STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ GIÓ MÙA MÙA HÈ CHO KHU VỰC VIỆT NAM Nguyễn Đăng Mậu(1); Nguyễn Văn Thắng(1); Mai Văn Khiêm(1); Lưu Nhật Linh (1); Nguyễn Trọng Hiệu(2) (1)Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2)Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường Tóm tắt: Chỉ số gió mùa là một dạng chỉ số dùng để phản ánh một cách khái quát nhất diễn biến gió mùa ở các khu vực khác nhau. Để xây dựng chỉ số gió mùa, trước hết cần phải dựa vào định nghĩa và bản chất vật lý của gió mùa, lựa chọn những yếu tố và khu vực đặc trưng. Nhìn chung, chỉ số gió mùa được gọi là phù hợp cho một khu vực nào đó, chỉ số đó phải phản ánh được những biến đổi quy mô lớn và hệ quả khí hậu gió mùa. Trên cơ sở phân tích trường gió vĩ hướng mực 850 hPa, chúng tôi đề xuất chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam, gọi tắt là chỉ số VSMI. Chỉ số VSMI được tính bằng trung bình hóa gió vĩ hướng mực 850 hPa ở khu vực 5-17oN và 100-110 oE. Từ khóa: Chỉ số gió mùa mùa hè |
1 |
2 |
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO LŨ HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG VỆ Lê Thị Thường- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội Tóm tắt: Vùng hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ và xảy ra hiện tượng ngập úng, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến đời sống dân sinh kinh tế. Giảm thiểu những thiệt hại do lũ vẫn luôn là nhiệm vụ của không chỉ các nhà quản lý, lãnh đạo mà cả toàn xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá thiệt hại do lũ là rất cần thiết cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc – sông Vệ. Bài báo này sẽ nghiên cứu đánh giá thiệt hại do lũ vùng hạ lưu sông Trà Khúc – sông Vệ để giảm thiểu thiệt hại một cách hiệu quả. Từ đó giúp cho công tác quản lý tiêu thoát lũ và ngập úng hạ lưu sông Trà Khúc – sông Vệ được tốt hơn. |
8 |
3 |
HIỆN TƯỢNG XÓI LỞ - BỒI TỤ BẤT THƯỜNG LÒNG SÔNG ĐỒNG NAIKHU VỰC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA Nguyễn Mạnh Hùng – Viện Địa lý tài nguyên TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Hiện tượng xói lở bờ sông Đồng Nai và các cù lao sông khu vực thành phố Biên Hòa đã diễn ra trong nhiều năm qua. Từ các tài liệu nghiên cứu địa chất, địa hình đáy sông và động lực dòng chảy, tác giả đã xác định thực trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ lòng sông. Hiện tượng xói lở - bồi tụ tại khu vực cù lao Rùa diễn biến khá phức tạp. Bờ sông Đồng Nai phía đông nam cù lao Rùa (bờ lồi) bị sạt lở với vách sạt lở trên 800 m, tốc độ sạt lở trung bình 2,0 – 2,5 m/năm. Tại bờ đối diện (bờ lõm), vật liệu có xu hướng tích tụ, hình thành doi cát có chiều dài từ 100 – 200 m, chiều rộng vài chục mét. Doi cát trên thường bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều rút. Hiện tượng xói lở tại bờ lồi và bồi tụ tại bờ lõm của khúc sông cong là sự bất thường trong quy luật hoạt động của dòng sông. Kết quả nghiên cứu góp phần giải thích hiện tượng xói lở - bồi tụ bất thường nói trên, giám sát biến động lòng sông và đề xuất một số giải pháp phòng tránh sạt lở bờ sông. |
14 |
4 |
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA NÔNG DÂN TỈNH TRÀ VINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN Lưu Đức Trung1), Nguyễn Đan Tâm2), Đào Nguyên Khôi1,2) 1)Khoa Môi Trường, Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM 2)Trung Tâm Quản Lý Nước và Biến Đổi Khí Hậu, ĐHQG-HCM Tóm tắt: Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn của các tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Trà Vinh, và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, việc đánh giá năng lực thích ứng cho người nông dân là rất cần thiết để đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp. Với phương pháp tiếp cận Motivation - Ability (MOTA: Động lực – Năng lực), nghiên cứu đã tiến hành điều tra với 103 phiếu khảo sát về nhận thức, động lực và năng lực của nông dân tại ba khu vực của tỉnh Trà Vinh tương ứng với ba mức độ xâm nhập mặn theo chiều từ biển vào nội đồng. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở các vùng có nhận thức khác nhau về xâm nhập mặn tương ứng với mức độ xâm nhập mặn, trong đó Vùng 2 là nơi đang xảy ra mâu thuẫn giữa cơ hội và thách thức cao hơn hai vùng còn lại. Cũng theo mức độ xâm nhập mặn, động lực thích ứng cũng giảm dần từ Vùng 1 đến Vùng 2 và Vùng 3. Tuy nhiên, năng lực thích ứng của Vùng 3 và Vùng 1 cao hơn hẳn Vùng 2. Từ các kết quả này, các nhà ra quyết định có thể đề xuất các chính sách theo hướng “dưới-lên” để chính sách mang tính khả thi và phù hợp hơn. Từ khóa: Năng lực thích ứng, động lực thích ứng, xâm nhập mặn, tỉnh Trà Vinh |
20 |
5 |
XÁC ĐỊNH GIÁ NƯỚC HỢP LÝ TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Nguyễn Thị Bích Ngọc và Trần Văn Tình - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn không gì có thể thay thế được, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống và sự phát triển kinh tế của toàn xã hội. Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chúng ta cần phải đánh giá và xác định rõ giá trị của nước trong tất cả các ngành kinh tế cũng như trong đời sống để có biện pháp quản lý phân phối công bằng hợp lý nguồn nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. |
29 |
6 |
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC, THỬ NGHIỆM CHO TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG SÊRÊPÔK TS. Trần Duy Kiều, KS. Đinh Xuân Trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt: Công tác đánh giá hiện trạng chất lượng nước đã được thực hiện từ rất sớm và ở nhiều lưu vực sông khác nhau. Việc đánh giá chất lượng nước có một vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước. Trước đây, công tác đánh giá tài nguyên nước chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thống kê là chủ yếu, cho nên thường mất rất nhiều thời gian; đồng thời tính trực quan khi biểu diễn kết quả là rất hạn chế, khó khăn cho việc phân tích đánh giá chất lượng nước. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng nước từ việc tin học hóa chỉ số chất lượng nước (WQI) bằng ngôn ngữ tin học hiện đại, từ đó áp dụng thử nghiệm cho tài nguyên nước mặt lưu vực sông Sêrêpôk, đồng thời kiểm nghiệm tính đúng đắn của phần mềm thông quan việc so sánh với kết quả theo phương pháp thống kê. Từ khóa: Chất lượng nước, tài nguyên nước mặt, lưu vực sông Sêrêpôk. |
33 |
7 |
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG LAM Nguyễn Kim Ngọc Anh1, Trần Ngọc Anh2 1Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 2Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả áp dụng mô hình MIKE BASIN tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Lam. Trường hợp hiện trạng năm 2011, số liệu dòng chảy đầu vào khôi phục bằng mô hình MIKE NAM đã được hiệu chỉnh, kiểm nghiệm bộ thông số khá tốt, số liệu sử dụng nước của các hộ sử dụng nước tính dựa trên Niên giám thống kê 2011 của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả kiểm nghiệm mô hình MIKE BASIN cho năm 2011 tại các trạm Dừa, Yên Thượng đạt 98%, tại trạm Hòa Duyệt đạt 95% theo chỉ tiêu Nash. Từ đó tính toán cân bằng nước cho năm 2011 và phương án quy hoạch đến năm 2020 nhận thấy tình trạng thiếu nước tập trung vào các tháng mùa kiệt. Từ khóa:[N1] Sông Lam, MIKE BASIN, cân bằng nước. |
40 |
8 |
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LƯỢNG BỐC THOÁT HƠI TIỀM NĂNG Đinh Thị Hiền và Ngô Trọng Thuận - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Tóm tắt: Bốc thoát hơi đóng vai trò quan trọng trong tính toán cân bằng nước lưu vực và nhu cầu nước của cây trồng. Tuy nhiên, đánh giá mức độ thay đổi của bốc thoát hơi nước là một vấn đề rất phức tạp. Để đơn giản, việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến bốc thoát hơi và nhu cầu nước được tiến hành thông qua lượng bốc thoát hơi tiềm năng ET0. Trên cơ sở sử dụng công thức tính ET0 do Thornthwaite đề xuất vào năm 1948, số liệu nhiệt độ trung bình trong thời kì nền và mức thay đổi nhiệt độ theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 tại trạm Tuyên Quang, đã xác định được mức độ thay đổi của ET0 và nhu cầu nước cho cây lúa trên diện tích sản xuất của tỉnh Tuyên Quang đến 2020, 2030 và 2050. |
48 |
9 |
Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 1 năm 2016 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu |
53 |
10 |
Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 1 năm 2016 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường |
64 |
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 02 năm 2016
Đăng ngày: 01-02-2016-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2016
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2016
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 9 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 8 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 7 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 6 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2016
-
Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2016
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.
-
Bão số 7 gây mưa lớn miền Trung, dự báo Biển Đông sắp xuất hiện...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 11-11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ. -
Tổng cục Khí tượng Thủy văn họp thảo luận về cơn bão số 7
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp thảo luận về nhận định tình hình của cơn bão số 7 dưới sự chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường -
Giải thể thao Khối thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường
Ngày 5/11, tại Hà Nội, Khối Thi đua số IV Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức trao giải Giải thể thao Khối thi đua số IV năm 2024 -
Hội thảo Dự báo biển năm 2024 “Hiểm họa biển và Phương pháp...
Sáng ngày 5/11, tại Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã khai mạc Hội thảo Dự báo biển năm 2024 với chủ đề “Hiểm họa biển và Phương pháp thống kê”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì và phát biểu khai mạc Hội thảo. -
Cần theo dõi chặt chẽ, dự báo cảnh báo kịp thời để chủ động...
Chiều ngày 26/10, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tổ chức thảo luận trực tuyến về đánh giá tác động của cơn bão số 06 (TRAMI) trên biển Đông. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường chủ trì cuộc họp thảo luận. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ký kết biên bản ghi...
Trong khuôn khổ chương trình Lễ Công bố thành lập “Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE” thuộc Trường Đại học Bách khoa sáng 24/10/2024, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI4LIFE. -
Lễ Kỷ niệm 30 năm Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên
Chiều ngày 18/10, tại thành phố Pleiku đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) Khu vực Tây Nguyên (1994-2024) -
Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây...
Chiều ngày 18/10, tại Đài Khí tượng Thuỷ văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã diễn ra Lễ Khánh thành Trung tâm Điều hành khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Nguyên.