phục vụ xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

50

9

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC QUAN ĐIỂM THẨM MỸ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ThS. Nguyễn Thị Luyến - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

56

10

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC ĐÔNG BẮC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC   

Lê Thu Hạnh - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc

59

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 6 năm 2012

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

60

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 6 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

68

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất