STT |
Tên bài |
Trang |
1 |
ÁP CAO THANH TẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI TIẾT VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Vũ Anh và PGS.TS. Nguyễn Viết Lành - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ Khí tượng Thủy văn và Môi trường Bằng việc sử dụng số liệu tái phân tích của NCAR/NCEP để xây dựng bộ bản đồ đường đẳng áp và đường dòng trung bình từng tháng trên các mực đẳng áp chính (từ mực 1000 - 500 mb) cho khu vực châu Á và lân cận, bài báo đã phân tích được một trung tâm áp cao hoạt động trên khu vực cao nguyên Tây Tạng-Thanh Hải và được gọi là áp cao Thanh Tạng. Áp cao này hoạt động một cách độc lập trong các tháng mùa hè, khi áp cao Siberia rút lui một cách mạnh mẽ về phía tây; còn trong mùa đông, áp cao này hầu như hòa lẫn với áp cao Siberia. Trong các tháng mùa hè, áp cao này có thể xâm nhập xuống Việt Nam và gây nên mưa rào và dông. |
1 |
2 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN PGS.TS Trần Hồng Thái, NCS. Đỗ Đình Chiến, ThS. Đỗ Thị Hương, ThS. Phạm Thanh Long, KS. Phạm Thị Thu Trang, KS. Trần Thị Thanh Hải - Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường Bài báo tập trung trình bày kết quả cân bằng nước trên lưu vực sông Cầu (khu vực tỉnh Thái Nguyên) với nhu cầu sử dụng nước và hệ thống công trình thủy lợi theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Phân tích sự thừa, thiếu nước kết hợp với sự biến đổi về lượng mưa, bốc hơi, dòng chảy tại các khu vực trên lưu vực sông Cầu, nhóm tác giả đánh giá khả năng hoạt động và an toàn của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy với số liệu thu thập tương đối đầy đủ giữa các ngành, nghề, địa phương về hiện trạng và quy hoạch phát triển đến năm 2020 ở Thái Nguyên. |
6 |
3 |
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN PGS.TSKH. Bùi Tá Long, ThS. Dương Ngọc Hiếu, KS. Lê Thị Hiền, CN. Lê Thị Diệu Hiền - Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM Lưu vực sông Sài Gòn là một trong những tiểu lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai. Nguồn nước sông Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp,công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cho các địa phương trên lưu vực. Sông Sài Gòn là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ các cấp. Hiện nay khối lượng thông tin liên quan về môi trường, tài nguyên cũng như những vấn đề về biến đổi khí hậu không ngừng tăng lên, dẫn tới sự phân chia tự nhiên dữ liệu và tri thức theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đảm bảo tính toàn vẹn và tổng hợp của thông tin đang tiếp tục chịu sự phân chia, xé lẻ như vậy rất cần xây dựng phương pháp tích hợp tri thức và thông tin dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng mô hình tích hợp đòi hỏi phải xây dựng chương trình khung, cách tiếp cận, phương pháp, công nghệ và phải dựa trên giải pháp đồng bộ như phát triển mạng viễn thông, chuyển đổi từ công nghệ giấy sang công nghệ quản lý bằng số hóa. Bên cạnh đó sự kết nối dữ liệu với mô hình toán giúp ra quyết định có cơ sở khoa học, giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường. Xây dựng một mô hình tích hợp là cần thiết, không thể trì hoãn, mặc dù không hề đơn giản, bởi lẽ không ai mong muốn tình trạng môi trường nước mặt của sông Sài Gòn tiếp tục xấu đi. Trong báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu theo hướng tích hợp cơ sở dữ liệu theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường nước với đối tượng nghiên cứu là sông Sài Gòn. Kết quả nổi bật của nghiên cứu này là phần mềm được đặt tên là SAGOCLim (SAGOn Climate change database software - phần mềm CSDL môi trường và biến đổi khí hậu sông Sài Gòn). |
13 |
4 |
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CU ĐÊ ThS. Nguyễn Thị Thanh Tú - Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh PGS.TS. Đinh Xuân Thắng - Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Cu Đê tại 5 mặt cắt (MC) trên chiều dài khoảng 9km vào các tháng 5, 6 và 7 năm 2012 đã được sử dụng để xác định mức độ ô nhiễm và khả năng tự làm sạch của sông. Khả năng tự làm sạch được đánh giá qua tỉ số giữa tốc độ nạp khí tự nhiên và tốc loại ôxy do quá trình phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ. Tốc độ loại ôxy được xác định bằng phương pháp đồ thị. Tốc độ nạp khí tự nhiên được xác định thông qua sự thiếu hụt ôxy tại những thời điểm xác định tại một điểm đo cố định. Kết quả cho thấy, phía hạ lưu sông Cu Đê đã bị ô nhiễm nhẹ bởi các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học được thể hiện qua các giá trị BOD5 và hằng số tốc độ phân hủy (k1) có giá trị trung bình nằm trong khoảng 0,101 ÷ 0,122 ngày-1. Hằng số tốc độ nạp khí tự nhiên k2_tb = 0,17 ÷ 0,29/ngày. Khả năng tự làm sạch của sông thấp vào các tháng mùa khô, do ảnh hưởng lớn của quá trình xâm nhập mặn. Giá trị hệ số tự làm sạch (f) dao động trung bình trong khoảng 1,39 ÷ 2,87 và có xu hướng tăng dần từ mặt cắt MC1 đến MC5. |
23 |
5 |
HIỆN TRẠNG VỀ DỰ BÁO BIỂN (THỦY TRIỀU – SÓNG – NƯỚC DÂNG) TẠI TRUNG TÂM DỰ BÁO KTTV TRUNG ƯƠNG ThS. Nguyễn Quốc Trinh và các dự báo viên biển - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Dự báo biển là lĩnh dự báo mới của khí tượng thủy văn trong những năm gần đây. Công cuộc dự báo cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu định hướng phát triển kinh tế biển ngày càng được nâng cao, do đó lĩnh vực dự báo biển bắt đầu có sự chú trọng. Trong bài báo này chúng tôi đư ra một số thông tin trong công tác dự báo nghiệp vụ. Mặc dù, đội ngũ phụ vụ dự báo biển còn non kém chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng bước đầu đưa ra được các sản phẩm dự báo biển như thủy triều, sóng biển và nước dâng do bão cần thiết phục vụ công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Để có sự nâng cao và mở rộng thông tin dự báo biển thì chúng tôi đã và đang dần hoàn thiện và đặc biệt cần có sự ủng hộ, quan tâm hơn nữa của các cá nhân, cơ quan đoàn thể, các tổ chức và chính phủ đến công tác dự báo biển. |
29 |
6 |
PHÂN VÙNG DỰ BÁO CƯỜNG ĐỘ HOẠT ĐỘNG TRƯỢT, LỞ ĐẤT ĐÁ TRÊN SƯỜN DỐC VÙNG ĐỒI NÚI QUẢNG TRỊ - THỪA THIÊN HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH TOÁN - BẢN ĐỒ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÔNG NGHỆ GIS ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, TS. Đỗ Quang Thiên, GS.TSHH. Nguyễn Thanh - Đại học Khoa học, Đại học Huế. PGS.TS. Tạ Đức Thịnh - Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục Đào tạo Bằng phương pháp mô hình toán - bản đồ với sự trợ giúp của công nghệ GIS hoàn toàn có thể đánh giá, dự báo nguy cơ trượt lở đất đá, trên cơ sở đó xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá. Vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là nơi có mật độ trượt lở xảy ra khá mạnh và dày đặc, đa phần tập trung dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Trượt lở tập trung lớn nhất ở các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Linh, Dakrong, Tà Long, Húc Nghì, Hồng Thủy, A Roàng với mật độ từ 15 - 25 khối trượt/100 km2 gây ảnh hưởng lớn đến giao thông và vấn đề an sinh, xã hội. Do vậy, mục đích của bài báo là xây dựng bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ trượt lở đất đá ở vùng lãnh thổ đang xét, nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, sử dụng, khai thác hợp lý và phát triển bền vững lãnh thổ. |
36 |
7 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEM VÀ MÔ HÌNH THỦY LỰC TÍNH TOÁN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ CẦN THƠ PGS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, ThS. Bùi Chí Nam, ThS. Phạm Thanh Long và CN. Trần Tuấn Hoàng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam Báo cáo trình bày phương pháp và kết quả tính toán diện tích ngập lụt theo các kịch bản biến đổi khí hậu và theo các phương án quy hoạch phòng chống ngập lũ của thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Mike để tính toán thủy lực và GIS được dùng để phân vùng ngập từ kết quả mô hình thủy lực. |
45 |
8 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 8 năm 2012 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
52 |
9 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 8 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
64 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2012
Đăng ngày: 01-08-2012-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2012
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.