Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 3 năm 2016

Đăng ngày: 01-03-2016 File đính kèm
Số 663 * Tháng 3 năm 2016

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - Moon nhân ngày Nước thế giới năm 2016

1

2

Thông điệp ngày Khí tượng thế giới năm 2016 của ngài Petteri Taalas Tổng thư k. tổ chức Khí tượng thế giới

2

3

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI ẨM TRONG ĐỢT MƯA LỚN THÁNG 11 NĂM 1999 Ở MIỀN TRUNG BẰNG MÔ HÌNH WRF             

Đàng Hồng Như, Nguyễn Văn Hiệp - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Đợt mưa lớn lịch sử tháng 11 năm 1999 ở miền Trung đã gây ra cơn lũ thế kỷ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, trong đó Thừa Thiên-Huế là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất. Mưa lớn tập trung chủ yếu trong hai ngày 02/11 và 03/11, tổng lượng mưa quan trắc trong hai ngày này tại trạm Huế đạt trên 1800 mm, gần với ngưỡng kỷ lục về mưa lớn trên thế giới.

   Bài báo này nghiên cứu cơ chế và vai trò của vận tải ẩm tới đợt mưa lớn này trên cơ sở phân tích sản phẩm mô phỏng mô hình số và số liệu quan tắc trạm, vệ tinh, tái phân tích. Kết quả cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra đợt mưa lớn này là nguồn ẩm khí quyển dồi dào. Nguồn ẩm cung cấp cho đợt mưa lớn đến từ hai nguồn chính: (1) Nguồn ẩm từ phía Bắc Biển Đông đến khu vực do sự kết hợp giữa sóng lạnh và gió mùa Đông Bắc mạnh; (2) nguồn ẩm từ vĩ độ thấp và phía Nam Biển Đông do áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) mang ẩm từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

   Bên cạnh vai trò của địa hình, sự tồn tại của sóng lạnh, gió mùa Đông Bắc mạnh mang không khí ẩm từ Bắc Biển Đông vào đất liền kết hợp với bổ sung ẩm từ vĩ độ thấp do hoạt động ATNĐ, hội tụ ẩm giữa hoàn lưu ATNĐ với gió Đông Bắc là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đợt mưa lớn lịch sử này.

Từ khóa: Mưa lớn, vận tải ẩm, WRF

3

4

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HẠN HÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG HẠN HỮU HIỆU Ở TỈNH LÂM ĐỒNG

Trần Xuân Hiền - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng

Tóm tắtHạn là một hiện tượng được hình thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa so với giá trị trung bình nhiều năm trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, kéo dài, làm lượng bốc hơi lớn, suy kiệt lượng ẩm trong đất, bất thuận lợi cho sự phát triển bình thường của cây trồng, làm sản lượng nông nghiệp bị giảm sút, thậm chí không thể sản xuất được, môi trường sống bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế quốc dân. Hạn được phân ra các loại hạn như: Hạn khí tượng; Hạn thủy văn; Hạn nông nghiệp và Hạn kinh tế-xã hội.

Hạn xảy ra ở hầu hết các vùng khí hậu, ở vùng mưa nhiều cũng như mưa ít. Tuy ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về con người, nhưng thiệt hại do hạn gây ra rất lớn. Do tác hại to lớn của nó, hạn hán đã được đầu tư nghiên cứu bởi nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế. Những kết quả nghiên cứu về hạn được phổ biến rất rộng rãi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng.

Nhằm tăng cường công tác phòng chống hạn và thiếu nước trong mùa khô cũng như những đề xuất và các giải pháp phòng chống hạn mang tính chiến lược đối với các vùng thường xảy ra hạn hán ở địa phương, thì việc xác định: Tình trạng hạn hán; Thời gian bắt đầu và kết thúc; cũng như mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra hạn hán là việc làm hết sức cần thiết.

9

5

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN THIẾU NƯỚC ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NINH THUẬN

Đặng Thanh Bình – Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận

Quý Minh Trung – Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận

Tóm tắt: Ninh Thuận là vùng có nguồn nước mặt vào loại khan hiếm nhất của cả nước, với lượng mưa bình quân nhiều năm toàn tỉnh khoảng 1.100 mm. Bản thân lượng mưa ít ỏi của tỉnh hàng năm cũng phân bố rất không đều cả theo không gian và thời gian. Lượng mưa có xu thế tăng nhanh từ đồng bằng lên vùng núi cao. Trong khi vùng thượng nguồn sông Cái Phan Rang có lượng mưa trên 2.000 mm thì vùng ven biển chỉ có lượng mưa xấp xỉ 700 mm. Sông Cái là con sông huyết mạch của tỉnh Ninh Thuận với diện tích lưu vực đến cửa sông 3.043 km2, chiều dài nhánh chính 105 km, cung cấp chủ yếu nguồn nước cho tỉnh trong suốt mùa khô. Chế độ dòng chảy của sông Cái Phan Rang được phân phối theo 2 mùa rõ rệt; Lưu lượng mùa lũ rất cao tập trung trong thời gian ngắn, có nhiều đỉnh lũ vượt 5.000m3/s; Lưu lượng mùa kiệt chỉ đạt 3,35m3/s. Hàng năm Ninh Thuận phải chịu tác động của thiên tai do hạn hán thiếu nước.

16

6

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Phạm Kim Ngọc và Đào Nguyên Khôi - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắtMục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của BĐKH lên hạn hán vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, hạn hán được tính toán bằng chỉ số giáng thủy chuẩn (SPI) và kịch bản BĐKH cho lượng mưa được xây dựng dựa vào kết quả chi tiết hóa thống kê (LARS-WG) từ kết quả mô phỏng của 15 mô hình hoàn lưu chung (GCM). Tác động của BĐKH lên hạn khí tượng trong các giai đoạn 2020, 2055, và 2090 được đánh giá bằng cách so sánh hạn hán ở tương lai và hiện tại.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số hạn SPI, LARS-WG, Đồng bằng sông Cửu Long

21

7

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT LƯU VỰC SÔNG BA

TS. Nguyễn Bá DũngTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắtHạn hán thiếu nước đang ngày càng trầm trọng trên lưu vực sông Ba, nguồn nước mặt đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác nước ngầm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế xã hội đang ngày càng cấp thiết. Việc đánh giá đầy đủ trữ lượng nước ngầm hiện nay được dựa trên kết quả quan trắc nước ngầm qua hệ thống các lỗ khoan quan trắc qua nhiều năm. Tuy nhiên, hệ thống các điểm quan trắc còn thưa và phân bố không đều trên lưu vực. Kết quả điều tra và khảo sát thực địa sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về nước dưới đất, có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý và sử dụng nguồn nước hiệu quả.

Nội dung bài báo trình bày kết quả điều tra khảo sát hiện trạng quan trắc và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông Ba. Kết quả khảo sát bước đầu bổ sung cơ sở dữ liệu để thực hiện việc quản lý, khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững trên lưu vực sông Ba.

Từ khóa: Nước dưới đất, sông Ba, cơ sở dữ liệu

28

8

XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ỨNG DỤNG TRONGHỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG

ThS. Ngô Văn Mạnh, KS. Nguyễn Văn Khoa -Trung tâm Thông tin và Dữ liệu KTTV;

TS.Ban Hà Bằng- Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất