STT |
Tên bài |
Trang |
1 |
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LŨ TRÊN SÔNG VU GIA – THU BỒN PGS. TS. Hoàng Ngọc Quang - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển kinh tế - xã hội, lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ngày càng gia tăng, gây thiệt hại ngày càng trầm trọng hơn. Bài báo trình bày những kết quả tính toán, phân tích sự thay đổi của số lượng, tần suất xuất hiện lũ trên báo động I, II và III, cũng như độ lớn, tần suất xuất hiện và xu thế gia tăng của đỉnh lũ năm trong 30 năm, từ 1981 – 2010 tại các trạm thủy văn Ái Nghĩa và Câu Lâu để minh chứng cho sự tác động của biến đổi khí hậu đến lũ trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU TỔ HỢP LŨ LỚN LƯU VỰC SÔNG LAM TS. Trần Duy Kiều - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trong những thập kỷ gần đây (1960-2011), lũ lớn trên sông Lam xảy ra ngày càng tăng cả về tần số lẫn độ lớn và mức độ nguy hại. Vì thế, việc nghiên cứu phân bố lũ trên sông Lam ngày càng hoàn chỉnh và hệ thống hơn sẽ góp phần rất quan trọng cho công tác phòng, chống và kiểm soát lũ. Trong bài báo này đưa ra kết quả nghiên cứu tổ hợp của những trận lũ lớn đã xảy ra giữa các cặp nhánh sông trên lưu vực sông Lam từ những năm 1960 trở lại đây, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong quản lý lũ lớn trên lưu vực sông. |
6 |
3 |
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO TS. Huỳnh Phú - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
12 |
4 |
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TS. Nguyễn Bá Dũng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ThS. Đặng Tuyết Minh - Trường Đại học Thủy Lợi KS. Vũ Quốc Lập - Công ty Đo đạc và Khoáng sản Đào tạo nguồn nhân lực đo đạc khảo sát, điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển đang đặt ra ngày càng cấp bách. Việc nghiên cứu xây dựng bài giảng đo đạc biển cho ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ, cho lĩnh vực đo đạc địa hình đáy biển này như thế nào, đăt ra yêu cầu nghiên cứu xây dựng quy trình đo đạc địa hình đáy biển. Qua hoạt động thực tiễn, các tác giả nghiên cứu đưa ra quy trình đo đạc địa hình đáy biển và thông qua đó ứng dụng đưa vào giảng dạy đo đạc bản đồ biển. |
17 |
5 |
PHÂN VÙNG TIÊU THOÁT NƯỚC LƯU VỰC SÔNG PHAN- CÀ LỒ ThS. Hoàng Thị Nguyệt Minh - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bài toán tiêu thoát nước trên một lưu vực sông là tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tiêu úng, thoát lũ với mục tiêu bảm đảo an toàn tính mạng và tài sản, ổn định cuộc sống và sản xuất của cộng đồng, nói cách khác là tìm kiếm giải pháp giảm thiểu thủy tai và gia tăng mặt lợi từ nguồn nước trên một lưu vực, một vùng…. Để giải quyết các vấn đề đó, trong bài toán tiêu thoát nước trên lưu vực cần tiến hành phân chia ra các khu vực, các vùng, tiểu vùng với các điều kiện hiện trạng và phát triển tương đồng, điều kiện địa hình và hướng tiêu thoát đồng nhất, đặc điểm chế độ thủy văn, thủy lực và khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước phù hợp với thực tiễn. Bởi vì, xét về tính chất, quy mô và mức độ vấn đề cần tiêu thoát nước với mỗi vùng, khu vực cụ thể trên một lưu vực là khác nhau trong mỗi không gian đó, việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tiêu úng, thoát lũ cũng sẽ khác nhau, nhưng sẽ tập trung giải quyết được các vấn đề cụ thể cần quan tâm về tiêu thoát lũ trong mỗi không gian đó và sau cùng được tổng hợp chung trên toàn lưu vực. Theo hướng tiếp cận đó, bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu phân vùng tiêu thoát nước lưu vực sông Phan- Cà Lồ. |
22 |
6 |
TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ GIS VÀ MÔ HÌNH THỦY VĂN, THỦY LỰC TRONG VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGẬP LỤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC DỰ BÁO LŨ CHO LƯU VỰC SÔNG CẢ TS. Trần Duy Kiều - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội CN. Đinh Xuân Trường - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV&MT CN. Nguyễn Quang Minh - Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Các quá trình mô phỏng ngập lụt bằng mô hình thủy văn và thủy lực mới chỉ cho chúng ta bức tranh về diện ngập, trường vận tốc, độ sâu ngập dưới dạng các hình ảnh, số liệu. Với số liệu thô này mới chỉ xây dựng được các bản đồ giấy thể hiện lại các trận ngập lụt xảy ra mà chưa thể có các dạng thông tin hữu ích cần thiết. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và hệ thông tin địa lý thì những số liệu, dữ liệu trên lại là một phần không thể thiếu, là cơ sở dữ liệu để các công cụ GIS tiến hành tính toán, phân tích và chiết xuất ra các dạng dữ liệu cần thiết để xây dựng bản đồ ngập lụt. Bài báo này trình bày việc tích hợp công nghệ GIS và mô hình thuỷ văn, thuỷ lực trong việc xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ công tác cảnh báo và dự báo lũ cho lưu vực sông Cả. |
27 |
7 |
THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ASEN BẰNG MnO2 CÓ KÍCH THƯỚC CỠ NANO TRÊN LATERITE BIẾN TÍNH NHIỆT ThS. Lê Thu Thủy - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội Trần Hồng Côn - Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội Ứng dụng công nghệ nano là một hướng đi mới trong công nghệ xử lý nước hiện nay. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã tạo ra được vật liệu mangan dioxit (MnO2) có kích thước nanomet được cố định trên laterite đã biến tính nhiệt làm vật liệu hấp phụ xử lý asen. Khi xử lý nước bị nhiễm asen bằng vật liệu này đã cho kết quả khá tốt, giảm được nồng độ asen xuống dưới tiêu chuẩn cho phép và có khả năng ứng dụng thực tế cao. |
31 |
8 |
KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NẤM LỚN TẠI MỘT SỐ KHU RỪNG THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG TS. Lê Thanh Huyền - Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Bảo tồn đa dạng sinh học của nấm lớn là một trong những vấn đề đang được quan tâm. Hiện nay, ở Việt Nam, tính đa dạng nấm lớn ở các rừng quốc gia ngày một giảm xuống, không có sự bảo tồn các loài nấm quý hiếm và chưa có nhận thức đúng đắn cho việc bảo tồn chúng. Trong bài này, chúng tôi đề cập đến công việc khảo sát tính đa dạng của nấm lớn tại một số khu rừng quốc gia của Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn gen và bước đầu đánh giá về tác động của môi trường đến đa dạng sinh học của nấm lớn. |
35 |
9 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY LỰC HAI CHIỀU HDM LẬP BẢN ĐỒ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG DINH (NINH HÒA) KS. Bùi Văn Chanh, KS. Nguyễn Văn Lý - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ KS. Trần Văn Tình - Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Mô hình thuỷ lực hai chiều HDM có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, được Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường cải tiến thêm nhiều chức năng mô phỏng và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Mô hình đã ứng dụng thành công cho hệ thống sông Hồng, các sông trên địa bàn tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, sông Cà Ty và La Ngà tỉnh Bình Thuận và đang ứng dụng cho các sông tỉnh Phú Yên. Báo cáo trình bày kết quả áp dụng mô hình HDM xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Dinh (Ninh Hòa). Lũ lụt hàng năm trên lưu vực sông Dinh (Ninh Hòa) gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là thị xã Ninh Hòa. Lập bản đồ ngập lụt không chỉ phục vụ công tác phòng chống lũ lụt, mà còn là cơ sở để quy hoạch cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định của mô hình cho thấy, bộ thông số của mô hình ổn định, đáng tin cậy trong việc lập bản đồ ngập lụt phục vụ công tác phòng chống lũ lụt trên lưu vực sông Dinh (Ninh Hòa). |
41 |
10 |
Đồng Bằng sông Cửu Long 50% diện tích đất trồng lúa sẽ bị nhiễm mặn và không thể sử dụng vào năm 2050 Nguyễn Quang - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương |
46 |
11 |
Ngọc Hà: Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường khai giảng hai lớp học |
47 |
12 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 10 năm 2012 Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
48 |
13 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 10 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường) |
59 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 11 năm 2012
Đăng ngày: 01-10-2012-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 4
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 12 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2012
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2012
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.