Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 5 năm 2016

Đăng ngày: 01-05-2016 File đính kèm
Số 665 * Tháng 5 năm 2016

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

ĐẶC TRƯNG HẠN HÁN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Mai Kim Liên(1), Trần Hồng Thái(2), Hoàng Văn Đại(3),

Đặng Ngọc Điệp(4), Trần Đỗ Bảo Trung(5)

(1) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

(2) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia;

(3) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

(4) Bộ Tài nguyên và Môi trường,

(5) University Of Texas at Arlington USA

Tóm tắtTrong những năm gần đây, tình trạng hạn hán ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng gia tăng, thậm chí xảy ra ngay trong mùa mưa, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Bài báo nghiên cứu đánh giá hiện trạng của hạn khí tượng xảy ra trên khu vực ĐBSCL thông qua chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (Standard Precipitaion Index - SPI). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở vùng ĐBSCL các khu vực Cà Mau, Mỹ Tho và Châu Đốc có tần suất không xảy ra hạn thấp hơn so với các vùng khác trong khu vực nghiên cứu (72% -75,4%), tuy nhiên đây lại là những khu vực có tần suất xuất hiện hạn rất nặng cao hơn hẳn các vùng khác (7,8% – 11,3%).

1

2

KHÔ NÓNG VÀ HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂYKHÔ NÓNG Ở TÂY NGUYÊN

Nguyễn Viết Lành và Chu Thị Thu Hường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bằng việc sử dụng số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích, bài báo đã chỉ ra được mức độ nắng nóng điển hình trong tháng 4 năm 2016 so với trung bình nhiều năm (TBNN) thông qua sự vượt trội của các đại lượng nhiệt độ không khí như nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình và nhiệt độ tối cao, trong đó có nhiều nơi nhiệt độ tối cao vượt kỉ lục. Bên cạnh đó, bài báo cũng đã xác định được những hình thế thời tiết gây khô nóng trên khu vực Tây Nguyên.

Từ khóa: Nắng nóng Tây Nguyên, nắng nỏng kỷ lục

6

3

ẢNH HƯỞNG CỦA ENSO ĐẾN KHÔ HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lương Văn Việt - Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Mục đích của bài báo này là nghiên cứu các ảnh hưởng của ENSO đến khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào các kỳ El Nino hoạt động mùa khô thường kéo dài, nhiệt độ và số giờ nắng tăng, lượng mưa và độ ẩm giảm và làm cho chỉ số khô hạn tăng. Ngoài ra vào các kỳ El Nino độ mặn tại các trạm quan trắc tăng đáng kể. Điều này xảy ra ngược lại vào các kỳ La Nina hoạt động.

Từ khóa: ENSO, khô hạn, xâm nhập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long

12

4

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGƯỠNG HÀM SINH FRONT TRONG CÁC ĐỢT GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC ẢNH HƯỚNG ĐẾN VIỆT NAM

Thái Thị Thanh Minh, Phương Thị Hảo - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Bài báo trình bày về xác định ngưỡng của hàm sinh front trong các đợt gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến Việt Nam, dựa trên nguồn số liệu phân tích lại NCEP/NCAR, đồng thời đưa ra phân bố tần suất của hàm F trên các mực 1000mb, 850mb, 700mb và 500mb, trong hai năm 2014 và 2015. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với mô hình tính toán 1 chiều, giá trị hàm F lớn nhất 6-8 (10-9 Km-1s-1) tại mực 1000mb, đặc biệt ở vùng xoáy thuận ngoại nhiệt đới, nơi đường đẳng áp gần vuông góc với đường đẳng nhiệt. Vùng sinh front ảnh hưởng đến Việt Nam xuất hiện ở rìa đông nam áp cao lạnh lục địa, dao động 0-2 (10-9 Km-1s-1), trong các đợt GMĐB mạnh, giá trị khoảng 2-4 (10-9 Km-1s-1).

Từ khóa: NCEP/NCAR (Trung tâm Quốc gia Dự báo Môi trường/ Trung tâm Quốc gia nghiên cứu Khí quyển), GMĐB (gió mùa đông bắc), KKL (Không khí lạnh), SH (Hàm dòng và độ cao địa thế vị)

20

5

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM CẢNH BÁO, DỰ BÁO LŨ PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA CHO LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN

Vũ Đức Long, Nguyễn Thu Trang - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

Tóm tắtBài báo nghiên cứu tích hợp nguyên tắc vận hành của các hồ chứa trên lưu vực sông Sê San theo Quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Chính phủ ban hành với các mô hình dự báo mưa, bộ mô hình Mike và hệ thống cơ sở dữ liệu tương đối hoàn chỉnh, nhằm tạo nên một phần mềm cảnh báo, dự báo lũ cơ bản hoàn thiện. Phần mềm có khả năng hỗ trợ cho các dự báo viên trong quá trình tác nghiệp dự báo lũ, từng bước nâng cao chất lượng bản tin phục vụ việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng như các Đài khu vực. Phần mềm đã được ứng dụng dự báo thử nghiệm trong mùa lũ năm 2014, 2015, kết quả dự báo tại trạm Kon Tum đạt 70-75%.

Từ khóa: phần mềm dự báo, cảnh báo lũ; quy trình vận hành liên hồ chứa, lưu vực sông Sê San.

29

6

MÔ HÌNH ROMS 2D D BÁO NƯC DÂNG DO BÃO VÀ GIÓ MÙA TI VIệT NAM

Phạm Khánh Ngọc1Nguyễn Bá Thủy1, Dư Đức Tiến1, Trần Quang Tiến1, Lars R. Hole2, Nils Melsom Kristensen2, Johannes Röhrs2

 

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương

2Viện Khí tượng Nauy

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, nước dâng do bão và gió mùa được tính toán thử nghiệm bằng mô hình ROMS 2 chiều. Trong đó, có 3 trường hợp gây nước dâng được thử nghiệm là bão Xangsane tháng 9/2006, hoàn lưu sau bão kết hợp với gió mùa Tây Nam sau bão Kalmeagi tháng 9/2014 đổ bộ vào Quảng Ninh và nước dâng trong đợt triều cường kỷ lục tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/10/2013. Kết quả cho thấy mô hình mô phỏng tương đối tốt nước dâng do bão cũng như gió mùa. Nước dâng do gió mùa gây nên trong đợt triều cường tháng ngày 20/10/2013 tại cửa sông Sài gòn có thể lên tới 0.4m, đây là phần đóng góp rất đáng kể trong mực nước tổng cộng gây ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Nước dâng do bão, bão, gió mùa

34

7

NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT KHU VỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8

Lê Việt Hùng(1), Trần Phúc Hưng(2), Nguyễn Bình Phong(1)

1.Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2. Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Viễn thám hồng ngoại nhiệt có thể giúp chúng ta tính toán nhiệt độ bề mặt đất phục vụ cho nghiên cứu khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước … Nghiên cứu này sử dụng ảnh viễn thám của vệ tinh Landsat 8 có độ phân giải không gian trung bình 30m, với hai kênh nhiệt 10 và 11 để tính toán nhiệt độ bề mặt khu vực Hà Nội. Kết quả tính toán cho thấy, khu vực có nhiệt độ cao tập trung tại các khu đô thị, khu công nghiệp. Các khu vực có nhiều cây cối, mặt nước… nhiệt độ thấp hơn. Kết quả tính toán đã được đối sánh với giá trị thực đo tại các trạm khí tượng bề mặt nhằm phân tích sai số, đánh giá tính ưu việt của phương pháp.

Từ khóa: viễn thám hồng ngoại nhiệt, nhiệt độ bề mặt đất, LST,split-windows, Landsat 8, Hà Nội

40

8

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH SỐ LƯU VỰC VÀO MÔ HÌNH THỦY VĂN

Bùi Đình Lập  Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Tóm tắtHầu hết các mô hình toán thủy văn khi triển khai ứng dụng đều đòi hỏi phải chia nhỏ lưu vực lớn thành các tiểu lưu vực nhỏ hơn, trước khi có thể thực hiện được các mô phỏng thủy văn, nhằm giảm thiểu tác động theo không gian của các yếu tố đầu vào như thành phần đất, thành phần thảm phủ và sự biến động của phân bố mưa theo không gian.Việc nghiên cứu tìm phương pháp và xây dựng được một công cụ có khả năng hệ thống hóa tự động phân chia các tiểu lưu vực và mạng lưới sông dựa trên nền tảng số liệu DEM, ngày càng trở nên cần thiết. Trong bài báo này, hệ thống đánh số lưu vực Pfafstetter sẽ được trình bày, các kết quả nghiên cứu đã được triển khai áp dụng cho các lưu vực thuộc 6 hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng, bao gồm các lưu vực hồ Lai Châu, Sơn La, Bản Chát, Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà

Từ khóa: Đánh số lưu vực, GIS, hệ thống sông Hồng, Pfafstetter

45

9

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 4 năm 2016 - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương  Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

50

10

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 4 năm 2016 - Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường

59

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất